Ông Nguyễn Lãm, chủ trại gà 6.000 con tại xã Suối Rao, huyện Châu Đức cho biết, nhiều tháng qua, người chăn nuôi gia cầm luôn gồng mình gánh lỗ, sản phẩm bán ra dưới giá thành sản xuất do đầu ra khó khăn vì ảnh hưởng của dịch COVID-19. Cùng với đó, một số địa phương xảy ra dịch cúm gia cầm H5N6 cũng khiến người tiêu dùng có tâm lý e ngại khi sử dụng thịt gia cầm. “Có những lúc, giá gà chỉ còn 10-14 ngàn đồng/kg. Với giá này, người chăn nuôi lỗ 5-7 ngàn đồng/kg. Không những vậy, giá thấp nhưng thương lái cũng không thu mua vì khó tiêu thụ. Điều này đã khiến tôi thua lỗ cả trăm triệu đồng trong vụ nuôi vừa rồi”, ông Lãm thông tin.
Không chỉ giá gà giảm mà giá vịt thịt cũng chịu ảnh hưởng nặng nề chưa từng có trong nhiều năm qua. Anh Cao Trung Đông (xã Cù Bị, huyện Châu Đức) cho biết, vài năm trở lại đây, nghề nuôi vịt thịt khá thuận lợi bởi giá cả luôn ổn định. Tuy nhiên, từ đầu tháng 2/2020, giá vịt đột ngột giảm mạnh. Từ mức 38-40 ngàn đồng/kg giảm xuống còn 20-22 ngàn đồng/kg. Trong khi đó, chi phí chăn nuôi ước tính khoảng 28-30 ngàn đồng/kg. Vì vậy, người chăn nuôi lỗ trên 20 triệu đồng khi nuôi 1.000 con vịt. Giá trứng vịt cũng giảm về mức dưới giá thành sản xuất, ở mức 1,1-1,2 ngàn đồng/trứng.
Tuy nhiên, 1 tháng trở lại đây, giá bán các loại gia cầm đã tăng gấp 3 lần so với thời điểm chạm đáy. Giá gà công nghiệp tăng trên 55 ngàn đồng/kg; vịt cũng tăng lên 38-40 ngàn đồng/kg, trứng vịt ở mức 20 ngàn đồng/chục. Các mức giá này giúp người chăn nuôi gia cầm có lãi tốt. Ngoài việc xuất bán nhanh đàn gia cầm đang tồn đọng thì người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cũng đã chuẩn bị con giống, khử trùng chuồng trại để tái đàn.
Theo ngành chăn nuôi, giá các loại gia cầm phục hồi nhanh ngoài nguyên nhân nhu cầu tiêu thụ tăng, còn do nguồn cung không dồi dào như trước. Trong khi đó, sau dịch COVID-19, thị trường tiêu thụ khôi phục, nhất là hàng loạt trường học, các bếp ăn tập thể trong KCN hoạt động đều trở lại khiến nhu cầu tăng cao. Ông Nguyễn Xuân Trung, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, việc nghề chăn nuôi gia cầm phục hồi là tín hiệu tốt, giúp bà con nông dân bớt khó khăn sau khoảng thời gian thiệt hại nặng nề do dịch bệnh. Hiện nay, sau khoảng thời gian giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và cúm gia cầm, tổng đàn gia cầm của tỉnh đã trở lại mức gần 7 triệu con. Ông Trung cho biết: “Việc các hộ chăn nuôi gia cầm tiếp tục tái đàn, tăng đàn để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng là phù hợp, đặc biệt, đây còn là một trong những biện pháp mà Bộ NN-PTNT đưa ra để kéo giảm giá thịt heo. Tuy nhiên, hiện nay đang là thời điểm giao mùa, dịch bệnh rất dễ xảy ra. Do đó, chỉ các trại nuôi bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học mới nên tăng đàn. Khi tăng đàn, tái đàn, các trại nuôi cần thực hiện các biện pháp như vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, chọn mua giống ở các cơ sở uy tín, có đầy đủ các giấy tờ phòng dịch…
Bài, ảnh: PHÚ XUÂN
- THÔNG TIN TÌNH HÌNH VI PHẠM PHÁP LUẬT THÁNG 07/2018 TRÊN ĐỊA BÀN XÃ (16/11/2018)
- SƠ KẾT CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM, PHÒNG CHỐNG MA TÚY, PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM MUA BÁN NGƯỜI 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2018 (16/11/2018)
- TỔ CHỨC HỘI NGHỊ BẦU THÀNH VIÊN BAN THANH TRA NHÂN DÂN VÀ BAN GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỦA CỘNG ĐỒNG NHIỆM KỲ 2018 – 2020 (16/11/2018)
- TỔ CHỨC CÔNG TÁC SƠ TUYỂN SỨC KHOẺ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ NĂM 2019 (16/11/2018)
- THÔNG BÁO TỔ CHỨC KỲ HỌP LẦN THỨ TÁM, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ TÂN HƯNG KHÓA III, NHIỆM KỲ 2016-2021 (16/11/2018)
- THÔNG TIN TÌNH HÌNH VI PHẠM PHÁP LUẬT THÁNG 05/2018 TRÊN ĐỊA BÀN XÃ (16/11/2018)
- HOẠT ĐỘNG CỦA BAN GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỘNG ĐỒNG XÃ TÂN HƯNG (16/11/2018)
- HIỆU QUẢ TỪ VỐN VAY QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN TỈNH (16/11/2018)
- THÔNG TIN TÌNH HÌNH VI PHẠM PHÁP LUẬT THÁNG 6/2018 TRÊN ĐỊA BÀN XÃ (14/11/2018)
- THÔNG TIN TÌNH HÌNH VI PHẠM PHÁP LUẬT THÁNG 03/2018 TRÊN ĐỊA BÀN XÃ (29/10/2018)