Tất cả mọi vật đều cấu tạo từ các nguyên tử
Nguyên tử bé đến nỗi chúng ta không thể nhìn thấy được, và vì chúng quá bé như vậy nên phải có vô số nguyên tử mới tạo nên được một vật. Ví dụ: một hạt gạo gồm hàng tỉ tỉ tỉ nguyên tử tạo thành. Nhiều nguyên tử liên kết với nhau thạo thành một hạt gạo cũng giống như vô vàn mảnh LEGO lắp thành một chiếc ô tô hay một ngôi nhà.
Nhưng dù một nguyên tử bé như vậy, nó vẫn do những phần tử bé hơn nữa tạo thành. Một trong những phần tử tạo thành nguyên tử được gọi là “hạt hạ nguyên tử” hay “electron”. Các electron có nhiệm vụ khác nhau. Một số electron giúp cho các nguyên tử dính kết vào nhau và các nhà khoa học gọi chúng là các electron liên kết.
Một số electron khác thì chỉ chạy tự do trong nguyên tử, chúng là những electron tự do và lúc nào cũng chuyển động. Đôi khi chúng có thể chạy từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.nhóng
Điện trong dây điện
Đến đây thì chúng ta đã biết có hàng tỉ tỉ tỉ nguyên tử và cũng có hàng tỉ tỉ tỉ electron trong tất cả mọi vật xung quanh mình. Một chiếc lá, một chiếc cốc, hay một con mèo, tất cả đều mang trong mình vô vàn electron. Có một số thứ như kim loại chẳng hạn, có nhiều electron tự do hơn những thứ khác, ví dụ như chiếc cốc nhựa không có nhiều electron tự do bằng chiếc cốc nhôm.
Riêng ở nhà bạn cũng thấy có bao nhiêu là đồ dùng có dây cắm điện, như là TV, máy tính, xạc điện thoại, v.v. Dây điện có rất rất nhiều các electron tự do.
Khi các electron tự do trong dây điện chạy từ nguyên tử này sang nguyên tử khác và hầu hết chỉ chạy theo một chiều thì bạn sẽ có cái gọi là “dòng điện” chạy qua sợi dây điện đó. Vậy khi nào thì các electron chạy qua dây điện? Đó chính là khi bạn cắm phích vào ổ điện trên tường.
Ổ điện cung cấp cái gọi là “điện thế”, điện thế giống như một lực vô hình đẩy các electron đi theo một chiều qua dây điện.
Khi phích được cắm vào ổ, ổ điện sẽ đẩy các electron chạy qua dây điện, giống như những chiếc ô tô chạy trên một làn đường cao tốc vậy. Các electron trong dây điện tiếp tục đẩy nhau về phía trước (và cũng có khi là đẩy đi đẩy lại theo chiều khác nhau tùy vào loại điện). Điều đó tạo ra dòng điện chạy qua dây.
Các dây điện thường có vỏ bọc để giữ cho các electron chạy qua dây điện bằng kim loại mà thôi, không truyền ra ngoài gây nguy hiểm cho mọi người.
Điện sinh ra từ đâu?
Điện chúng ta dùng để chạy máy móc, thiết bị hàng ngày là do các trạm chuyển đến, các trạm lại được cung cấp điện bởi các nhà máy, các nhà máy sản xuất ra điện bằng nhiều cách khác nhau. Một trong các cách đó là đốt than để tạo ra điện. Tuy nhiên cách này gây ô nhiễm môi trường rất nhiều. Một số nhà máy sử dụng ánh sáng mặt trời, một số khác thì tận dụng sức gió hoặc sức nước để sản xuất điện. Các cách này giảm được rất nhiều ô nhiễm đối với môi trường.
Phạm Hường - Theo The Conversation
- Phát minh bộ não 3D giống hệt não người đầu tiên trên thế giới (19/11/2018)
- Kỳ lạ giống 'lúa biển' chịu mặn có thể cứu sống 80 triệu dân Trung Quốc (19/11/2018)
- Nghiệm thu dự án “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Sở hữu trí tuệ trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” (31/12/2015)
- Việt Nam thí điểm quản lý container hàng hoá bằng định vị GPS (07/12/2015)
- Thẻ thông minh sẽ giúp xe buýt ‘lột xác’ từ năm 2016 (07/12/2015)
- Ngày hội của các DN khởi nghiệp (07/12/2015)
- Đẩy mạnh sản xuất rau VietGAP (03/12/2015)
- Xây dựng ngân hàng về 84.000 đề tài, sáng chế khoa học (02/12/2015)
- Bão nối bão, giật cấp 15 tiến về biển Đông (23/08/2012)