Số lượt truy cập: 3091854
Đang online: 17
Tỏi là một thứ gia vị quan trọng trong nền ẩm thực Việt Nam giúp dậy mùi món ăn hiệu quả. Không chỉ vậy, tỏi còn có tác dụng phòng và chữa rất nhiều bệnh. Trong Đông y, tỏi đôi khi cũng được dùng như một phương thuốc hỗ trợ trị nhiều loại bệnh.
Đặc biệt, đối với tỏi cô đơn hay còn gọi là tỏi mồ côi hoặc tỏi có một tép, tất cả các chất dinh dưỡng của tỏi chỉ tập trung vào một tép theo cách tự nhiên mà không cần bất cứ sự tác động nào của con người.
Theo các nhà nghiên cứu, tỏi cô đơn không chỉ là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn có những đặc tính kỳ diệu như có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, làm giảm huyết áp, có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa tế bào, chống tắc nghẽn mạch máu, làm giảm sưng huyết và tiêu viêm, phòng ung thư, giảm mỡ máu, đổ mồ hôi tay chân…
Do đó, kỹ thuật trồng tỏi cô đơn cũng hết sức đơn giản và dễ trồng chỉ cần bạn bỏ thời gian chăm sóc, chắc chắn sẽ có những tép tỏi thơm ngon, năng suất cao.
Chọn thời gian trồng tỏi
Theo tìm hiểu được biết, trồng tỏi vào khoảng tháng 8 hay tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm. Do đó, nên chuẩn bị đất thịt pha cát, thoát nước tốt và trồng nơi có nhiều ánh sáng.
Kỹ thuật chọn giống tỏi
Kỹ thuật chọn tỏi không phải ai cũng biết. Bởi nếu không biết lựa chọn sẽ gặp phải tỏi dính hóa chất độc hại, tỏi Trung Quốc. Do đó, tỏi giống nên chọn loại tỏi sạch không hóa chất. Do mỗi tép tỏi sẽ mọc lên một cây tỏi lớn do đó, chọn củ tỏi có tép tỏi lớn, cứng, tránh chọn loại giống có tép tỏi bé, bị vỡ hay lép.
Kỹ thuật trồng tỏi cô đơn
Trước hết cần phải găm đứng tép tỏi, phủ nhẹ một lớp cát mỏng, tránh tép tỏi tiếp xúc với phân bón lót. Phân hữu cơ (phân chuồng, rong biển, xác thực vật ): 10 tấn/ha + 500 kg Urê + 200 kg sưper lân + 400 kg kali + 300 kg NPK/ha . Nếu thích bạn cũng có thể trồng tỏi trong các chậu cảnh nếu nhà không có đủ không gian. Lưu ý nên chọn chậu có lỗ thoát nước phía đáy.
Chăm sóc tỏi cô đơn
Khi mới trồng, cần tưới nước đủ ẩm để rễ phát triển và lưu ý đặt chậu trồng tỏi ở vị trí có đủ ánh sáng mặt trời. Đến khi cây đã nhú mầm thì chỉ cần tưới 1 tuần/lần nếu trời không có mưa. Bên cạnh đó, nếu trồng tỏi vào mùa xuân nên bón phân hữu cơ vào mùa thu và bón vào mùa xuân nếu trồng vào mùa thu.
Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây tỏi
Những bệnh thường gặp khi trồng tỏi như bệng sương mai, bệnh than đen. Đối với bệnh sương mai sẽ xuất hiện cuối tháng 11 dương lịch khi nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao. Phòng bệnh tốt nhất nên phun định kỳ trước khi bệnh xuất hiện hoặc phun trừ khi bệnh mới xuất hiện bằng dung dịch Boocđô 1%, Zineb, Ziram, Ridomil ... Ngoài ra những ngày có sương mù nên tưới rửa sương cho cây.
Còn bệnh than đen lại xuất hiện trên củ khi sắp thu hoạch và cả trong thời kỳ bảo quản củ. Do đó, cách phòng trừ đó là cách ly những củ bị bệnh. Dùng Zineb, Polyram, Topsin-M, Dithane-M ... phun trừ.
Thu hoạch tỏi
Khi cây vừa tàn lá gốc, chóp các lá phía trên cũng bắt đầu khô là tỏi đã già, có thể thu hoạch để tiêu thụ. Nếu để giống thì nên trồng thưa hoặc tỉa bớt cây để bán, để lại những cây tốt, củ to. Bón thêm phân kali, lân và tro bếp trước khi tỏi ra hoa. Khi cây đã già thì thu hoạch rồi bó lại thành từng chùm, treo lên dây, phơi ngoài nắng nhẹ rồi treo ở bếp hay nơi khô ráo, mát mẻ để tránh trường hợp tỏi bị tóp. Thời gian bảo quản giống được 6 – 7 tháng để trồng vụ sau.
Tất cả chất dinh dưỡng của cây tỏi chỉ tập trung vào một tép một cách tự nhiên, mà những người dân trồng tỏi cũng không thể tác động vào cây tỏi để cho ra loại tỏi cô đơn này được, trong một ruộng (rẫy) tỏi khi hoạch thì có rất ít loại tỏi cô đơn này nên người dân rất quý loại tỏi này bởi lẽ loại tỏi này có công dụng rất đặc biệt so với loại tỏi thường ngoài việc dùng để ăn tỏi cô đơn còn dùng ngâm rượu để trong nhà làm thuốc gia truyền chữa và phòng ngừa được các bện như: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh, tư âm bổ thận, trị cảm cúm – dịch bệnh, đâu lưng nhức mỏi, đổ mồ hôi tay-chân, cao huyết áp, giảm mỡ máu, bộ tiêu hóa yếu ăn khó tiêu, dạ dày, sốt, viêm xoang,…
Kỹ thuật bảo quản tỏi được tươi lâu
Sau khi thu hoạch tỏi, để giữ tỏi được lâu nên mua những túi lưới đựng tỏi có bán trong siêu thị để giữ tỏi tươi suốt một thời gian dài. Nếu bạn không thích mua túi lưới đựng tỏi sẵn này thì có thể sử dụng một chiếc túi giấy màu nâu để bảo quản tỏi trong đó. Chọn một chỗ trong bếp thật khô và thoáng để bảo quản tỏi. Không bảo quản tỏi ở trong tủ lạnh. Đừng để tỏi ở nơi ẩm ướt hay quá nóng vì chúng sẽ nảy mầm.
Nguồn tư liệu: http://vietq.vn/