TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Chủ Nhật, 6/10/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 413830
  CHĂN NUÔI

  Những kỹ thuật cơ bản cho những ai muốn nuôi nhím
30/03/2016

Nhím là loài vật dễ nuôi, ít dịch bệnh, yêu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng cũng rất đơn giản. Các bộ phận cơ thể nhím đều có thể dùng làm thuốc, nhưng nuôi nhím còn dễ hơn cả nuôi lợn, thậm chí có thể nuôi cả trên sân thượng nhà cao tầng.

Chọn nhím giống

Có nhiều cách chọn nuôi nhím giống tuỳ vào điều kiện kinh tế gia đình. Nhưng thông thường bà con thường bắt nhím 2 tháng tuổi hoặc nhím bắt đầu sinh sản. Cách chọn nhím giống cũng rất đơn giản, bà con nên chọn Nhím có lông mượt, bóng, Nhím khoẻ, không còi cọc. Cách đơn giản để biết là khi vào thăm chuồng nhím bạn lấy một mẩu thức ăn có thể là bí đỏ, khoai lang hay thứ gì bỏ vào chuồng, nếu thấy nhím ra ăn chứng tỏ nhím đã nuôi thuần, mạnh dạn và có thể bắt làm giống. Bạn nên chú ý chọn như vậy tốt hơn bởi có nhiều trại Nhím có Nhím rừng mua trôi nổi từ ngoài vào và họ ghép lại với nhau để bán cho khách.

Nhím thường mua theo cặp gồm một đực một cái, Nhưng không nhất thiết phải như vậy mà bạn có thể kết hợp một đực với 2 hay 3 cái, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được con cái. Con đực nên chọn con nào năng động, mạnh mẽ, có thế nó mới phối giống hăng hơn. Khi chăn nhím kết hợp như vậy bạn phải có chuồng dự phòng để khi có con nào đẻ là phải tách riêng không có những con cái khác sẽ cắn chết con con.

Xây dựng chuồng trại

Mặc dầu được con người nuôi dưỡng nhưng Nhím vẫn mang nặng tính hoang dã và còn nguyên vẹn các phản xạ tự nhiên.Yêu cầu chuồng trại của Nhím phải thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Có rất nhiều kiểu xây dựng chuồng trại khác nhau. Nếu chỉ chăn nuôi theo hộ gia đình nhỏ lẻ chỉ một vài cặp thì chỉ cần xây tường 10, nền chuồng cần để bê tông tránh việc Nhím đào hang chui ra ngoài. Phần trong thành chuồng từ đáy chuồng trở lên nên đánh bóng. Nhưng nếu nuôi nhiều để đảm bảo độ thông thoáng thì chỉ cần xây tường cao khoảng 40cm sau đó lên lưới B40 ở phần trên. Kích thước chung cho các chuồng được sử dụng phổ biến dài, rộng, cao là 1.2 x 1.2 x 1.5 (mét).

Thật ra nếu không muốn làm cao như vậy thì chỉ cần làm cao chừng 1m nhưng mặt trên chuồng cần phủ lưới, thường sử dụng lưới sắt mắt nhỏ úm gà hay sử dụng để đậy. Việc này một là phòng cho nhím khỏi trèo ra ngoài khi bị tác động và hơn thể nữa nếu Nhím nhảy được sang các chuồng bên sẽ xảy ra các cuộc đụng độ giữa các Nhím đực. Bạn nên chú ý vì chúng có thể cắn chết nhau. Chuồng nên thiết kế hơi nghiêng 3 – 5 độ để đảm bảo không có nước đọng lại trong chuồng và vệ sinh được rễ hơn.

Thức ăn cho Nhím

Nhím có thể ăn rất nhiều loại thức ăn, đặc biệt đối với nhà nông ta có thể tận dụng tất cả các phụ phẩm nông nghiệp. Cụ thể các loại thức ăn các bạn xem bảng thống kê ở phần cuối.

Về cách cho ăn, bạn nên chú ý rằng Nhím là động vật ăn đêm, ban ngày chúng thường ngủ nghỉ và đêm đến mới hoạt động. Cũng bởi vậy Nhím thường chỉ ăn nhiều vào buổi tối. Mỗi ngày chỉ nên cho Nhím ăn theo hai bữa, lúc buổi chiều cho ăn khoảng 30% lượng thức ăn, và buổi tối cho ăn khoảng 70% lượng thức ăn còn lại. Bạn nên thay đổi thức ăn cho Nhím để đảm bảo Nhím ăn ngon miệng, tuy nhiên nên tập chung nhiều vào loại thức ăn mà Nhím ăn mạnh vì điều đó sẽ giúp Nhím sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Trong quá trình thay đổi thức ăn nên chỉ cho ăn thức ăn lạ với lượng hạn chế và cần theo dõi phân thường xuyên để phát hiện xem Nhím có bị tiêu chảy hay không. Nếu thức ăn đã ôi thiu hay không hợp Nhím sẽ bị đi ngoài. Bạn cung không cần lo lắng nhiều vì chỉ cần dừng việc cho ăn thức ăn mới lại là Nhím lại tự khỏi ngay không cần phải thuốc thang gì. Bạn nên cho thêm xương vào chuồng cho Nhím gặm vừa để mài răng và vừa cung cấp khoáng canxi nếu không Nhím sẽ gặp tường. Bạn nên mua xương ống của trâu bò, lọc hết thịt, luộc kĩ, cạo bỏ lớp thịt còn lại, phơi khô trong 3 ngày để hết mùi và chảy hết lớp mỡ trong tuỷ, rồi mới vứt vào cho Nhím. Vài ngày sau lấy bỏ xương cũ ra phơi lại và thay bằng xương mới để đảm bảo vệ sinh xương không bị thối mốc. Xương cũ lại lấy phơi lại rồi lại bỏ vào chuồng khi nào hết thì thôi.

·         Nuôi dưỡng Nhím chửa đẻ và nuôi con

·         Tên thức ăn (kg)

·         Thức ăn thô xanh0,3 – 0,5 kg/con/ngày

·         Thức ăn tinh (củ quả, các loại hạt)0,3 – 0,5 kg/con/ngày

·         Khoáng bổ sung (xương động vật)0,1 kg/con/ngày

·         Muối bổ sung1 gram/con/ngày

Sau khi phối giống có chửa phải lập lịch sinh đẻ cho Nhím để tiện chăm
Sóc. Nhím thường mang thai từ 95 – 105 ngày. Khi Nhím đẻ nên hạn chế tối đa sự xuất hiện của con người.

Nuôi dưỡng Nhím con

Đối với Nhím con mới sinh ra sẽ tự tìm vú mẹ để bú sữa đầu và hoàn thiện các chức năng của cơ thể. Sau khoảng 1 tuần tuổi Nhím bắt đầu tập ăn, bạn nên cho ăn các thức ăn dễ chịu như lá rau muống sẽ dễ dàng hơn cho Nhím con. Sau nửa tháng tuổi Nhím bắt đầu ăn các loại thức ăn hiện có. Sau 2 tháng tuổi Nhím con dần bú mẹ ít hơn, cũng vì lượng sữa mẹ đã ít dần và Nhím bắt đầu làm quen với cuộc sống độc lập.

http://www.thegioinhim.com/
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu