THÔNG TIN HỎI ĐÁP

Hình ảnh hoạt động

Website ngành

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 3222270

Đang online: 347

Chi tiết hỏi đáp

Lĩnh vực: Trồng trọt
  Hỏi: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long (phần 3)
  Đáp:

Sau đây xin gửi đến Quý độc giả Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây thanh long.

1. Sâu chính hại thanh long

- Ruồi đục quả: Ấu trùng đục và ăn phần mềm của quả làm cho quả bị hư, rụng, giảm năng suất và chất lượng quả.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long (phần 3) - ảnh 1

                                                                              Triệu chứng của ruồi đục quả

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy quả bị nhiễm ruồi (chôn quả bị nhiễm xuống đất ở độ sâu 30 cm), loại bỏ những cây hoang dại, dọn các quả rơi rụng trên vườn. Sử dụng sinh vật ký sinh và sinh vật ăn mồi như Hymenopterous trong họ Braconidae, ký sinh thuộc các họ Coleoptera, Dermaptera và kiến. Thu hoạch quả đúng thời điểm, phun bả mồi protein thủy phân kết hợp với thuốc hóa học phun lên 1/10 diện tích tán cây; sử dụng các loại bao chuyên dụng, thời điểm bao sau khi rút cánh hoa khô.

- Nhóm rệp sáp: Rệp sáp sống và hút nhựa trên chồi non và trái, làm chồi non và trái chậm phát triển, thường cộng sinh với kiến, lan rộng trong vườn thanh long.

Biện pháp phòng trừ: Dọn đất thật kỹ, thường xuyên kiểm tra vườn kịp thời, nhất là ở giai đoạn cây đang có hoa và trái non đang phát triển; dùng các thiên địch như bọ rùa Scymnus bipunctatus, Scymnus uncinatus, Cryptolaemus montrouzieri, ong ký sinh Anagyrus ananatis, Anagyrus pseudococci, các loài kiến vàng Oecophylla smaragdina và kiến đen Dolichoderus thoracicus. Phun các loại thuốc hóa học sau khi ấu trùng nở, như: Alpha-cypermethrin + Chlorpyrifos Ethyl + Indoxacarb (Vitashield gold 600EC), Buprofezin + Chlorpyrifos Ethyl (Penalty gold 50WP), Clothianidin (Dantotsu 50WDG), Benfuracarb (Oncol 3GR)... kết hợp với Surfactant Siloxane Alkoxylate (Thần hổ).

- Bọ trĩ: Thường gây hại nặng trong mùa nắng ở phần tiếp giáp tai của nụ hoa làm mất giá trị thẩm mỹ của quả.

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh vườn sau khi thu hoạch, trừ cỏ dại thường xuyên, cắt tỉa nụ hoa nhiễm bọ trĩ và phần đài hoa còn xót lại và thu gom đem đi tiêu hủy. Sử dụng luân phiên các loại thuốc BVTV: Imidacloprid (Actara 25WG), Spinetoram (Radiant 60EC) và Emamectin Benzoate + Matrine (Rholam super 50SG), Garlicin (Bột tỏi Well) vào thời điểm bọ trĩ gây hại.

- Ngâu: Sâu đục phá cành non, cành già và nụ hoa làm ảnh hưởng đến khả năng đậu trái.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long (phần 3) - ảnh 2

                                                                    Triệu chứng gây hại của ngâu trên cành thanh long

Biện pháp phòng trừ: Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm; có thể bắt bằng tay; dọn sạch các cây dại; khi ngâu xuất hiện nhiều, phun luân phiên các loại thuốc sau: Alpha-cypermethrin + Chlorpyrifos Ethyl + Indoxacarb (Vitashield gold 600EC), Benfuracarb (Oncol 25WP),…

- Bọ xít xanh: Côn trùng chích hút nhựa, để lại những vết chích rất nhỏ, khi trái chín nơi các vết chích sẽ xuất hiện các đốm đen, làm trái mất giá trị thương phẩm.

Biện pháp phòng trừ: Tỉa cành để các đọt non và hoa ra tập trung; kiểm tra thường xuyên để ngắt bỏ ổ trứng; tạo điều kiện thuận lợi cho kiến vàng, ong kí sinh phát triển; sử dụng các loại thuốc BVTV: Abamectin + Fipronil (Scorpion 36EC), Buprofezin + Isoprocarb (Applaud-Mipc 25 SP)… Chú ý việc dùng thuốc có hiệu quả cao khi phát hiện các ổ bọ xít non và tiêu diệt chúng.

2. Bệnh hại thanh long

- Bệnh đốm nâu (còn gọi là đốm trắng, tắc kè, bệnh ma): Khi mới xuất hiện, trên cành có những chấm nhỏ li ti (như vết kim châm), lõm vào bề mặt bẹ hoặc trái non và chuyển sang màu trắng sau khoảng 3-4 ngày, sau đó chuyển sang màu đỏ cam, có vòng tròn màu vàng bao quanh và dần dần vết bệnh nổi lên thành đốm tròn màu nâu.

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, dụng cụ, quần áo bảo hộ; bón phân N-P-K, trung vi lượng cân đối, đầy đủ và hợp lý; kết hợp bón vôi và hạn chế số lần xử lý ra hoa trái vụ; tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh có lợi (nấm Trichoderma). Phun luân phiên các loại thuốc chứa hoạt chất Mancozeb, Iprodione, Difenoconazole, Difenoconazole + Azoxystrobin, Propineb 7 - 14 ngày/lần tuỳ vào điều kiện thời tiết.

- Bệnh thán thư: Bệnh gây hại trên các bộ phận của cây rễ, thân, hoa và quả trước và sau thu hoạch; trên rễ, vết bệnh có màu nâu đến nâu đen; trên thân, cành vết bệnh vàng nhỏ, phồng rộp lên màu nâu, kết lại thành mảng lớn màu nâu đen, vết thối từ phần ngọn vào trong; trên hoa, vết nhỏ có màu nâu đen, lan rộng, làm hoa rụi rất nhanh, nhũn và rụng xuống; trên quả, vết bệnh là những đốm tròn hoặc gần tròn, có tâm màu nâu đỏ, lõm xuống, sau đó phát triển nhanh thành những mảng thối lõm vào vỏ.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long (phần 3) - ảnh 3

                                                                  Triệu chứng bệnh thán thư trên nụ hoa và quả

Biện pháp phòng trừ: Chọn giống sạch bệnh; vệ sinh vườn; thoát nước và tưới nước; tăng cường bón phân hữu cơ có ủ với các loài nấm đối kháng như: Trichoderma, Bacillus polymyxa, Bacillus subtilis, Pseudomonas flurescens; phun thuốc gốc đồng khi vừa đậu trái như Difenoconazole, Difenoconazole + Azoxystrobin, Propineb 7-14 ngày/lần (tuỳ vào điều kiện thời tiết).

- Bệnh đốm đen (rỉ sắt, rỉ sét): Bệnh gây hại trên nụ hoa, ở giai đoạn mới xuất hiện, vết bệnh xâm nhiễm từ rìa tai nụ hoa và lan dần vào bên trong, sau đó phát triển thành vệt có dạng elip thuôn dài, lõm ở giữa và có lớp bào tử mọc bám trên bề mặt vết bệnh. Trên hoa: bệnh làm cho bông bị nghẽn lại (bông bị bó chặt) không nở được. Tai trái bị nhiễm bệnh sẽ để lại vết sẹo và quả khi thu hoạch bán sẽ mất giá trị thương phẩm.

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng (tương tự bệnh đốm nâu); bón nhiều phân hữu cơ và cung cấp nấm đối kháng Trichoderma; phun ngừa thuốc trừ nấm gốc đồng hoặc thuốc sinh học gốc Chitosan, … Phun phủ toàn bộ trụ thanh long sau khi cắt tỉa và trước khi xử lý ra hoa để làm giảm áp lực mầm bệnh. Ở giai đoạn ra hoa: sau khi hình thành nụ, tiến hành tỉa bớt, chọn nụ hoa. Phun xen kẽ theo định kỳ các loại thuốc trừ nấm gốc Validamycin, Iprodione, Difenoconazole, Diniconazole, Chitosan.

Lần 1: vào thời điểm tuổi của nụ hoa đạt khoảng 7 ngày tuổi (phun thuốc gốc đồng, Validamycin, Chitosan,…).

Lần 2: lúc nụ khoảng 12-14 ngày tuổi (phun Validamycin, Iprodione, Difenoconazole, Diniconazole).

Lần 3: lúc nụ khoảng 20-21 ngày tuổi (phun Iprodione, Difenoconazole, Diniconazole).

Lần 4: Rút râu sau hoa nở 2-4 ngày tuổi (tuỳ vào điều kiện thời tiết mùa nắng hay mùa mưa, phun Iprodione, Difenoconazole, Diniconazole, Validamycin).

- Bệnh thối quả: Bệnh thường xuyên xuất hiện ở giai đoạn cây ra nụ, sau khi hoa nở (2-3 ngày sau khi phát hoa héo) và ở giai đoạn quả non. Bệnh phát triển và lây lan rất nhanh chóng trong điều kiện ẩm độ cao và mưa thường xuyên. Triệu chứng ban đầu là nụ hoặc quả có vết bị thối nhũn, có bọt khí nổi trên bề mặt vết bệnh, bên trên vết bệnh có xuất hiện lớp tơ nấm màu đen và lan rộng rất nhanh chóng làm thối cả quả (sau khoảng 12-24 giờ), có mùi hôi (mùi lên men rượu) và có dịch nhựa màu nâu vàng chảy ra.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long (phần 3) - ảnh 4

                                                                                        Triệu chứng bệnh thối quả

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng và phòng trừ sinh học tương tự như với bệnh đốm nâu; phun ngừa bằng chất khử trùng bề mặt bằng thuốc trừ nấm gốc đồng Streptomycin sulfate hoặc thuốc sinh học gốc Chitosan,… Phun phủ toàn bộ trụ thanh long sau khi cắt tỉa và trước khi xử lý ra hoa giai đoạn ra hoa, phun xen kẽ theo định kỳ 5-7 ngày/lần bằng thuốc sinh học Chitosan hoặc các loại thuốc trừ nấm gốc Kasugamycin, Streptomycin sulfate, Oxolinic acid.

3. Tuyến trùng hại thanh long

Tuyến trùng gây hại rễ làm cho cây sinh trưởng kém, cành nhỏ, bị héo tóp rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng thiếu phân, thiếu nước hay thối rễ, cây bị bệnh nặng và lâu, các rễ sẽ bị thối rữa, đặc biệt khi có sự gây hại của các vi sinh vật gây hại khác (Phytophthora sp., Fusarium sp.,…) thì thối rễ sẽ xảy ra nhanh chóng và cây nhổ lên dễ dàng.

Biện pháp phòng trừ: Sử dụng cây giống sạch bệnh; làm đất kỹ (cày bừa và phơi ải) trước khi trồng; tưới chế phẩm nấm Paecilomyces lilacinus với liều lượng 15-20gam, chế phẩm SOFRI -Paecilomyces (7,4.109 cfu/gam sản phẩm)/10lít nước; trồng xen thêm vào vườn hoặc bên dưới tán cây các loại cây có tác dụng xua đuổi tuyến trùng như cây hoa cúc thược dược, vạn thọ, lục lạc, cây họ đậu, …

Khi cây có dấu hiệu bệnh cần tiến hành kiểm tra và xử lý một trong các loại thuốc Nokaph, Vibasu, Map logic, …. Xử lý thuốc liên tục 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 tháng, tuy nhiên có thể tăng số lần xử lý thuốc tuỳ vào tình trạng nhiễm bệnh của cây.

Đối với những vườn nhiễm tuyến trùng nặng thì nên tiến hành luân canh 2 - 3 năm với một số cây không phải là cây kí chủ (lúa, đậu,…).

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long (phần 3) - ảnh 1

                                                                                   Triệu chứng của ruồi đục quả

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy quả bị nhiễm ruồi (chôn quả bị nhiễm xuống đất ở độ sâu 30 cm), loại bỏ những cây hoang dại, dọn các quả rơi rụng trên vườn. Sử dụng sinh vật ký sinh và sinh vật ăn mồi như Hymenopterous trong họ Braconidae, ký sinh thuộc các họ Coleoptera, Dermaptera và kiến. Thu hoạch quả đúng thời điểm, phun bả mồi protein thủy phân kết hợp với thuốc hóa học phun lên 1/10 diện tích tán cây; sử dụng các loại bao chuyên dụng, thời điểm bao sau khi rút cánh hoa khô.

- Nhóm rệp sáp: Rệp sáp sống và hút nhựa trên chồi non và trái, làm chồi non và trái chậm phát triển, thường cộng sinh với kiến, lan rộng trong vườn thanh long.

Biện pháp phòng trừ: Dọn đất thật kỹ, thường xuyên kiểm tra vườn kịp thời, nhất là ở giai đoạn cây đang có hoa và trái non đang phát triển; dùng các thiên địch như bọ rùa Scymnus bipunctatus, Scymnus uncinatus, Cryptolaemus montrouzieri, ong ký sinh Anagyrus ananatis, Anagyrus pseudococci, các loài kiến vàng Oecophylla smaragdina và kiến đen Dolichoderus thoracicus. Phun các loại thuốc hóa học sau khi ấu trùng nở, như: Alpha-cypermethrin + Chlorpyrifos Ethyl + Indoxacarb (Vitashield gold 600EC), Buprofezin + Chlorpyrifos Ethyl (Penalty gold 50WP), Clothianidin (Dantotsu 50WDG), Benfuracarb (Oncol 3GR)... kết hợp với Surfactant Siloxane Alkoxylate (Thần hổ).

- Bọ trĩ: Thường gây hại nặng trong mùa nắng ở phần tiếp giáp tai của nụ hoa làm mất giá trị thẩm mỹ của quả.

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh vườn sau khi thu hoạch, trừ cỏ dại thường xuyên, cắt tỉa nụ hoa nhiễm bọ trĩ và phần đài hoa còn xót lại và thu gom đem đi tiêu hủy. Sử dụng luân phiên các loại thuốc BVTV: Imidacloprid (Actara 25WG), Spinetoram (Radiant 60EC) và Emamectin Benzoate + Matrine (Rholam super 50SG), Garlicin (Bột tỏi Well) vào thời điểm bọ trĩ gây hại.

- Ngâu: Sâu đục phá cành non, cành già và nụ hoa làm ảnh hưởng đến khả năng đậu trái.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long (phần 3) - ảnh 2

Triệu chứng gây hại của ngâu trên cành thanh long

Biện pháp phòng trừ: Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm; có thể bắt bằng tay; dọn sạch các cây dại; khi ngâu xuất hiện nhiều, phun luân phiên các loại thuốc sau: Alpha-cypermethrin + Chlorpyrifos Ethyl + Indoxacarb (Vitashield gold 600EC), Benfuracarb (Oncol 25WP),…

- Bọ xít xanh: Côn trùng chích hút nhựa, để lại những vết chích rất nhỏ, khi trái chín nơi các vết chích sẽ xuất hiện các đốm đen, làm trái mất giá trị thương phẩm.

Biện pháp phòng trừ: Tỉa cành để các đọt non và hoa ra tập trung; kiểm tra thường xuyên để ngắt bỏ ổ trứng; tạo điều kiện thuận lợi cho kiến vàng, ong kí sinh phát triển; sử dụng các loại thuốc BVTV: Abamectin + Fipronil (Scorpion 36EC), Buprofezin + Isoprocarb (Applaud-Mipc 25 SP)… Chú ý việc dùng thuốc có hiệu quả cao khi phát hiện các ổ bọ xít non và tiêu diệt chúng.

2. Bệnh hại thanh long

- Bệnh đốm nâu (còn gọi là đốm trắng, tắc kè, bệnh ma): Khi mới xuất hiện, trên cành có những chấm nhỏ li ti (như vết kim châm), lõm vào bề mặt bẹ hoặc trái non và chuyển sang màu trắng sau khoảng 3-4 ngày, sau đó chuyển sang màu đỏ cam, có vòng tròn màu vàng bao quanh và dần dần vết bệnh nổi lên thành đốm tròn màu nâu.

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, dụng cụ, quần áo bảo hộ; bón phân N-P-K, trung vi lượng cân đối, đầy đủ và hợp lý; kết hợp bón vôi và hạn chế số lần xử lý ra hoa trái vụ; tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh có lợi (nấm Trichoderma). Phun luân phiên các loại thuốc chứa hoạt chất Mancozeb, Iprodione, Difenoconazole, Difenoconazole + Azoxystrobin, Propineb 7 - 14 ngày/lần tuỳ vào điều kiện thời tiết.

- Bệnh thán thư: Bệnh gây hại trên các bộ phận của cây rễ, thân, hoa và quả trước và sau thu hoạch; trên rễ, vết bệnh có màu nâu đến nâu đen; trên thân, cành vết bệnh vàng nhỏ, phồng rộp lên màu nâu, kết lại thành mảng lớn màu nâu đen, vết thối từ phần ngọn vào trong; trên hoa, vết nhỏ có màu nâu đen, lan rộng, làm hoa rụi rất nhanh, nhũn và rụng xuống; trên quả, vết bệnh là những đốm tròn hoặc gần tròn, có tâm màu nâu đỏ, lõm xuống, sau đó phát triển nhanh thành những mảng thối lõm vào vỏ.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long (phần 3) - ảnh 3

Triệu chứng bệnh thán thư trên nụ hoa và quả

Biện pháp phòng trừ: Chọn giống sạch bệnh; vệ sinh vườn; thoát nước và tưới nước; tăng cường bón phân hữu cơ có ủ với các loài nấm đối kháng như: Trichoderma, Bacillus polymyxa, Bacillus subtilis, Pseudomonas flurescens; phun thuốc gốc đồng khi vừa đậu trái như Difenoconazole, Difenoconazole + Azoxystrobin, Propineb 7-14 ngày/lần (tuỳ vào điều kiện thời tiết).

- Bệnh đốm đen (rỉ sắt, rỉ sét): Bệnh gây hại trên nụ hoa, ở giai đoạn mới xuất hiện, vết bệnh xâm nhiễm từ rìa tai nụ hoa và lan dần vào bên trong, sau đó phát triển thành vệt có dạng elip thuôn dài, lõm ở giữa và có lớp bào tử mọc bám trên bề mặt vết bệnh. Trên hoa: bệnh làm cho bông bị nghẽn lại (bông bị bó chặt) không nở được. Tai trái bị nhiễm bệnh sẽ để lại vết sẹo và quả khi thu hoạch bán sẽ mất giá trị thương phẩm.

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng (tương tự bệnh đốm nâu); bón nhiều phân hữu cơ và cung cấp nấm đối kháng Trichoderma; phun ngừa thuốc trừ nấm gốc đồng hoặc thuốc sinh học gốc Chitosan, … Phun phủ toàn bộ trụ thanh long sau khi cắt tỉa và trước khi xử lý ra hoa để làm giảm áp lực mầm bệnh. Ở giai đoạn ra hoa: sau khi hình thành nụ, tiến hành tỉa bớt, chọn nụ hoa. Phun xen kẽ theo định kỳ các loại thuốc trừ nấm gốc Validamycin, Iprodione, Difenoconazole, Diniconazole, Chitosan.

Lần 1: vào thời điểm tuổi của nụ hoa đạt khoảng 7 ngày tuổi (phun thuốc gốc đồng, Validamycin, Chitosan,…).

Lần 2: lúc nụ khoảng 12-14 ngày tuổi (phun Validamycin, Iprodione, Difenoconazole, Diniconazole).

Lần 3: lúc nụ khoảng 20-21 ngày tuổi (phun Iprodione, Difenoconazole, Diniconazole).

Lần 4: Rút râu sau hoa nở 2-4 ngày tuổi (tuỳ vào điều kiện thời tiết mùa nắng hay mùa mưa, phun Iprodione, Difenoconazole, Diniconazole, Validamycin).

- Bệnh thối quả: Bệnh thường xuyên xuất hiện ở giai đoạn cây ra nụ, sau khi hoa nở (2-3 ngày sau khi phát hoa héo) và ở giai đoạn quả non. Bệnh phát triển và lây lan rất nhanh chóng trong điều kiện ẩm độ cao và mưa thường xuyên. Triệu chứng ban đầu là nụ hoặc quả có vết bị thối nhũn, có bọt khí nổi trên bề mặt vết bệnh, bên trên vết bệnh có xuất hiện lớp tơ nấm màu đen và lan rộng rất nhanh chóng làm thối cả quả (sau khoảng 12-24 giờ), có mùi hôi (mùi lên men rượu) và có dịch nhựa màu nâu vàng chảy ra.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long (phần 3) - ảnh 4

Triệu chứng bệnh thối quả

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng và phòng trừ sinh học tương tự như với bệnh đốm nâu; phun ngừa bằng chất khử trùng bề mặt bằng thuốc trừ nấm gốc đồng Streptomycin sulfate hoặc thuốc sinh học gốc Chitosan,… Phun phủ toàn bộ trụ thanh long sau khi cắt tỉa và trước khi xử lý ra hoa giai đoạn ra hoa, phun xen kẽ theo định kỳ 5-7 ngày/lần bằng thuốc sinh học Chitosan hoặc các loại thuốc trừ nấm gốc Kasugamycin, Streptomycin sulfate, Oxolinic acid.

3. Tuyến trùng hại thanh long

Tuyến trùng gây hại rễ làm cho cây sinh trưởng kém, cành nhỏ, bị héo tóp rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng thiếu phân, thiếu nước hay thối rễ, cây bị bệnh nặng và lâu, các rễ sẽ bị thối rữa, đặc biệt khi có sự gây hại của các vi sinh vật gây hại khác (Phytophthora sp., Fusarium sp.,…) thì thối rễ sẽ xảy ra nhanh chóng và cây nhổ lên dễ dàng.

Biện pháp phòng trừ: Sử dụng cây giống sạch bệnh; làm đất kỹ (cày bừa và phơi ải) trước khi trồng; tưới chế phẩm nấm Paecilomyces lilacinus với liều lượng 15-20gam, chế phẩm SOFRI -Paecilomyces (7,4.109 cfu/gam sản phẩm)/10lít nước; trồng xen thêm vào vườn hoặc bên dưới tán cây các loại cây có tác dụng xua đuổi tuyến trùng như cây hoa cúc thược dược, vạn thọ, lục lạc, cây họ đậu, …

Khi cây có dấu hiệu bệnh cần tiến hành kiểm tra và xử lý một trong các loại thuốc Nokaph, Vibasu, Map logic, …. Xử lý thuốc liên tục 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 tháng, tuy nhiên có thể tăng số lần xử lý thuốc tuỳ vào tình trạng nhiễm bệnh của cây.

Đối với những vườn nhiễm tuyến trùng nặng thì nên tiến hành luân canh 2 - 3 năm với một số cây không phải là cây kí chủ (lúa, đậu,…).

Nguồn tư liệu: khuyennongvn.gov.vn

Câu hỏi cùng lĩnh vực

xã Tóc Tiên xã Long Tân xã Suối Nghệ xã Phước Long Thọ xã Phước Thuận xã An Ngãi xã Bình Châu Khu dân cư số 1 xã Cù Bị Huyện Xuyên Mộc xã Phước Hội xã Bàu Lâm