Số lượt truy cập: 3083798
Đang online: 15
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã cấy một tấm màng grapheme có độ dày khoảng 60 lớp lên chất nền dạng lá nickel bằng cách sử dụng quy trình lắng đọng hơi hóa học. Sau đó, họ thực hiện kỹ thuật khắc axit để loại bỏ lá nicken và đặt màng graphene còn lại trong vỏ micrô để màng đóng vai trò là một màng rung trong micrô tĩnh điện, có thể chuyển đổi âm thanh thành dòng điện.
Lớp vỏ này thường được sử dụng trong micro có kết cấu dựa trên nicken tiêu chuẩn nhằm cho phép so sánh 2 loại. Kết quả so sánh cho thấy loại micrô sử dụng vật liệu graphene có độ nhạy cao hơn 15dB tại các tần số lên đến 11kHz so với micrô thông thường. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho hay các mô phỏng được thực hiện là với màng graphene dày 300 lớp, về lý thuyết, có thể có độ đàn hồi tốt, do đó, độ nhạy còn có thể sẽ tăng mạnh lên đến mức độ siêu âm của phổ âm thanh.
Marko Spasenovic - tác giả của báo cáo nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi muốn chứng minh rằng dù là một loại vật liệu mới nhưng màng graphene có tiềm năng lớn sử dụng trong các ứng dụng thực tế trên thế giới với nhiều ưu điểm như: siêu nhẹ, độ bền cơ học và tính linh hoạt cao, graphene hứa hẹn sẽ được sử dụng làm vạt liệu màng âm thanh”.
Tuy nhiên, Spasenovic cũng lưu ý rằng phát minh của nhóm nghiên cứu mới chỉ là dừng lại ở khái niệm do việc sản xuất graphene còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với những bước tiến dài nhanh chóng trong lĩnh vực này, phiên bản micrô với độ nhạy cao hơn và chi phí thấp hơn sẽ sớm được hiện thực hóa.
Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Vật liệu 2D.