Số lượt truy cập: 3236252
Đang online: 18
Dây tơ hồng có tên khoa học Cissus verticillata thuộc họ Nho-Vitaceae có nguồn gốc từ châu Mỹ. Ở Việt Nam cây dây tơ hồng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây liêm hồ đằng, râu hoàng đế, dây leo hoàng đế, dây tơ hồng thái, cây mành mành…
Cây dây tơ hồng dù không có hoa, có lá xanh mơn mởn mà vẻ đẹp của cây được tạo ra chính là bộ rễ mềm mại, buông rũ xuống tạo thành tấm mành tự nhiên tuyệt đẹp, che mát trong ngày hè oi ả.
Đặc biệt cây dây tơ hồng với bộ rễ dày đặc, dây leo mềm mại, phát triển mạnh mẽ thể hiện ý chí, sự vươn lên, tinh thần đoàn kết thể hiện sự nỗ lực, kết nối, gắn bó keo sơn của các thành viên trong gia đình.
Ngoài tác dụng làm cảnh, dây tơ hồng còn có tác dụng chữa bệnh: toàn thân cây từ rễ, thân, lá đều có công dụng trong điều kinh, lợi tiểu, long đờm, tê thấp, mẩn ngứa, phù nề, ung loét da, trĩ, da thâm tím, bỏng…
Điều kiện ánh sáng nhiệt độ trồng cây dây tơ hồng
Trồng cây dây tơ hồng rất đơn giản, chăm sóc dễ bởi cây có sức đề kháng cực khỏe nến hiếm gặp sâu bệnh. Đây cũng là cây ưa dáng hoàn toàn nên trồng ở vị trí nào càng nhiều ánh sáng càng tốt. Lưu ý cây ưa lạnh kém nên vào mùa đông thường rất cằn nhưng vào mùa hè cây lại phát triển cực nhanh.
Đất trồng cây dây tơ hồng
Cây dây tơ hồng cũng không hề kén đất, có thể trồng ở thành phần đất nào cũng được kể cả nghèo dinh dưỡng chỉ cần thoát nước tốt là cây có thể phát triển.
Kỹ thuật trồng cây dây tơ hồng
Kỹ thuật trồng cây dây tơ hồng có thể áp dụng bằng cách giâm cành. Chỉ cần lựa cành bánh tẻ có 2-3 mắt, cắt bỏ lá để giâm hom sau đó đem trồng. Lưu ý khi trồng cũng cần phải tưới nước ngay vì vốn là cây ưa ẩm.
Chăm sóc cây dây tơ hồng
Do phần rễ phát triển mạnh vươn dài nên nước tưới là yếu tố cực kỳ quan trọng. Nếu không tưới cây vẫn sống nhưng sẽ bị cằn, rễ không dài, lá không xanh. Khi cây còn nhỏ thì 2-3 ngày tưới/lần, mùa mưa không cần tưới. Cây cũng cần phải bón phân đầy đủ cứ khoảng 3 tháng bón một lần giúp cây phát triển ổn định.
Nguồn tư liệu: Vietq.vn