Suzana Dimitrievska là nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Bắc Macedonia. Vốn là một phụ nữ mạnh mẽ, có học nên việc tiếp nhận công nghệ mới khá dễ dàng với Suzana. Hiện tại cô đang sử dụng Công nghệ Truyền thông Thông tin (ICT) để tăng hiệu quả sản xuất của trang trại.
Trước đây, Suzana nghĩ rằng cô có thể làm tất cả các công việc lao động thời vụ. Tuy nhiên, khi nhu cầu tăng lên cô nhận ra sự cần thiết và lợi ích của một giải pháp tự động có thể kiểm soát nhiều quy trình khác nhau cùng một lúc. Ví dụ máy phân loại màu quang học có thể phát hiện và phân loại hơn 123 loại cây trồng, thảo mộc và nông sản khác nhau theo kích thước, màu sắc và hình thức.
Vài năm trước, sau khi ký hợp đồng với một công ty ở Thụy Sĩ và với sự hỗ trợ từ các nhà tư vấn, Suzana đã có thể chuẩn bị một bản phân tích lợi ích chi phí của công việc thủ công so với sử dụng máy phân loại tự động. Cô cũng đã mua một phần mềm quản lý trang trại giúp cô lập kế hoạch và giám sát cây trồng tốt hơn. Cũng nhờ phần mềm này mà một số yếu tố đầu vào cho sản xuất cũng được giảm như: chi phí lao động; chi phí về khí đốt và phân bón hữu cơ…, do vậy giúp cô tăng lợi nhuận từ trang trại.
Được ngân hàng cho vay vốn, Suzana đầu tư mua máy chọn ảnh quang học. Mặc dù với mức giá rất đắt (75.000 Euro) nhưng giờ đây cô có thể dễ dàng lựa chọn và đóng gói đậu đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của khách hàng.
Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT-TT), giống như những công nghệ được Suzana lựa chọn, từ lâu được coi là động lực thúc đẩy phát triển nông thôn và giờ đây công nghệ này cũng góp phần thúc đẩy tiến độ bình đẳng giới. CNTT-TT đề cập đến một loạt các thiết bị và dịch vụ cho phép nông dân thu thập, lưu trữ, phân tích và chia sẻ dữ liệu. Chính những công nghệ này đã giúp người dân nông thôn đặc biệt là phụ nữ với rất nhiều hình thức như: điện thoại thông minh cho phép truy cập và thanh toán online, cập nhật thông tin về thời tiết qua phần mềm ứng dụng; máy bay không người lái cho phép chụp các hình ảnh chi tiết trên không,...
Tuy nhiên những phụ nữ nghèo ở nông thôn, mặc dù đóng vai trò cơ bản trong sản xuất nông nghiệp nhưng có xu hướng ít tiếp cận với CNTT-TT hơn so với những người giàu hơn, những người sống ở thành thị hoặc nam giới. Kết quả là, ở nhiều vùng nông thôn, tiềm năng của CNTT-TT vẫn chưa được khai thác.
Kể từ khi áp dụng phần mềm quản lý trang trại, Suzana đã có được khả năng ra quyết định tốt hơn và lợi nhuận thu được cũng tốt hơn. Cô có thể điều hành trang trại của mình hiệu quả hơn, sử dụng phần mềm để lưu giữ hồ sơ, theo dõi chi phí, quản lý nhân công theo mùa và phân tích lợi nhuận của từng loại cây trồng.
Trên thực tế, sau năm đầu tiên sử dụng phần mềm này, Suzana đã biết được rằng một số loại cây trồng mà cô đã trồng trong nhiều năm không mang lại hiệu quả kinh tế, vì vậy cô hiện đang nghiên cứu các phương án có lợi hơn.
Với Suzana, các CNTT-TT khác cũng có thể là chìa khóa cho tương lai. Năm 2017, nhiệt độ cao bất thường đã gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng của Suzana. Mơ, dưa hấu, đậu, đậu gà và hoa hướng dương của cô đều bị ảnh hưởng, thậm chí lá nho cũng bị cháy vì nắng nóng. Nhưng bằng cách đầu tư vào nông nghiệp chính xác - sử dụng CNTT-TT như lập bản đồ đất và hình ảnh trên không - cô đã có được thông tin quan trọng về cách thức và thời điểm tưới cho cây trồng để đạt hiệu quả tối đa. Cách làm này đã giảm nguy cơ mất mùa và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Sắp tới, Suzana mong muốn sẽ đầu tư thêm hệ thống tưới hiện đại và cảm biến đất.
Suzana cho biết: “Những nông dân sản xuất nhỏ như tôi vẫn thiếu kiến thức và hiểu biết về các cơ hội tiềm năng do công nghệ thông tin mang lại. Cần có nhiều trang trại trình diễn hơn để chúng tôi có thể tìm hiểu cách sử dụng các công nghệ mới và lợi ích mà các công nghệ này mang lại để đưa ra quyết định nên đầu tư hay không”.
Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) thường xuyên tổ chức các diễn đàn nông nghiệp điện tử khu vực, nơi việc sử dụng CNTT-TT trong nông nghiệp và thực phẩm được thể hiện và tạo cơ hội cho nông dân sản xuất nhỏ chia sẻ kinh nghiệm. FAO tin rằng việc xây dựng các phương pháp tiếp cận thông minh, lấy cộng đồng làm trung tâm đối với CNTT-TT có thể cung cấp cho người dân nông thôn các công cụ họ cần để đổi mới, để thay đổi và giúp nhiều phụ nữ nông dân như Suzana được tiếp cận với các công nghệ quan trọng này. Hơn nữa, khi nông dân nông thôn đóng vai trò tích cực hơn trong cộng đồng, CNTT-TT có thể là công cụ hiệu quả cho cả phụ nữ và nam giới để xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy bình đẳng giới và xây dựng một thế giới không đói nghèo./.
Quỳnh Anh
- Cảm biến phát hiện mức độ căng thẳng của cơ thể (06/01/2021)
- Ưu điểm của chiếu sáng LED trong chăn nuôi gia cầm (28/12/2020)
- Phytogenics: Chất thay thế kháng sinh trong chăn nuôi (28/12/2020)
- Đường ruột khỏe mạnh giúp gia cầm đạt hiệu suất tối ưu (28/12/2020)
- Pa-pua Niu Ghi-nê: Người chăn nuôi lợn tận dụng công nghệ blockchain (28/12/2020)
- Người Việt tạo hệ thống hút ẩm từ không khí thành nước uống (21/12/2020)
- Công nghệ cho phép con người thở dưới nước (21/12/2020)
- Thiết bị lọc mặn làm tăng năng suất cây trồng (27/11/2020)
- Công ty Moderna cho biết dữ liệu ban đầu cho thấy vắc xin coronavirus của họ có hiệu quả 94,5% (21/11/2020)
- Kiểm tra thính giác có thể phát hiện chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh (21/11/2020)