TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Năm, 25/4/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 383801
  CHĂN NUÔI

  Cách phòng và trị bệnh tụ huyết trùng ở Heo
18/11/2018

Hiện nay các dịch bệnh ở heo đe dọa khá nhiều tới hiệu quả kinh tế, đặc biệt là bệnh tụ huyết trùng. Bệnh tụ huyết trùng vẫn đe dọa và tiềm ẩn ở khắp các địa phương, gây thiệt hại và tổn thất lớn cho nghề nuôi lợn thịt.

 

Hộ nông dân Hồ Văn Hoàng, Trung tâm khuyến nông tỉnh Bình Định tập huấn kỹ thuật về lĩnh vực chăn nuôi thú y. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

 


Nguyên nhân gây bệnh:

Heo bị bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn gram âm, Pasteurella multocida có dạng cầu trực trùng gây nên. Vi khuẩn xâm nhập vào lợn sẽ gây chứng tụ huyết, xuất huyết ở những vùng đặc biệt trên cơ thể và sau cùng là xâm nhập vào máu gây bại huyết toàn thân. Bệnh tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm có thể phát bệnh rải rác hoặc thành dịch tại các địa phương. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi trong vòng đời của lợn, phổ biến nhất là lợn trong thời kỳ vỗ béo 3 – 6 tháng tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, khi điều kiện thời tiết thay đổi đặc biệt là vào vụ đông xuân khi độ ẩm cao, mưa phùn gió bấc, chuồng trại ẩm thấp…

Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, lây lan theo đường tiêu hóa là chính, ngoài ra còn qua hô hấp (nhất là hô hấp trên). Sự xâm nhập càng dễ dàng hơn là khi niêm mạc bị tổn thương. Bệnh lan truyền trực tiếp từ con mang mầm bệnh sang con khỏe, qua đường thức ăn, nước uống, chuồng trại vệ sinh kém…

Bệnh thường kết hợp thêm các bệnh trên đường hô hấp khác như viêm phổi, viêm teo mũi truyền nhiễm.

Điều trị bệnh:

Dùng một trong số các sản phẩm có chứa kháng sinh trị bệnh vi khuẩn gram âm như: Tetra-colovit với liều lượng 2 g/lít nước uống, dùng trong 3 – 5 ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại kháng sinh như Streptomycin, Colistin với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sỹ thú y.

Trong khi điều trị bắng thuốc kháng sinh kết hợp với B-complex C, liều lượng 5 g/kg thức ăn để tăng cường sức đề kháng, mau phục hồi sức khỏe. Trong thời gian điều trị bệnh, tiến hành sát trùng trang trại 1 – 2 lần bằng vôi.

Phòng bệnh cho heo:

Không chỉ tụ huyết trùng mà các bệnh ở heo ta cũng cần phòng tránh cho tốt. Khi lợn ngoài 1 tháng tuổi có thể tiến hành tiêm vaccin phòng bệnh tụ huyết trùng hoặc vaccin phòng bệnh trùng đóng dấu. Đây là phương pháp phòng bệnh hiệu quả và đơn giản nhất.

Tiến hành phòng bệnh tổng hợp bằng các công tác vệ sinh thú y. Bổ sung một số vitamin vào thức ăn, đặc biệt vào những khi thời tiết giao mùa để tăng cường sức đề kháng tự nhiên.

Tăng cường vệ sinh chuồng trại định kỳ sát trùng chuồng bằng vôi bột.

 

Theo : nuoitrong123.com
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu