TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 29/3/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 379846
  TRỒNG TRỌT

  Biện pháp phòng trừ sâu đục trái trên cây sầu riêng
16/04/2018

Sâu đục trái trên cây sầu riêng gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất làm cho sầu riêng mất giá gây thiệt hại kinh tế lớn cho hộ trồng.

Vì vậy trong quá trình làm vườn bà con nên áp dụng ngay biện pháp phòng trừ sâu đục trái để vườn cây cho năng suất cũng như phẩm chất cao. Cũng nên thăm vườn thường xuyên để khi phát hiện ra có những triệu chứng gây hại xuất hiện thì tiêu diệt ngay không để chúng lây lan phát triển mạnh trên diện rộng.

·         Sâu đục trái là loại sâu hại phổ biến nước ta không chỉ trên cây sầu riêng mà còn nhiều loại cây ăn trái khác nữa. Việc phòng trừ chúng gặp khá nhiều khó khăn nếu như bà con không có những kiến thức căn bản để áp dụng.

·         Trứng sâu được đẻ trên những trái non khi sâu non nở ra chúng tấn công đục vào bên trong vỏ trái và tiếp tục đục cho đến phần thịt của trái. Chúng thực hiện việc hóa nhộng ngay trên đường đục và chui ra ngoài nhả tơ sau đó kết kén rồi hóa nhộng ngay mặt vỏ trái xen kẽ giữa những gai của trái sầu riêng thời gian cho giai đoạn này kéo dài chừng 7 – 8 ngày.

·         Những quả sầu riêng khi mọc thành chùm chúng hay bị sâu đục tấn công gây hại ngay phần tiếp giáp, những trái non khi bị chúng tấn công thường rụng đi hoặc bị biến dạng không sớm thì muộn cũng sẽ rụng. Tại vết đục này là điều kiện thuận lợi cho những loại vi khuẩn gây thối trái tấn công, sâu gây hại từ khi còn sớm và cần phải bao trái lại khi còn nhỏ mới có hiệu quả. Nhận biết sâu gây hại thông qua những đường phần chúng thải ra bên ngoài đường đục.

·         Theo dõi vườn cây thường xuyên để khi cây bị sâu tấn công thì phát hiện ra ngay.

·         Sử dụng túi bao trái chuyên dụng dành cho trái sầu riêng để bảo vệ trái là biện pháp hữu hiệu vì số lượng trái trên cây không quá nhiều không khó khăn cho việc bao trái.

·         Bảo vệ những loài thiên địch trong tự nhiên như bọ xít, nhện và kiến vàng chúng sẽ ăn thịt hết những con sâu đục trái này.

·         Những trải bị sâu đục nên tỉa bỏ đi và mang ra khỏi vườn tiêu hủy.

·         Những cây có trái sai nên tỉa bớt không để trái mọc thành chùm khiến sâu dễ dàng tấn công.

·         Khi vườn cây xuất hiện sâu tấn công trái trên 10% thì mới nên sử dụng thuốc để phun và loại thuốc sinh học được khuyên dùng hiện này là ABAGRO 4.0ec số lần phun là 2 – 3 lần cách nhau 2 tuần. Đây là loài thuốc trừ sâu được nghiên cứu kĩ càng đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người cũng như môi trường.

Trồng cây ăn trái bảo vệ chúng khỏi sâu bệnh tấn công là việc làm tắt yếu và cần thiết đối với hộ nông dân trồng. Chính vì vậy những phương pháp chia sẻ bên trên bà con hãy nắm cho thật rõ để áp dụng cho vườn cây ăn trái nhà mình. Để mỗi mùa thu hoạch luôn bội thu với phẩm chất, năng suất cao giá thành bán ra có giá mang lại hiệu quả kinh tế cải thiện đời sống hiện tại.

 

chongiong.com
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu