TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 25/4/2024
Thời sự trong tỉnhTổng quan về xã
Tin Khoa học Công nghệSản phẩmHoạt động UBND xãDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 165791

  TRỒNG TRỌT

  Kỹ thuật trồng và chăm sóc mít thái
06/06/2020

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mít thái

Mít thái là một loại cây ăn quả có năng suất và giá trị kinh tế cao. Bà con trồng mít thái nếu muốn thu hoạch được những nông sản chất lượng nhất cần phải nắm vững, áp dụng đúng các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít thái. qua bài viết mà 

Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây mít thái

Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây mít thái

Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng

Cây mít thái vốn là một loại cây ăn quả nhiệt đới. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở những môi trường có mức nhiệt độ cao, khoảng từ 21 – 30ºC. Bộ rễ của mít ăn sâu xuống đất nên khả năng chịu hạn khá tốt, trong khoảng 2 – 4 tháng. Do đó, nước ta sở hữu rất nhiều điều kiện thuận lợi để trồng và phát triển loại cây ăn quả này.

Mít thái có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, điển hình như đất đỏ bazan, đất xám, đất ở các vùng đồi núi,… Điều kiện tiên quyết là các loại đất phải có khả năng thoát nước tốt vì cây mít không chịu được ngập úng. Trong tình trạng úng nước, cây mít rất dễ bị sâu bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng chất lượng quả khi thu hoạch.

Thời vụ trồng mít thái

Việc lựa chọn thời vụ thích hợp giúp tạo điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất, đồng thời tăng tỉ lệ sống sót cho cây mít thái. Thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu gieo trồng là vào mùa mưa. Ở miền Bắc, mùa mưa sẽ tương ứng với tháng 3, tháng 4. Ở miền Nam, thời gian bắt đầu mùa mưa vào khoảng tháng 5 đến tháng 7.

Kỹ thuật trồng mít thái

Kỹ thuật trồng mít thái

Vì mít thái là cây thân gỗ nên:

  • Mật độ thích hợp để trồng là 300 – 350 cây/hecta.
  • Khoảng cách giữa các cây theo hàng ngang và hàng dọc sẽ vào khoảng 5 – 6 mét.
  • Tiến hành đào gốc và bổ sung phân bón vào từng gốc

Với những khu đất khá bằng phẳng, đặt mặt bầu của cây giống nằm ngang với mặt đất. Còn trường hợp đất bị dốc thì đặt mặt bầu thấp hơn từ 20 – 25 cm. Cắt bỏ phần đáy bầu trước khi vùi đất vào xung quanh.

Sau khi trồng nên cắm cọc để cố định vị trí và giúp cây không bị gãy đổ nếu có mưa bão. Tưới nước sau khi hoàn tất việc trồng mít thái. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn trồng thêm một vài loại cây ngắn ngày như ngô, đậu,… để giảm tình trạng đất trồng bị rửa trôi và cỏ dại phát triển mạnh.

Kỹ thuật chăm sóc cây mít thái

Kỹ thuật chăm sóc cây mít thái

Vệ sinh đất trồng

Việc vệ sinh đất trồng, loại bỏ cây cỏ dại sẽ giúp hạn chế tối đa việc cây mít thái bị cạnh tranh dinh dưỡng.

Trong quá trình thực hiện, cần lưu ý rằng rễ cây mít mọc nổi xung quanh gốc, việc cuốc sâu, quá sát với gốc có khả năng làm tổn thương đến bộ rễ. Ở những vị xa, bạn có thể cuốc nông ở lớp bề mặt. Ở những vị trí sát gốc thì phương án an toàn nhất là nhổ thủ công.

Nếu bộ rễ bị tổn thương, cây khó hấp thụ đủ chất dinh dưỡng và vì vậy năng suất, chất lượng trái  sẽ giảm.

Tưới nước

Ở giai đoạn đầu, bộ rễ của cây mít thái chưa phát triển hoàn chỉnh. Việc cung cấp nước thường xuyên sẽ làm hòa tan các chất dinh dưỡng có trong đất, giúp cây dễ hấp thụ và sinh trưởng tốt hơn.

Từ thời điểm cây được một năm tuổi, nên hạn chế việc tưới nước cho cây. Nhất là vào mùa mưa, bạn không cần tiếp tục bổ sung thêm nước cho các cây trồng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý để xử lý thoát nước kịp thời nếu cây bị úng, trũng nước.

Bón phân cho cây mít thái

Bón phân cho cây mít thái

Trước khi trồng cây giống, trong quá trình chuẩn bị đất, nên tiến hành bón lót để nâng cao chất lượng đất, nên sử dụng các loại phân bón NPK và phân bón hữu cơ hà lan để dễ dàng kiểm soát chất lượng trái. Đào các hố với kích thước 80 x 80 x 80 cm và sử dụng 2 – 3 kg phân Organic 1 cho mỗi hố, kết hợp ủ rơm và tưới nước giữ ẩm. Đợi khoảng 20 – 30 ngày thì bắt đầu đào hố, trồng cây giống.

Bón thúc nên được thực hiện tùy theo tính trạng dinh dưỡng cũng như điều kiện của đất trồng. Vào những giai đoạn đặc biệt, bà con nên cân nhắc để điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp, hỗ trợ tốt nhất cho sự sinh trưởng của cây.

Khi mít ở giai đoạn cho trái, nhà vườn cần lưu ý chọn phân bón phù hợp cho cây. Vì là cây có múi nên sẽ dễ bị tình trạng chai sượng múi, múi nhỏ, nứt trái, vị nhạt. Do đó, nhà vườn nên chọn sản phẩm NPK 13-13-13+TE hoặc NPK 12-12-18+TE sử dụng 100% K2SO4 đảm báo múi to, vị thơm ngon hơn. Bà con có thể chia làm 3 đợt bón cách nhau 20-30 ngày/bón/lần. Lượng bón 0,5 – 1kg/cây/lần.

Tỉa cành và tạo tán

Khi cây mít thái cao hơn 1 mét, bà con sẽ bắt đầu thực hiện việc tỉa cành và tạo tán cho cây trồng. Trong giai đoạn phát triển, việc tỉa cành nên được thực hiện khoảng 2 – 3 lần mỗi năm vào những thời điểm khô ráo, nhiệt độ không quá cao. Với những cây bước vào thời kỳ kinh doanh, chỉ nên thực hiện tỉa cành mỗi năm một lần vào sau khi thu hoạch.

Trong quá trình thực hiện tỉa cành, bà con loại bỏ tất cả những cành già, cành khô, những cành không có khả năng ra trái, những cành quá sát mặt đất,… Đồng thời, bà con thực hiện tạo tán, giúp cho vườn cây thông thoáng, hạn chế sự phát triển của những loại sâu bệnh hại.

Kết luận

Cây mít thái là một trong những cây mang lại giá trị kinh tế hàng đầu Việt Nam hiện nay. Mít thái được nhiều nước trên Thế Giới ưa chuộng và nhập khẩu khá nhiều nên nông dân nước ta trồng mít thái ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên để có một mùa vụ trồng mít thành công thì bà con cần nắm chắc các quy trình trồng trọt, hy vọng bài viết kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít thái trên sẽ giúp bà con tham khảo được đầy đủ thông tin cần thiết.

 

https://phanbonhalan.com/
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 871 137 - Fax: (064) 3 871 137
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu