TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Năm, 18/4/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 382495
  CHĂN NUÔI

  Kỹ thuật nuôi Tôm thẻ chân trắng
22/05/2014

LỜI GIỚI THIỆU

 

Trên thế giới, tôm thẻ chân trắng được nuôi nhiều ở các nước Nam Mỹ & Nam Trung Mỹ. Từ những thập niên 1980, 1990, ở Châu Á tôm thẻ đã được thử nghiệm và nuôi thành công ở các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia,… Đất nước Việt Nam chúng ta đang phát triển mạnh mẽ cho đối tượng này, đặc biệt khu vực Miền Trung, đã đóng góp sự thành công cho nghề nuôi tôm.

 

Trong những năm gần đây việc việc sử dụng chưa đúng kỹ thuật, sử dụng tràn lan về hóa chất và kháng sinh đã làm cho môi trường bị thoái hóa, bệnh tật xẩy ra nhiều, làm cho việc nuôi tôm bị gặp nhiều rủi ro và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục trình trạng trên, Công ty TNHH SANDO gởi đến Qúy Bà Con nuôi tôm Tài liệu kỹ thuật nuôi tôm thẻ, với hy vọng đóng góp việc nâng cao hiệu quả và kiểm soát thiệt hại trong nuôi tôm.

 

Công ty TNHH SANDO xin chân thành cám ơn Quý Bà Con đã tin tưởng và ủng hộ sản phẩm trong thời gian qua .

Chúng tôi cũng xin cám ơn Ban cố vấn và phòng kỹ thuật của doanh nghiệp đã đóng góp và giúp đỡ để hoàn thành cuốn tài liệu này.

Trân trọng,

 

 

I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

 

1.     Đặc điểm sinh học tôm thẻ thích nghi với môi trường.

 

Tt

Các chỉ tiêu

Khoảng thích hợp

Khoảng chịu đựng

1

Độ mặn (% o)

15 – 30

0,5 – 45

2

Nhiệt độ

25- 32

16-43

3

pH

7,5 – 8,5

6-10

4

Độ kiềm (mg/lít)

80 -150

60 – 200

5

Oxy hòa tan (mg/lít)

4 – 7

3 -7

6

NH3 (mg/lít)

< 0,1

< 0,2

7

H2S (mg/lít)

< 0,01

< 0,03

 

Bảng thông số kiểm tra:

·         Chúng ta cần phải có lịch trình kiểm tra và quản lý các thông số về môi trường ao tôm.

·         Mức nước nuôi tốt nhất từ 1,2-1,5m

·         Mật độ nuôi từ 80-200 con/m2

·         Đáy ao có cát, cát bùn, đáy cứng sẽ thuận lợi cho tôm phát triển.

 

Tt

Thông số

Thời điểm đo

7 giơ sáng

15 giờ chiều

1

Độ mặn (o/oo)

1 tuần / lần

2

Độ kiềm

3 ngày/ lần

3

Nhiệt độ

X

X

4

pH

X

X

5

Oxy

X

 

6

NH3

 

X

7

Độ trong

 

x

 

2. Đặc điểm dinh dưỡng

Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp, có thể ăn loại thức ăn từ gốc động thực vật.

Thức ăn công nghiệp, nhu cầu đạm 20 – 30 % thấp hơn tôm sú 38 %– 40 %, hệ số thức ăn thấp từ 0.9 – 1.2 (thông thường 1.1) so với tôm sú là 1.5 (mật độ thả 100 – 120 con/m2). Tỷ lệ sống 85%.

3. Sinh sản

Trong điều kiện nhân tạo tôm chân trắng có thể thành thục và đẻ trứng.

4. Sinh trưởng

Tôm thẻ chân trắng sinh trưởng thông qua quá trình lột xác, chu kỳ lột xác thông qua từng giai đoạn phát triển, tôm thẻ có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, ở giai đoạn < 20 g/ con, sau 30 ngay tăng trung bình 1-1,4g. Từ 75 – 85 ngày (PL 12), tùy theo mật độ nuôi và điều kiện nuôi có thể đạt kích cỡ 80 – 100 con/kg.

 

IIKỸ THUẬT NUÔI:

1.     Chọn địa điểm

Chọn địa điểm là yếu tố quan trọng quyết định thành công vì ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và tính rủi ro trong quá trình nuôi.

Yêu cầu về chọn địa điểm phù hợp:

·         Giá thành xây dựng giảm

·         Giảm chi phí sản xuất

·         Nguồn nước có chất lượng và đầy đủ

·         Có giao thông và nguồn điện để giảm chi phí.

·         Có thông tin liên lạc và an ninh tốt.

a/ Vị trí và chất đất:

·         Chọn vùng đất cát, đất pha cát, nền đất cứng, Ph đất > 6.0.

·         Không chọn vùng bị ngập mặn, sình lầy.vùng nước bị ổ nhiễm, khu vực hay bị lũ lụt.

b/ Nguồn nước cấp:

·         Chọn địa điểm gần nguồn nước có chất lượng tốt, nguồn nước cấp phải có đầy đủ quanh năm để thuận lợi trong việc cấp và thay nước. Tốt nhất có nguồn nước ngọt

·         Không chọn vùng nước bị ổ nhiễm bởi chất thải nông nghiệp và công nghiệp, khu vực hay bị lũ lụt.

2.     Thiết kế và xây dựng ao : Mục tiêu thiết kế ao tốt giúp :

·         Quản lý chất thải tốt, chất thải thường được thu gom tại nơi giữa ao.

·         Thay nước dễ dàng

·         Dễ thu hoạch 

2.1 Thiết kế ao lắng:

a/ Ý nghĩa .

·         Ao lắng để cung cấp nước cho ao trong quá trình nuôi, nhất là những nơi thường chất lượng nước không ổn định hay nguồn nước cấp không liên tục.

·         Ao lắng có vai trò quan trọng giúp phòng ngừa dịch bệnh lây lan vào ao nuôi.

·         Chủ động được nguồn nước cấp, không lệ thuộc vào thủy triều

·         Giảm độc tính của hóa chất sát trùng

                 Vì vậy thiết kế ao lắng là không thể thiếu được

b/ Diện tích ao lắng thường bằng 25 -30 %tổng diện tích ao nuôi.

     2.2 Thiết kế Ao nuôi

     a/ Hình dạng: hình vuông, hình tròn hay hình chủ nhật.

b/ Ao phải tạo được dòng chảy tròn. Đối với ao hình vuông hay chủ nhật để tạo dòng chảy thường đắp bo tròn các góc trong ao. Đáy ao bằng phẳng, tạo độ dốc nghiên về nơi gom chất thải.

c/ Hệ thống cánh quạt:

·         Quạt đặt cách bờ 2,5 – 4 m hay cách chân bờ 1,2 m. Khoảng cách giữa 2 cách quạt là 60 – 80 cm và lắp so le nhau.

·         Tùy theo hình dạng ao mà chọn cách lắp đặt hệ thống quạt tạo ra dòng chảy mạnh nhất và giúp cho chất thải tập trung giữa ao.

·         Số lượng cánh quạt phụ thuộc vào diện tích ao nuôi và mật độ thả nuôi. Thông thường :

     + 6000-7000 con/1 cánh quạt

     + tốc độ quay 60 – 100 vòng/phút

 

Đặt máy sục khí có 2 vai trò cung cấp thêm oxy và tạo ra dòng chảy. Khi tôm lớn, số lượng máy sục cũng tăng theo. Nên chọn vị trí thích hợp để đặt máy để tránh xáo trộn các chất thải đã lắng, dễ quản lý môi trường và chất thải trong ao, thường đặt cách mặt đáy 30 cm.

·         Diện tích ao: 4.000 – 6.000 m2 thuận lợi cho chăm sóc, quản lý, vận hành và cho năng suất cao.

·         Kết cấu hạ tầng giống như ao nuôi tôm sú.

 

3.     Chuẩn bị ao

Chúng ta chia làm 3 loại ao

a/ Ao mới xây : có các bước như sau:

Bước 1: kiểm tra kỹ các bờ ao, bờ ao không được rò rỉ khi lấy nước vào.

Bước 2: san bằng đáy ao, đáy dốc về cống thóat nước hay giữa ao để dễ gom chất thải.

Bước 3: Rữa đáy ao nhiều lần trước khi bón vôi

Bước 4: kiểm tra Ph đáy và dùng vôi bón.

Bước 5: lấy nước vào từ 1.0 – 1.2 m, ngâm 3 – 4 ngày.

Bước 6: bơm hay xả bỏ nước trong ao, phơi đáy 7 -10 ngày trước khi lấy nước vào chuẩ bị để thả tôm.

b/ Ao cũ: có các bước như sau:

Bước 1: Tháo cạn nước

Bước 2: Lấy bớt lớp bùn đáy ao.

Bước 3: Sửa và rữa nền đáy ao bằng phương tiện cơ học.

Bước 4: Bón vôi và phơi nền đáy đến khô khoảng 5 – 7 ngày trước khi lấy nước vào. Nếu có thời gian nên phơi đáy ao 1- 2 tháng để tiêu diệt các mầm bệnh và khoáng hóa đáy ao.

 

 

 

 

Ao bị phèn không nên phơi khô để hạn chế hiện tượng xì phèn.

 

pH đất

Voi CaCO3

(tấn/ha)

Ca(OH)2

(tấn/ha

Voi CaO

(tấn/ha

> 7

0

0

0

6 – 7

1 – 2

0.5 – 1

0.3 – 0.5

5 – 6

2 – 3

1 – 1.5

0.5 – 1

4 – 5

3 – 3,5

1.5 – 2

1 – 1.5

3 – 4

3,5 – 4

2 – 2.5

1.5 – 2

 

c/ Ao bị nhiễm mầm bệnh như đốm trắng đầu vàng, taura,…

     Cần phải cải tạo ao kỹ càng hơn, bắt sạch các loại tôm cá còn sót lại và tiến hành phơi ao 1 tháng.

     Dùng MAX ZU (diệt cua còng) vào buổi sáng để tiêu diệt mầm bệnh trong ao.

     Cách làm : hòa tan MAX ZU theo tỷ lệ 1: 200 ( 100 ml cho 200 lít nước) rồi phun đều khắp đáy ao. Nhớ phun kỹ cả bờ ao, các vùng cống, vùng chân cầu.

Trong trường hợp ao có nhiều hang cua còng, hang sâu : sau 24 giờ phun hóa chất trên, dùng 1 mlMAX ZU trộn với 1 kg cá tươi nướng băm nhỏ rồi đem rải ở miệng hay nhét sâu vào hang có cua còng. Sau đó nhặt hết cua còng ra khỏi ao rồi tiến hành như bước 4 ( ở cải tạo ao cũ ).

d/ Hệ thống rào lưới: nên rào lưới quanh năm để ngăn cản không cho vật chủ trung gian như cua, còng bên ngoài mang vào mang theo mầm bệnh gây thân đỏ đốm trắng đầu vàng, Taura do virus gây ra.

 

4.   Bón vôi

a/ Vôi nông nghiệp như đá vôi hay vôi sò

Chọn vôi mịn chứa hàm lượng trên 75%. Dùng để tăng hệ đệm của nước, có thể dùng số lượng lớn vì không ảnh hưởng đến pH nước. Liều 100 – 300 kg/ ha/ lần.

b/ Đá vôi đen Dolomite CaMg (CO3):

Giúp tăng hệ đệm nước , tăng độ kiềm

c/ Vôi tôi hay vôi ngậm nước Ca(OH)2:

Dùng vôi mịn từ 50 – 100 kg/ ha/ lần. Giúp tăng Ph đáy ao hoặc Ph nước. Loại vôi tôi này làm tăng pH mạnh nên tránh bón vào buổi chiều khi Ph thường cao nhất. 

 

5.     Chuẩn bị nước

Sau bón vôi xong, lấy nước vào qua lưới mịn hay vải kate. Cấp một lần đầy vào ao nuôi trước khi xử lý và gây màu nước.

 

Thời gian

Sản phẩm dùng

Mục dích

Ngày 1

 

Lấy nước đúng như yêu cầu, mở máy đập nước liên tục 3 ngày để trứng các vật chủ trung gian nở thành ấu trùng

Ngày thứ 4

MAX ZU

Diệt cua còng, ghẹ, tôm bạc, tôm đất, tép con,… mang mầm bệnh.

Sau 20 ngày dùng MAX ZU mới thả tôm.

Ngày thứ 8

SAPONIN

Ngâm saponin 12 giờ trước khi sử dụng, 10 kg/ 1000 m3 nước, tạt đều khắp ao, mở máy quạt.

Vớt cá chết ra.

Ngày thứ 14

Chọn 1 trong 3: WUNMID,

DOHA-Iodin 6000,

BIOXIDO 150

Sát trùng nước, để tiêu diệt mầm bệnh. Nên mở máy quạt nước. Sau 24 giờ có thể tiền hành gây màu nước và cấy vi sinh.

 

6.     Gây màu nước:

+ Kiểm tra điều chỉnh tốt các thông số sau trước khi gây màu nước:

·         Ph nước ao : 7.8 – 8.0

·         Độ kiềm: > 60 mg/lít

·         Mở máy quạt nước liên tục vào ban ngày

+ Gây màu nước giúp phát triển phiêu sinh thực vật, tảo và phiêu sinh động vật: dùng 1 lítDOZYMER cho 1600 m3 – 2500 m3 nước có thể kết hợp thêm PREMIX 100 hay MIX 500 với 1 kg/ 1000 m3

 + Cấy vi sinh có lợi sau khi sát trùng để ổn định hệ sinh thái, ổn định chất lượng nước và Ph bằng chế phẩm sinh học VI SINH ONE  1 kg/ 1000- 2000 m3, có thể kết hợp thêm VS- STAR với 1 lít/ ha.

7. Chọn giống & Thả giống:

a.Chọn tôm giống

Mua giống những nơi có uy tín, có chứng nhận xuất xứ nguồn gốc

Chọn giống đồng đều kích cỡ, giống có màu sắc sáng đẹp

Tôm giống thả đạt Post 12 trở lên.

b. Thả giống

Trước khi thả giống phải kiểm tra chất lượng con giống. Tôm giống đđạt chất lượng không mang mầm bệnh như: đđốm trắng, đỏ thân, taura,…

Do thời gian nuôi ngắn 2,5 – 3 tháng, kích cỡ thu họach từ 80 – 100 con/kg. Nên để nuôi hiệu quả thường thả mật độ 100 – 200 con/m2. Mật độ thả tùy thuộc vào các yếu tố sau:

o   Nguồn nước và điều kiện môi trường tự nhiên tại vùng nuôi.

o   Khả năng đầu tư

o   Thiết kế ao

o   Những biến đổi theo mùa và khí hậu thời tiết

o   Kinh nghiệm quản lý

 

8.Thức ăn và quản lý thức ăn.

Để giảm chi phí nên chọn thức ăn có hệ số thấp và độ đạm thấp hớn 35%.

Cách xác định thức ăn hằng ngày :

Tổng trọng lượng = trọng lượng trung bình x số tôm thực tế trên cơ sở lượng giống thả và ước lượng tỷ lệ sống theo thời gian.       

- Tổng trọng lượng trung bình và tổng trọng lượng tôm xác định được lượng thức ăn hằng ngày. Trong tình trạng bình thường tôm cỡ 1 – 5 g cho ăn 7- 10 % trọng lượng thân.; tôm 5 – 10 g cho ăn 4 – 7% trọng lượng thân; tôm 10 – 20 g cho ăn 3 – 4% trọng lượng thân.

Tôm thẻ có tập tính kiếm ăn vào ban đêm là chủ yếu. Trong nuôi nhân tạo tôm ăn thường xuyên cả ngày lẫn đêm. Khi tôm giai đoạn 2 tháng trở lên, môi trường ao bị ô nhiễm, lượng oxy hòa tan thấp, do đó giai đọan này chúng ta nên cho ăn vào ban ngày , ban đêm chỉ cho ăn 1 lần hoặc ngừng hẵn.

Quản lý thức ăn:

Có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nuôi. Quản lý tốt làm giảm chi phí, chất lượng nước, đáy ao sạch và hạn chế dịch bệnh. Chúng ta cần làm những việc như sau:

·         Giai đoạn tôm 10 ngày nên thả tôm vào sàng để làm quen

·         Bỏ thức ăn trong sàng nên căn cứ vào trọng lượng tôm và kiểm tra sàng chặt chẽ.

                                                Lượng thức ăn trong ngày x % thức ăn trong sàng

Lượng thức ăn trong sàng =

                                                                          Số lượng sàng

·         Việc chuyển đổi mã số thức ăn nên căn cứ vào trọng lượng để làm tiêu chuẩn theo bảng, không dựa vào tuổi tôm ( ngày tuổi). Trong thời gian chuẫn bị chuyển đổi nên trộn lẫn 2 loại thức ăn cho ăn ít nhất 3 ngày.

·         Tôm 30 – 75 ngày tốc độ phát triển khá nhanh vì vậy ta có thể tăng số lần thức ăn trong ngày (5 lần/ngày) và tăng lượng thức ăn để rút ngắn thời gian nuôi.

·         Khi tôm được 30 ngày tuổi, 5 – 7 ngày kiểm tra tốc độ tăng trường 1 lần.

·         Xác định được chính xác số lượng và trọng lượng tôm trong ao.

·         Theo dõi cường độ bắt mồi hàng ngày và mỗi cữ cho ăn để điều chỉnh phù hợp.

·         Theo dõi tiến độ lột xác để giảm lượng thức ăn trong giai đoạn lột xác và tăng sau khi tôm lột vỏ.

·         Theo dõi sự biến động thời tiết và môi trường nuôi vì chúng ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, nên ta điều chỉnh tăng giảm thức ăn cho phù hợp.

    

9. Hậu quả chất lượng nước kém:

·         Không thay nước trong thời gian dài.

·         Sau cơn mưa làm tăng độ đục nước và ph nước cao.

·         Sau thời gian nắng yếu làm giảm cường độ quang hợp của tảo dẫn đến lượng oxy hoa tan thấp.

·         Nền đáy ao xấu.

·         Sau khi phiêu sinh vật bị suy tàn làm oxy hòa tan giảm và có nhiều chất thải phân hủy bở xác tảo.

Khi chất lượng nước suy thoái làm giảm khả năng bắt mồi, sức ăn yếu, chậm lớn và dễ bị bệnh. Gây ra các bệnh như mang có màu sắc bất thường, vỏ bẩn, phồng đuôi và phụ bộ tổn thường,…

 

10. Quản lý chất lượng nước:

Nước là môi trường sống của tôm. Quản lý chất lượng nước là cần thiết để tôm phát triển, ngăn ngừa dịch bệnh,..

a.     Chất lượng đáy ao

Đáy ao dơ bẫn làm ảnh hưởng đến Ph, độ kiềm, oxy hòa tan, khí độc , sinh vật đáy, tảo và xuất hiện các bệnh như vàng mang, đen mang, đóng rong,..

Quản lý đáy ao tốt là quản lý ngay từ khâu cải tạo. Trong nuôi tôm đáy ao được làm sạch bằng các biện pháp sau:

+ Dùng VI SINH ONE hoặc BACBIOZEO hoặc AQUA BIO BZT theo định kỳ

+ Quản lý thức ăn tốt, tránh dư thừa

+ Quản lý tảo bằng sản phẩm BKC 8000không được để cho tảo tàn

b. Oån định tảo và vi sinh vật

+ Tảo phát triển quá mức : dùng BKC 8000 để hạn chế.

Tảo phát triển kém : thay 20 – 30% nước , cung cấp dinh dưỡng cho tảo phát triển. DùngPREMIX 100 hoặc MIRAMIX No: 8 hoặc DOZYMER liên tục 1 – 3 ngày .

+ Trong trường hợp ao quá khó gây màu : Dùng trước X – WATER liều 250 g/ 1600 m nước , sau đó dùng kết hợp PREMIX 100 liều 1 kg/ 1000 m nước và DOZYMER liều 1 lít/ 1600 m3 nước , dùng liên tục 1 – 3 ngày

+ Tảo tàn : dùng BACBIOZEO liều 5 kg/ 1000 m nước để lắng kết

 

Quản lý tảo là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng nước tốt hay xấu. Vì vậy phải thường xuyên theo dỏi sự phát triển của tảo để có biện pháp xử lý .

c.    Quản lý sự cân bằng và ổn định các yếu tố thủy lý hóa.

 

Nếu ta quản lý ổn định hệ tảo và vi sinh và đáy ao thì các yếu tố Ph, NH3, H2S, độ kiềm cũng sẽ ổn định theo. Khi thay đổi thời tiết và mất cần bằng sinh học trong ao sẽ làm cho các yếu tố này thay đổi.

Mức thích nghi như sau:

·         Ph thích hợp : 7,5 – 8,5

·         Độ mặn thích hợp : 15 – 30%0

·         NH3 < 0,1 mg/Lít.

·         H2S < 0,01 mg/Lít

·         Độ kiềm : 80 – 1220 mg/lít

·         Oxy hòa tan : > 4 mg/ lít

11.   Bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin

 

·         Bổ sung chất tăng hệ miễn dịch, phòng bệnh do virus : MUNOMAN 3- 5 g/ kg thức ăn, cho ăn 1 lần/ngày, dùng liên tục.

·         Bổ sung men đường ruột để giúp tiêu hóa tốt, giảm lượng phân thải ra : BIOTICBEST  5 g/ kg thức ăn hoặc BIO AV 5 ml / kg thức ăn

·         Bổ sung vitamin, khoáng vi lượng: VITASOL C + E hoặc C MIX 25% liều 5- 10 g/ kg thức ănCALCIPHORUS liều 5 ml / kg thức ăn, PROCOM liều 5 g / kg thức ăn

·         Tăng cường chức năng gan tụy, phòng các bệnh về gan: HEPAVIROL  liều 5 ml / kg thức ăn,SANSORIN liều 10 g / kg thức ăn

12.   Phương pháp quản lý môi trường:

·         Nên thay nước khi các yếu tố thủy hóa trong ao nằm trong khoảng không thích hợp. Đặc biệt khi ph dao động trong ngày lớn hơn 0,5

·         Cần tăng cường độ sâu mực nước trong ao theo thời gian từ 1,0 – 1,4 m nhằm ổn định môi trường, tạo độ thông thoáng cho tôm di chuyển trong ao, hạn chế sự phát triển thực vật của đáy ao.

·         Đối với những ao độ kiềm thấp hơn 60 mg/lít nên sử dụng thường xuyên các vôi nông nghiệp liều 15 – 20 kg, 7 – 10 ngày/ lần hoặc dùng SD SUPER ALKLINE .Đặc biệt những ngày có mưa , thời tiết thay đổi cần tăng cường sử dụng.

·         Ao có tảo phát triển chậm, độ trong cao : Dùng PREMIX 100 hoặc MIRAMIX No: 8 hoặcDOZYMER liên tục 1 – 3 ngày

·         Ao có tảo phát triển quá mạnh, ph tăng cao vào buổi chiều, trước tiên nên thay nước tối thiểu 30% , sau đó dùng đường cát 2 – 3 kg / 1000 m2, hòa tan tạt đều ao vào lúc 9 – 10 giờ sáng và mở máy quạt, sục khí.

·         Dùng chế phẩm sinh học VI SINH ONEhoặc AQUA BIO BZT hoặc kết hợp thêm VS STARtheo định kỳ trong suốt vụ nuôi để làm sạch nước, màu nước đẹp, phân hủy các chất hữu cơ, chất thải thức ăn, phân tôm, kìm hãm khí độc NH3, H2S,..

  

III. GIẢI PHÁP PHÒNG & TRỊ BỆNH Ở TÔM

 

1  BỆNH ĐƯỜNG RUỘT

Nguyên nhân: Do vi khuẩn đường ruột gây ra, phát sinh trong ao do ao bị ô nhiễm

Triệu chứng:Tôm giảm ăn, chậm lớn, đường ruột đứt khúc, không đầy. Cần phải điều trị nếu không tỷ lệ sống tôm giảm.

+ Phòng bệnh: Dùng thường xuyên BIOTICBEST hoặc BIO AV hoặc SAN ZYM cho ăn 2- 3 g/kg thức ăn, 2 lần/ngày

     + Trị bệnh: Dùng TRIMDOX For shrimpliên tục trong 3- 5 ngày. Kết hợp xử lý diệt khuẩn ao bằng BIOXIDO 150 liều 1 lít / 2000 m nước

 

2  BỆNH TAURA

Bệnh này xuất hiện lần đầu ở vùng Ecuado vào 1992. Việt Nam chủ yếu nhập giống thẻ từ Trung Quốc, Đài Loan năm 1999. Đến năm 2001 đã xuất hiện tại hải phòng, nam định, đặc biệt năm 2008 , 2009 dịch bệnh chết hàng lọat tại các tỉnh Quang Ngãi, Quảng Nam, Quảng Bình.

Nguyên nhân: Do một loại virut hình sợi Rna, bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn tôm từ 14 – 40 ngày tuổi.

·         Do virus Taura gây ra, Virus tồn tại trong nước khoảng 2 tuần.

·         Vi khuẩn cũng là tác nhân gây ra Taura

·         Nguồn tôm bố mẹ nhập từ nước ngoài

·         Giáp xác

·         Từ nguồn nước, chim, cò, rắn,…

·         Dụng cụ dùng trong trại

Triệu chứng: Dấu hiệu thấy rỏ nhất khi tôm ở giai đoạn cấp tính và chuyển tiếp là yếu, lờ đờ , đuôi phòng chuyển màu đỏ và hoại tử nên ngư dân gọi là bệnh đỏ đuôi. Tỷ lệ chết liên quan dến quá trình lột vỏ.

Phòng bệnh : là chủ yếu, hiện nay trên thế giới chưa có thuốc chữa.

·         Xử lý nước ao lắng, ao nuôi để diệt khuẩn, virus bằng thuốc sát trùng như: BIOXIDO 150, BKC 8000, DOHA Iodin 6000, MKC 1000,…

·         Làm sạch môi trường, sạch đáy ao, khử khí độc bằng chế phẩm sinh học như VI SINH ONE, AQUA BIO BZT, OCAMEN, VS –STAR.

·         Bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, giữ cho tôm luôn khỏe mạnh:

VITASOL C+ E, C MIX 25%, CALCIPHORUS, PROCOM, SAN ONE

·         Bổ sung chất tăng hệ miễn dịch: MUNOMAN

·         Bổ sung men tiêu hóa BIOTICBEST hoặc BIO AVhoặc SAN ZYM cho ăn 2- 3 g/kg thức ăn, 2 lần/ngày

 

 

3  BỆNH MÒN ĐUÔI, CỤT RÂU, ĐỐM ĐEN:

     Nguyên nhân:

Do ao nuôi có vi khuẩn và vi nấm gây ra, đáy ao dơ, bị ô nhiễm. Nuôi mật độ dày.

Triệu chứng:

Tôm bị cụt râu, đuôi tôm sưng phồng và có mủ , chân và phụ bộ bị thối gãy. Tôm bỏ ăn, yếu dần và dễ bị ăn thịt lẫn nhau.

+ Phòng bệnh: dùng DOHA Iodin 6000 liều 1 lít/ 6.000 m nước .

+ Trị bệnh: DOHA Iodin 6000 liều 1 lít/ 3.000 m nước, sau 48 giờ dùng thêm AQUA BIO BZT

 

4  BỆNH VỀ MANG:

     Nguyên nhân: Thường gặp ở ao có chất lượng nước và đáy kém

Triệu chứng: Mang tôm có màu nâu hoặc đen. Tôm có triệu chứng khó thở, dễ bị nổi đầu. Bệnh nặng thì mang bị vi khuẩn, nấm hoặc nguyên sinh động vật ký sinh phá hủy. Bệnh này làm tôm giảm ăn, chậm lớn. Dễ bị các tác nhân khác tấn công.

+ Phòng bệnh: cải tạo ao sạch trước khi thả giống, ao lắng xử lý kỹ càng. Dùng OCAMEN- Deodorants  liều 300 g/ 1.000 m nước, 10 ngày/ lần.

     + Trị bệnh: OCAMEN- Deodorants liều 500 g– 1kg/ 1.000 m nước, 5 ngày/ lần. Kết hợp trộn VITASOL C+ E liều 5 g/ kg thức ăn ( hoặc dùng C MIX 25%) cho ăn thường xuyên để tăng hiệu quả phòng trị.

 

5* BỆNH MỀM VỎ

 Nguyên nhândo thiếu thức ăn trong thời gian dài, thiếu khoang chất, mật độ nuôi dày

 Triệu chứng:vỏ tôm mềm, cơ thể có màu đỏ tia mang có màu đỏ hoặc trắng.

 Phòng & trị bệnh :Bổ sung khoáng chất và Vitamin C

- Dùng trộn: CALCIPHORUS kết hợp trộn thêm C MIX 25% hoặc VITASOL C + E

- Dùng tạt : PREMIX 100 hay HI CAPHO + C . 

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu