Số lượt truy cập: 3092836
Đang online: 10
Các loại dịch hại chủ yếu thường có trên cây có múi gồm: nhiều loài sâu, nhện và bệnh.
Về sâu hại, đáng chú ý là sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, rệp, bọ trĩ, sâu đục quả.
Về bệnh có các bệnh thán thư, ghẻ, loét vi khuẩn, nứt thân xì mủ, vàng lá gân xanh, vàng lá thối rễ.
Nhóm nhện hại, gồm các loài nhện đỏ, nhện trắng, nhện vàng.
Thành phần thiên địch trên các cây có múi cũng rất phong phú, gồm các loài ăn thịt như nhện, kiến vàng, bọ rùa, các loài ong kí sinh và nhiều loài vi sinh vật đối kháng với nguồn bệnh. Các loài thiên địch có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hạn chế dịch hại.
Để có cây trồng khỏe và bảo vệ thiên địch cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp cụ thể, thích hợp với đặc điểm sinh thái và tập quán canh tác từng vùng.
Tiến sĩ Trần Thị Mỹ Hạnh – Phó trưởng Bộ môn Bảo vệ thực vật – Viện cây ăn quả miền Nam chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch hại trên cây có múi và cách quản lý hai loại bệnh vàng lá gân xanh và vàng lá thối rễ:
- Phải dùng giống cây sạch bệnh, nếu phát hiện có cây bệnh phải loại bỏ ngay;
- Trồng cây chắn gió, trồng xen cây chống rầy chổng cánh như dùng biện pháp chống đẩy, trồng cây nguyệt quế;
- Không trồng với mật độ quá dầy;
- Tỉa cành, tạo tán;
- Bón vôi vào đầu và cuối mùa mưa;
- Bón đầy đủ các loại phân hữu cơ, vi sinh;
- Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời;
- Tránh trái bị sâu, nên dùng biện pháp bao trái hoặc bẩy đèn;
- Phun thuốc bảo vệ thực vật nhưng phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn và đảm bảo đủ thời gian cách ly (trường hợp cây thiếu dinh dưỡng phải dùng phân bón qua lá để cây có thể hấp thu nhanh nhất và hiệu quả nhất).
Nguồn tư liệu: voh.com.vn