TRANG CHỦ Tổng quan về xã Bàu Lâm LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 25/4/2024
Muôn màu cuộc sống
Hoạt động UBND xãSản phẩmDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 171238

  SỨC KHỎE

  Vi khuẩn lao tồn tại trong không khí bao lâu?
06/01/2021

Vi khuẩn lao là trực khuẩn có kích thước khoảng 0,4 x 3-5mm, không có vỏ, không lông và không có nha bào. Trực khuẩn lao đứng thành đám nhỏ xếp chữ N, V, Y hoặc đứng riêng lẻ, vi khuẩn lao không nhuộm được bằng phương pháp thông thường mà bắt màu đỏ trên tiêu bản nhuộm Ziehl-Neelsen.

Vi khuẩn gây bệnh lao thuộc loại vi khuẩn ưa khí, không nuôi được ở môi trường thông thường mà cần môi trường giàu dinh dưỡng, phát triển chậm với thời gian phân chia khoảng 18 giờ/lần phân chia.

Vi khuẩn gây lao phổi, lao màng bụng, lao hạch... có sức đề kháng cao trong điều kiện khô và các yếu tố lý hóa khác, được gọi là vi khuẩn kháng cồn, kháng acid. Hóa chất dùng để diệt vi khuẩn lao cần phải có nồng độ cao và thời gian tiếp xúc lâu thì mới có tác dụng.

Vi khuẩn lao sống bao lâu phụ thuộc vào các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và bóng tối.

Vi khuẩn lao sống bao lâu phụ thuộc vào các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và bóng tối.

Vi khuẩn lao tồn tại trong không khí bao lâu?

Vi khuẩn lao sống bao lâu trong không khí sẽ phụ thuộc vào các yếu tố chính là: nhiệt độ, độ ẩm và bóng tối. Đặc điểm tồn tại của vi khuẩn lao như sau: Vi khuẩn lao có thể tồn tại rất lâu trong môi trường không khí từ khoảng 3-4 tháng. Trong môi trường ẩm ướt và bóng tối thì vi khuẩn lao thậm chí tồn tại tận 3 tháng mà vẫn giữ nguyên độc lực. Vi khuẩn lao thuộc loại trực khuẩn hiếu khí, vì vậy trong các ca lâm sàng thì vi khuẩn lao thường gặp nhiều với số lượng lớn nhất tại các hang lao có phế quản thông, nơi rất giàu ôxy.

Vi khuẩn lao chết ở nhiệt độ nào?

Vi khuẩn lao chết ở nhiệt độ nào là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Trong các điều kiện khác nhau về nhiệt độ cũng như các tác nhân lý hóa thì vi khuẩn lao sẽ tồn tại được trong những khoảng thời gian khác nhau:

Dưới ánh sáng mặt trời: Vi khuẩn lao thường sẽ chết sau khoảng 1,5 giờ.

Ở nhiệt độ 42°C: Vi khuẩn lao ngừng phát triển.

Ở nhiệt độ 80°C trở lên: Vi khuẩn lao chết sau 10 phút.

Trong điều kiện tiếp xúc với tia cực tím: Vi khuẩn lao chỉ tồn tại được trong khoảng 2-3 phút.

Trong cồn 90°: Vi khuẩn lao sẽ bị tiêu diệt sau 3 phút.

Trong acid phenic 5%: Vi khuẩn lao chỉ tồn tại trong khoảng 1 phút.

Cách phòng chống bệnh lao

Để phòng chống bệnh lao có hiệu quả, ngay tháng đầu sau sinh, tất cả trẻ sơ sinh đều phải tiêm phòng vắc-xin BCG giúp ngăn ngừa mắc bệnh lao. Mọi người khi ho kéo dài hơn 2 tuần cần đi khám, xét nghiệm đờm, chụp Xquang phổi để phát hiện bệnh lao. Ngoài ra, khi có những dấu hiệu sau, cần cảnh giác và đi khám bệnh ngay: Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi. Sốt nhẹ về chiều, người mệt mỏi, ra mồ hôi về đêm. Đau ngực, khó thở, ho ra máu. Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý. Phát hiện sớm người mắc bệnh lao điều trị kịp thời và đúng phác đồ để không còn khả năng lây bệnh cho người khác. Bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và xung quanh. Bên cạnh đó, bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 2 tháng đầu điều trị. Cần phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh nhân lao ra nắng mỗi ngày...

BS. Đức Vĩnh

 

 

In trang Quay lại Lên trên

  
TIN NÓNG
   
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.879.007 - Fax: (84.064) 3.799.484
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu