THÔNG TIN HỎI ĐÁP

Hình ảnh hoạt động

Website ngành

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 3236439

Đang online: 51

Chi tiết hỏi đáp

Lĩnh vực: Trồng trọt
  Hỏi: Cách sử dụng phân bón lá cho cây có múi?
  Đáp:

Để cây đạt năng suất cao, ngoài việc chọn giống, chăm sóc thì kỹ thuật bón phân cũng giữ vai trò quyết định. Nó cung cấp các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng, đảm bảo năng suất và chất lượng của trái.

Cách sử dụng phân bón lá cho cây có múi - ảnh 1

          Sử dụng phân bón lá phù hợp, đúng liều lượng sẽ giúp cây đạt hiệu quả cao. Ảnh minh họa: internet

Theo Thạc sĩ Lê Thị Hoàng Trúc – Bộ môn Kỹ thuật canh tác, Viện cây ăn quả Miền Nam, có 2 hình thức bón phân cho cây có múi là bón phân qua gốc và bón phân qua lá.

Trong đó hình thức bón phân qua gốc là cơ sở chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Hình thức phân bón qua lá là loại phân có hàm lượng dinh dưỡng thấp nhưng chất dinh dưỡng lại được cung cấp cho cây nhanh hơn. Ngoài ra, có thể bổ sung một số dưỡng chất khác như: acid amin, vitamin và các chất điều hòa sinh trưởng. Khi ta phun lên lá thì hiệu xuất hấp thụ dưỡng chất của cây cao hơn (từ 90- 95%) so với phân bón gốc.

Do diện tích hấp thụ của phân bón lá rộng hơn nhiều so với rễ. Do đó, trên cây có múi phân bón lá sẽ sử dụng trong các trường hợp sau:

- Giai đoạn cây con: Phân bón lá được sử dụng bổ sung dưỡng chất cho cây con ở giai đoạn vườn ươm, cũng như giai đoạn sinh trưởng và phát triển ngoài đồng. Việc dùng phân bón lá phát huy tác dụng khi bộ rễ của cây chưa phát triển mạnh.

- Giai đoạn xử lý ra hoa, đặc biệt là thời kỳ kích thích ra đọt, sử dụng phân bón lá có hàm lượng đạm cao giúp cây ra đọt đồng loạt hơn.

- Giai đoạn chuẩn bị ra hoa: Sử dụng phân bón lá có hàm lượng lân cao, giúp cây hình thành mầm hoa tốt hơn.

- Giai đoạn trái: Trong giai đoạn trái non, sử dụng phân bón lá nhằm cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và kịp thời cho cây trồng, hạn chế hiện trượng rụng trái non; trong thời kỳ trái phát triển nhanh, phân bón lá giúp trái phát triển về kích thước cũng như khối lượng trái. Trong giai đoạn này, nếu kết hợp hài hòa giữa phân bón gốc và phân bón lá sẽ giúp cây cho trái năng suất cao và chất lượng.

- Khi thấy trên cây có triệu chứng thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu các nguyên tố trung, vi lượng thì việc phun và bổ sung phân bón lá là giải pháp nhanh chóng để khắc phục tình trạng thiếu chất dinh dưỡng so với hình thức bón phân vào gốc.

- Khi cây gặp điều kiện môi trường trở ngại, ví dụ như đất bị khô, cây bị ngập úng vào mùa mưa thì sử dụng hình thức bón phân qua lá là phù hợp.

Những lưu ý khi sử dụng phân bón lá:

- Thời điểm phun: Khi trời mát, chiều hoặc sáng sớm giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

- Phun đều 2 mặt lá, tán lá hoặc kết hợp với một số chất bám dính nhằm hạn chế phân bị cuốn trôi, giúp lá tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

- Khi cây đang có hoa nhỏ, hạn chế sử dụng phân bón lá vì có thể làm hại hoa, rụng hoa, giảm tỷ lệ đậu trái.

- Không pha thuốc trừ bệnh với phân bón lá hoặc chất điều hòa sinh trưởng vì như vậy vô tình cung cấp dinh dưỡng cho nấm bệnh phát triển mạnh hơn.

- Không pha thuốc trừ sâu với phân bón lá có tính kiềm cao và tính axit với nhau vì sẽ làm trung hòa và làm giảm hiệu lực thuốc. Hỗn hợp sau khi pha trộn xong phải sử dụng ngay sau đó.

Tóm lại, sử dụng phân bón lá phù hợp, đúng liều lượng sẽ không làm ảnh hưởng đến cây, mà còn giúp cây đạt hiệu quả cao.

 

Nguồn tư liệu: voh.com.vn

Câu hỏi cùng lĩnh vực

xã Tóc Tiên xã Long Tân xã Suối Nghệ xã Phước Long Thọ xã Phước Thuận xã An Ngãi xã Bình Châu Khu dân cư số 1 xã Cù Bị Huyện Xuyên Mộc xã Phước Hội xã Bàu Lâm