Số lượt truy cập: 3220364
Đang online: 188
Do đất phèn trồng lúa ở ĐBSCL chiếm tỷ lệ cao nhất và trước khi làm lúa vụ Đông Xuân thì toàn bộ các vùng đất phèn, kề cả đất phèn nặng đều "được" ngập lụt từ 3 – 4 tháng, được bồi đắp một lớp phù sa dày trung bình 2-3 cm, độ PH nước đạt 5,5 – 6,5. Như vậy, đất phèn trồng lúa vụ Đông Xuân ở ĐBSCL có được ưu ái hơn các vùng đất phèn khác. Tuy nhiên cách làm đất và quản lý nước mặt ruộng có thể dùng để tham khảo cho các vùng đất phèn trồng lúa khác. Tuần tự cách làm đất để trồng lúa Đông Xuân trên đất phèn trên ĐBSCL được thực hiện theo theo các bước sau: Gặt lúa Hè Thu hoặc hoa màu khác xong, bà con cày lật gốc rạ, để ngâm đất trong nước lụt, thời gian ngâm tùy thuộc vào thời gian ngập lụt. Trong thời gian này cỏ và gốc rạ sẽ bị thối dần. Khi nước rút, để chuẩn bị gieo lúa bà con vơ hết cỏ và làm vệ sinh quanh bờ ruộng, đem cỏ lên bờ, khi cỏ khô đem đốt cho tro xuống ruộng. Tiến hành đắp bờ phụ quanh ruộng để giữ nước (vì đất phèn kết cấu không chặt, dễ bị mất nước). Sau đó tiến hành trục (bừa), san phẳng ruộng, giữ nước vừa đủ, bón phân lân. Như vậy đất đã sẵn sàng để gieo lúa. Ở các vùng đất phèn khác như Kiến An, Hải Phòng, Vụ Hè Thu cũng bị mưa nhiều và có khi bị ngập lụt. Bà con cũng nên be bờ giữ nước ngập, cày đất ngâm cho kỹ. Ở những vùng nước bị khô nước, có thể cày đất phơi ải, nếu phơi đất được kỹ (Aỉ nỏ) thì vẫn có thể gieo cấy lúa bình thường. Trong tình trạng đất làm dầm hay phơi ải không được kỹ thì trước khi gieo cấy cần cho nước ngâm lâu hơn, rửa phèn 1 – 2 lần, bón nhiều vôi và lâu hơn rồ cầy bừa lại, vét rãnh để xã phèn, rãnh này cách rãnh kia 35 – 40 mét. Chú ý san hoặc bừa đất thật phẳng để tránh hiện tượng phèn từ trên cao chảy xuống thấp, chỗ khô lúa sẽ bị chết trước, lúa mọc không đều… Như vậy là đất đã sẵn sàng để gieo cấy lúa Đông Xuân.
Nguồn tư liệu: http://knkn.baria-vungtau.gov.vn/