TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Năm, 25/4/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 384091
  TÀI LIỆU KHCN

  Kỹ thuật trồng nhãn xuồng cơm vàng thu hoạch nhiều vụ
01/12/2014

Nhãn xuồng cơm vàng có thể trồng trên nhiều loại đất từ vùng nước ngọt quanh năm đến vùng nhiễm mặn, nhưng thích hợp nhất là đất cát, cát pha, cát giồng, đất cồn và phù sa ven sông, có độ pH từ 5 - 7. Nhãn không thích hợp trên đất sét nặng.

Thời vụ trồng: Bắt đầu trồng nhãn khi mùa mưa ổn định, thường vào tháng 6 - 7 hàng năm. Khoảng cách trồng thông dụng là 6 x 6m hoặc 6 x 5m.

Đào hố kích thước 0,6 x 0,6 x 0,7m, trộn đều 20 – 40kg phân hữu cơ hoai, 10 – 20g chất diệt kiến, mối, sung; 300 – 500g NPK 16 – 16 – 8; 0,5 – 1kg vôi với đất mặt rồi gạt xuống hố. Lượng phân bón mỗi năm cho mỗi cây từ 1 - 3 năm tuổi là: 100 - 300g N (tương đương với 200 - 600g ure) + 50 – 100g P2O5 + 300 600g super lân + 100 - 200g K2O5 + 150 - 300g KCl. Chia đều và bón 2 - 3 lần trong năm.
Với cây trên 3 năm tuổi: Số lượng phân bón hàng năm tăng đều cho mỗi gốc. Có thể bón 400 - 500g N + 150 - 200g P2O5 + 400 - 500g K2O5. Lượng phân này có thể chia làm 3 lần bón vào các đợt trước khi cây nhãn ra bông (bón 1/3 lượng N và 1/2 lượng K2O5), khi quả lớn khoảng 1cm (bón 1/3 lượng N và lượng K2O5) và sau khi thu hoạch (bón 1/3 lượng N và toàn bộ lượng P2O5).
Hàng năm cần cung cấp thêm 10 - 20kg phân chuồng hoai mục cho mỗi gốc.

Cách bón: Đào rãnh cho xung quanh tán cây rộng 20 - 30cm, sâu 10 - 20cm. Lượng phân bón được cho vào rãnh lấp đất lại và tưới nước. Có thể phun một số loại phân qua lá có hàm lượng đạm cao như: NPK 30-10-10, 40 - 4 – 4, 33 – 11 – 11,… nhằm giúp cho bộ lá mới ra đều và khỏe mạnh. Trong giai đoạn từ khi trái non cho đến lúc trái thu hoạch, có thể sử dụng các loại phân bón qua lá có hàm lượng đạm và kali cao như NPK 13 – 10 – 21; 10 – 0 – 35; 25 – 10 – 17,5.

Kinh nghiệm để nhãn xuồng cho trái rải vụ, nhiều đợt trong năm: Khi cây được 4 – 5 tuổi, khoảng 2 tháng/lần dùng cào sắt 3 răng xới nhẹ xung quanh gốc cây rồi bón cho mỗi gốc 0,7kg phân NPK (20:20:15). Sau đó tưới nước đủ ẩm cho cây phối hợp với việc loại bỏ những cành không có khả năng cho trái để cây tập trung dinh dưỡng cho các cành còn lại. Sau xử lý một thời gian, cây nhãn sẽ ra một đợt đọt mới (nếu lúc xử lý lá nhãn đã già thì thời gian ra đọt mới sẽ nhanh hơn là xử lý khi lá nhãn còn non). Đọt mới phát triển dài khoảng 40 - 50cm sẽ ra đợt đọt thứ hai, khi đợt đọt thứ hai dài 10 - 15cm, chúng sẽ ra bông... Cứ thế, mỗi năm xử lý vài lần, cây nhãn sẽ cho nhiều đợt trái trong năm. 

 

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu