THÔNG TIN HỎI ĐÁP

Hình ảnh hoạt động

Website ngành

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 3083830

Đang online: 14

Tin tức - Sự kiện

Hệ thống tự động sắp xếp sản phẩm độc hại của nhóm sinh viên Nghệ An
17/03/2016

Với ý tưởng về một hệ thống mới của nhóm SV Nghệ An, công nhận sẽ không phải động tay vào bất cứ sản phẩm độc hại nào.

Ngồi từ xa bấm nút điều khiển, toàn bộ hệ thống tự động sẽ tự sắp xếp các sản phẩm mang tính chất độc hại của các nhà máy, xí nghiệp vào từng vị trí, đóng gói ngăn nắp. Ý tưởng này được một nhóm sinh viên ở một trường nghề thuộc tỉnh Nghệ An nhen nhóm và sản phẩm cũng sắp được ra đời.

Nhóm sinh viên với ý tưởng sáng tạo ra hệ thống tự động sắp xếp

Gặp và trao đổi với trưởng nhóm nghiên cứu đề tài “Điều khiển trạm tay máy và phân loại sản phẩm sử dụng PLC S7 - 1200”, sinh viên Nguyễn Văn Nam, 22 tuổi, (trú tại xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, hiện đang học lớp Cơ Điện Tử 2A thuộc khoa Kỹ thuật điện tử, trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc) cho biết: “Nhóm chúng em gồm 4 thành viên, học chung một lớp và đều có niềm đam mê nghiên cứu khoa học. 

 

Trong quá trình tìm hiểu về các đề tài để làm đồ án, chúng em nhận thấy rằng: Xã hội đang công nghiệp hóa rất mạnh, nhiều ngành nghề có chất độc hại, để giảm bớt những rủi ro cho con người và tăng năng suất từ những ngành nghề này, chúng em đã và đang cho ra đời một sản phẩm với hệ thống tự động sắp xếp”.

 

Được biết, đề tài “Điều khiển trạm tay máy và phân loại sản phẩm sử dụng PLC S7 – 1200” sẽ được 4 bạn trong nhóm nghiên cứu và hoàn thành trong vòng 2 tháng. 

 

Về thành phần cấu tạo cơ bản của sản phẩm này bao gồm 2 phần chính là phần điều khiển và phần cơ cấu chấp hành trong đó phần điều khiển gồm có bộ logic có thể lập trình (Programmable Logic Controller) PLC S7 – 1200, cảm biến (sensor), hệ thống van khí nén. Riêng phần cơ cấu chấp hành rất đơn giản chỉ gồm xi lanh và băng tải.

 

Nói về sự khó khăn khi nghiên cứu đề tài này, sinh viên Nguyễn Hữu Phúc  (22 tuổi), trú tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, chia sẻ: “Trong quá trình thực hiện đề tài này, nhóm chúng em đã gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.

 

Trong đó, bộ logic lập trình (Programmable Logic Controller) PLC S7 - 1200 là một thiết bị điều khiển khá mới, nên chúng em còn thiếu kinh nghiệm trong thực tế cũng như trong việc tìm  kiếm tài liệu, thông tin phục vụ công việc làm đề tài.

 

 

Rất may mắn cho chúng em là quá trình này, có sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.s Vương Đạo Nhân và một số thầy cô giáo trong trường”.

 

Để tạo nên sản phẩm này, các thành viên trong nhóm đã trải qua những ngày lao động sáng tạo miệt mài. Dù kinh phí nghiên cứu khá cao nhưng cả nhóm vẫn quyết tâm mua bằng được các vật liệu và dụng cụ cần thiết để tạo nên sản phẩm này.

 

Sinh viên Hồ Vĩnh Đạt (22 tuổi), thành viên trong nhóm tâm sự, mọi công việc trong nhóm được phân công một cách cụ thể, rõ ràng.

 

Một bạn phụ trách phần cơ khí, một bạn phụ trách phần lập trình mạch, còn lại phụ trách phần lập trình ứng dụng.

 

Mỗi người đều phải cố gắng hoàn thành tốt phần việc của mình, chỗ nào khó, cả bốn lại cùng bàn thảo và nhờ thầy giáo trong trường hướng dẫn, nhờ đó mà công trình này dự kiến sẽ hoàn thành sớm trong thời gian tới.

Tin khác

xã Tóc Tiên xã Long Tân xã Suối Nghệ xã Phước Long Thọ xã Phước Thuận xã An Ngãi xã Bình Châu Khu dân cư số 1 xã Cù Bị Huyện Xuyên Mộc xã Phước Hội xã Bàu Lâm