Măng tây xanh có tên khoa học Asparagus, có nguồn gốc châu Âu, là loại rau cao cấp, có thân thảo dạng bụi, lá kim. Cây có khả năng khai thác từ 4 – 8 năm, chăm sóc kỹ có thể thu măng thêm vài năm.
Đất trồng măng tây là các loại đất nhẹ tơi xốp giàu dinh dưỡng hữu cơ, đất cồn, đất phù sa mới bồi ven sông, đất bazan, đất cát pha 50/50,… quỹ đất bằng phẳng không triền dốc, sử dụng lâu dài 10 – 20 năm. Khí hậu bình quân 25 -33oC.
Măng giống sau khi ươm chừng 2 tháng là đem trồng và 6 tháng sau cho thu hoạch, bình quân 7 – 10kg/1.000m2 và thu kéo dài từ 5 – 8 tháng/năm, tùy chất lượng giống, làm đất và chăm sóc.
Măng tây xanh thường trồng với mục đích lấy chồi măng non làm thực phẩm bổ dưỡng; thân, lá còn làm kiểng, dược liệu, mỹ phẩm… Vì vậy, chăm sóc măng tây xanh đúng cách sẽ cho thu hoạch cao với chất lượng măng tốt, trong đó, khâu bón phân có ý nghĩa quan trọng. Nhiều nghiên cứu về bón phân cho măng tây xanh gần đây phù hợp kinh nghiệm nhà nông tại các vùng trồng măng ở ĐBSCL. Theo đó, với mật độ trồng từ 17.000 – 19.000 cây/ha (cây cách cây 40 – 50cm, hàng cách hàng 1 – 1,2m), áp dụng chế độ bón lót và bón thúc thích hợp cây sẽ cho măng non, đường kính măng lớn, hợp ý người tiêu dùng và có giá cao hơn.
Thường thì trên diện tích 1.000m2, áp dụng bón lót từ 1,5 – 3 tấn phân hữu cơ, có nơi trộn thêm 1 – 2kg nấm Trichoderma vào cho phân mau hoai và tăng dinh dưỡng; kết hợp bón lót 80 – 150kg vôi và 20 – 40kg phân NPK 16-16-8. Hốc trồng đào sâu 30cm, mặt rộng 50cm, đất thịt được trộn đều cùng các loại phân bón lót, được cho vào hốc và đặt cây con vào, phủ đất mặt, cắm cột kềm cây, tưới nước định kỳ giữ ẩm cho cây.
Sau khi trồng chừng 2 tháng, tiến hành bón thúc cho cây, cứ 15 – 20 ngày/lần, mỗi lần bón từ 10 – 20kg phân NPK 16-16-8/1.000m2. Khi bón kết hợp vun gốc và phun ngừa nấm bệnh cổ rễ. Hàng tháng nên phun thêm phân bón lá cho cây, nhằm giúp kích thích cây phát triển nhanh và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.
Chu kỳ thu hoạch măng thường kéo dài 3 tháng, nên áp dụng cho cây nghỉ 1 tháng. Kết thúc mỗi chu kỳ khai thác măng, kết hợp tỉa cây mẹ, chừa 5 – 6 cây mẹ khỏe/bụi, tiến hành bón phân thúc theo liều lượng như trên. Sau 1 tháng là có thể bắt đầu thu hoạch lứa măng mới ở chu kỳ tiếp theo.
- 4 LOẠI RAU TỐT CHO SỨC KHỎE VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN (12/05/2017)
- Cung cấp hệ thống thuỷ canh trụ đứng trồng rau sạch (12/05/2017)
- TRỒNG RAU THỦY CANH TRỤ ĐỨNG (12/05/2017)
- GIÁ THỂ TRỒNG RAU TẠI NHÀ CÓ TÁI SỬ DỤNG ĐƯỢC KHÔNG? (12/05/2017)
- CÁCH TRỒNG RAU ĐAY THỦY CANH CHO HƯƠNG VỊ THƠM NGON NHẤT (12/05/2017)
- Aquaponic có thực sự tốt hơn thủy canh? (12/04/2017)
- 10 cách để giải nhiệt cho aquaponic trong nhà kính – nhà lưới (12/04/2017)
- Công thức dung dịch thủy canh đơn giản - Làm từ phân NPK (12/04/2017)
- [DIY] Hướng dẫn tự làm nhà kính mini (12/04/2017)
- DIY hệ thống thủy canh mini - Hydroponic PVC (12/04/2017)