TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Năm, 25/4/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 384107
  TÀI LIỆU KHCN

  Một số lưu ý trong nuôi vịt đẻ đem lại hiệu quả kinh tế cao
25/03/2016

2. Về con giống: Mua tại các cơ sở uy tín để có giá cả hợp lý và giống bảo đảm chất lượng.

3. Về thức ăn, nước uống: Thức ăn cho vịt đẻ có 2 dạng phổ biến.

Thứ nhất, cho vịt đẻ ăn hoàn toàn cám công nghiệp: Dùng thức ăn viên có chi phí tương đối cao nhưng thuận tiện, dễ sử dụng và theo dõi mức ăn hằng ngày...

Thứ hai, cho vịt đẻ ăn theo hướng bán công nghiệp: Dùng thức ăn viên hỗn hợp pha cùng thức ăn tự nhiên như thóc luộc, rau xanh, bèo, ốc, cá... Có thể pha theo công thức sau: 70% cám viên + 30% thức ăn tự nhiên.

Phải khống chế mức ăn hằng ngày vịt hậu bị cho đến khi vịt đẻ 30% - 50% mới cho ăn tự do để bảo đảm đàn vịt không quá gầy hay quá béo. Nếu vịt quá béo, tích mỡ nhiều ở khoang bụng sẽ hạn chế sự phát triển của buồng trứng, vịt đẻ muộn, tỷ lệ đẻ thấp và tỷ lệ trứng nhỏ, trứng dị hình cao. Vịt đẻ cho ăn 2 bữa/ngày. Cho vịt ăn vào lúc trời mát. Tránh để máng chứa thức ăn ngoài mưa, nắng để bảo vệ chất lượng thức ăn. Những ngày nắng nóng, lượng thức ăn tiêu thụ giảm nhiều thì cần phải bổ sung thêm các chế phẩm bổ sung axit amin và chất điện giải. Cần có đủ nước uống, nhu cầu lượng nước uống hằng ngày bằng 3 - 4 lần lượng thức ăn tinh. Trước khi thả vịt xuống ao phải cho vịt uống no nước ngọt.

4. Thu và bảo quản trứng: Vịt đẻ tập trung từ 2 - 4 giờ sáng, nhưng có thể đẻ muộn đến 8 - 9 giờ sáng. Nên nhặt trứng làm 2 - 3 lần để trứng sạch sẽ và tránh dập vỡ.

5. Vệ sinh, thú y: Bảo đảm thức ăn không bị hết hạn và ôi thiu, dùng cám đúng chủng loại dành cho vịt đẻ, vệ sinh  máng ăn uống hằng ngày và chuồng nuôi định kỳ hằng tuần, tháng.

Tiêm phòng: Pha vắc xin với nước sinh lý và chích dưới da cổ hay bắp đùi. Tiêm phòng bệnh dịch tả khi vịt được 15 ngày và 45 ngày; tiêm viêm gan vịt khi được 21 ngày và 60 ngày; tiêm phòng H5N1 vào ngày thứ 70 và nhắc lại khi vịt đẻ được 100 ngày tuổi.

Nước uống hằng ngày cần bổ sung thêm chất điện giải, B-complex và kháng sinh (Amoxycilin, Colistin, Gentamycinlin, Tolysin) nhằm tăng sức đề kháng phòng bệnh đường ruột, hô hấp cho vịt.

* Lưu ý: Khi vịt đẻ người nuôi không nên sử dụng kháng sinh vì sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng trứng./.   

 

http://khuyennonghanoi.gov.vn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu