Phân loại
Phân bón cho rau được chia làm hai loại đó là phân hữu cơ và phân vô cơ.
1. Phân hữu cơ
Là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân rác, phân vi sinh … Đối với việc trồng rau sạch tại nhà thì chúng ta nên dùng một số loại phân dễ sử dụng và cho hiệu quả cao như:
- Phân xanh là loại phân giàu dinh dưỡng, sử dụng rác thải hữu cơ từ thực phẩm thừa như lá cây, vỏ trái cây, vỏ trứng, bã cà phê,… đã qua ủ hoặc bón trực tiếp cho cây trồng.
- Phân trùn quế là loại phân hữu cơ giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng ngăn chặn mầm bệnh hiệu quả, chống thoát nước ở cây trồng, đảm bảo cây trồng phát triển tốt nhất.
>>>> Lợi ích từ việc bón bã cà phê cho cây trồng trong nhà
2. Phân vô cơ
Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng(vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học.
Để giúp cây rau nhanh lớn nhanh ra lá người ta thường chọn phân hóa học có tên thương hiệu như : phân DAP, phân Ure, Phân NPK, lân… và một số phân bón lá thông qua việc phun bằng bình phun sương.
Cách sử dụng
1. Phân hữu cơ
Nên sử dụng phân hữu cơ để bón cho rau ăn lá trồng trong nhà như : rau húng các loại, rau xà lách, rau thơm, rau răm,…
- Dùng phân hữu cơ trộn chung với tro trấu, xơ dừa với tỉ lệ thích hợp để bón phân cho rau sạch trong giai đoạn bót lót cho cây con .
- Sau mỗi đợt thu hoạch rau, sau đó bạn nên bón phân hữu cơ. Sau thu hoạch cây rau cần được phục hồi và cung cấp dinh dưỡng để phát triển.
2. Phân vô cơ
Khi trồng các loại rau lá như rau muống, rau cải, rau ăn trái, …mới bón phân cho rau bằng phân vô cơ và bón vào thời điểm rau còn nhỏ vừa chiết sang chậu, hay lúc cây rau đang lớn cho ra thân lá.
Lưu ý thời gian bón phân cho rau sạch bằng phân vô cơ phải cách từ 15-20 ngày mới được thu hoạch .Đó là thời gian cách ly an toàn cho người sử dụng tránh sự ngộ độc nitrat còn tồn dư trên lá rau.
Bón phân vô cơ nên thực hiện lần đầu khi cây rau còn nhỏ khoảng 4-5 cặp lá thật, chia mỗi đợt có 3 lần bón như sau:
- Trước tiên bón phân lân với liều lượng 2 muỗng cà phê nhỏ pha 10 lít nước tưới cho rau, 3 ngày sau bón phân urê với liều lượng 1 muỗng càphê trong 10 lít nước
- Tuần sau bón DAP hay NPK 16.16.8 với liều lượng 1 muỗng cà phê rải xung quanh gốc rau, sau đó cho thêm ít giá thể hay đất trồng rau vào mặt chậu để rễ rau không lộ lên trên
Liều lượng bón phân cho rau bằng phân vô cơ phải tuân thủ theo sự hướng dẫn trên bao bì, để đảm bảo an toàn nên pha phân vô cơ trong nước sạch để tưới cho rau với tỉ lệ 1-3% tùy vào rau còn nhỏ hay trưởng thành.
Nên tưới lúc chiều mát không mưa, và tưới đẩm rửa lại lá rau vào sáng sớm hôm sau để rau không bị cháy lá do ánh nắng mặt trời.
Phân bón lá
- Phân bón lá dùng cho rau thường dùng phân 30.10.10, K-Humat, Vitamin B1,…
- Bón qua lá tốt nhất khi bón bổ sung hoặc bón thúc nhằm đáp ứng nhanh yêu cầu dinh dưỡng của cây, hòa loảng phân theo đúng tỷ lệ trên bao bì;nhiệt độ quá cao, đất bị khô hạn nặng không nên dùng phân bón lá vì dễ làm rụng lá.
- Không sử dụng phân bón lá lúc cây đang ra hoa, lúc trời nắng vì sẽ làm rụng hoa trái và làm giảm hiệu lực phân
- Không nên nhầm lẫn giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng, nếu trong phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng thì trong phân này đã có chất dinh dưỡng, nếu chỉ dùng kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây tăng trưởng tương ứng với sự kích thích đó.
Chúng ta nên sử dụng hợp lý giữa phân hữu cơ và phân vô cơ trong việc bón phân cho rau sạch trồng trong nhà vừa kinh tế, vừa ngon miệng và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
- Phương pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa (03/12/2018)
- Học hỏi cách trồng bí xanh không đất của anh nông dân Củ Chi (20/11/2018)
- Bà Rịa Vũng Tàu: Khởi nghiệp bằng trồng rau công nghệ cao (20/11/2018)
- Hòa Bình: Trồng khoai lang – Hướng thoát nghèo của người dân xã Phú Cường (20/11/2018)
- Hướng dẫn sử dụng sỏi nhẹ để trồng rau thủy canh (04/12/2017)
- Trồng rau xà lách thủy canh trên giá thể nào là tốt nhất? (04/12/2017)
- Một số lưu ý khi sử dụng đèn led trồng rau thủy canh (04/12/2017)
- Kiểm tra nồng độ dinh dưỡng của dung dịch thủy canh bằng thiết bị nào? (04/12/2017)
- Tìm hiểu quy trình trồng cà chua trong nhà kính của nước ngoài (04/12/2017)
- Hướng dẫn trồng rau dền theo phương pháp thủy canh (04/12/2017)