TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 19/4/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 382733
  TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN

  Nghiên cứu tạo chế phẩm tự nhiên từ một số loài rong biển (macroalgae) Việt Nam sử dụng làm mỹ phẩm
01/06/2019

Rong biển rất giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt là các protein, các polysaccharide hòa tan trong nước, lipit, axit béo không bão hòa đa nối đôi (polyunsaturated fatty acids - PUFAs), các chất màu, carotenoid… nên từ lâu chúng đã được sử dụng làm thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh và làm nguyên liệu cho sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm cho người và động vật nuôi.
Những năm gần đây, rong biển ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong nghiên cứu sản xuất mỹ phẩm dưỡng da, đặc biệt trong các sản phẩm mặt nạ dưỡng da. Dịch chiết rong biển có tác dụng chính như chống nhăn, chống lão hóa, kháng viêm, bảo vệ làn da chống lại các tác động của tia tử ngoại, dưỡng ẩm và làm trắng da, cung cấp các vitamin khác như A, C, E giúp hình thành, tái tạo những tế bào da mới và chống lại quá trình oxy hóa. 

Hiện nay, các sản phẩm mặt nạ dưỡng da từ rong biển đã được thương mại hóa có thành phần gồm bột rong hoặc dịch chiết thô từ rong biển, được phối trộn với các thành phần hóa học và các chất bảo quản khác nhau. Chúng có ưu điểm là dễ thương mại, đa chức năng, điều kiện bảo quản đơn giản và lâu dài, nhưng lại chứa các chất bảo quản hóa học, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng, như mất cân bằng nội tiết tố, thậm chí có thể gây ung thư. Chính vì vậy, việc tạo ra các chế phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ rong biển Việt Nam với ưu thế về nguồn nguyên liệu chất lượng cao, an toàn và hiệu quả cho người sử dụng là hướng nghiên cứu cần thiết, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm mỹ phẩm trong nước với các sản phẩm nước ngoài, hứa hẹn là nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế của đất nước trong thời gian tới.


Trong giai đoạn 2017-2018, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giao đề tài “Nghiên cứu tạo chế phẩm tự nhiên từ một số loài rong biển (macroalgae) Việt Nam sử dụng làm mỹ phẩm” cho Viện Công nghệ sinh học chủ trì, do TS. Ngô Thị Hoài Thu làm chủ nhiệm, với mục đích tạo ra chế phẩm sử dụng làm mặt nạ dưỡng da từ nguồn nguyên liệu rong biển Việt Nam.


Sản phẩm SEAWEED CNTCREAM - Kem mặt nạ Rong biển sản xuất theo TCCS02:2018/VCNSH

Sau hai năm thực hiện, đề tài đã sàng lọc và xác định điều kiện bảo quản được 4 loài rong tiềm năng (Caulerpa lentillifera, Kappaphycus alvarezii, Sargassum crassifolium và Ulva reticulata) giàu dinh dưỡng, có khả năng nuôi trồng được trên quy mô lớn, trữ lượng khai thác lớn, đảm bảo chất lượng làm nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm; lựa chọn được công thức phối trộn mặt nạ dưỡng da với hỗn hợp cao chiết của 4 loài rong biển (5 mg/mL) và định dạng cream là dạng phù hợp nhất để tạo chế phẩm mặt nạ dưỡng từ rong biển. Chế phẩm có tác dụng dưỡng ẩm cho da, chống tia UV, chống oxy hóa, kháng vi sinh vật kiểm định và làm trắng da; chế phẩm kem mặt nạ dưỡng da từ các loài rong biển Việt Nam đã được kiểm nghiệm và đạt yêu cầu về các tiêu chí thử nghiệm cho sản phẩm mỹ phẩm, an toàn cho người sử dụng, được cấp mã số 321/KNM-18 của Trung tâm Y tế dự phòng - Bộ Y tế ngày 25/6/2018 và đã ban hành được tiêu chuẩn cơ sở cấp Viện Công nghệ sinh học của chế phẩm SEAWEED CNTCREAM theo quyết định số 659/QĐ-CNSH ngày 9/11/2018; chế phẩm SEAWEED CNTCREAM có chất lượng đạt 4,03 % polysaccharide hòa tan trong nước, 0,545 % vitamin C + E và 0,042 % carotenoid (Trung tâm chứng nhận phù hợp Quacert, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường, Bộ Khoa học và Công nghệ).

Đề tài đã xây dựng thành công quy trình tạo chế phẩm mặt nạ dưỡng da từ các loài rong biển Việt Nam ở quy mô 5 kg nguyên liệu tươi/mẻ có độ ổn định, độ lặp lại và đạt hiệu suất cao, đơn giản và có tính ứng dụng thực tiễn; tạo ra được chế phẩm kem mặt nạ dưỡng da từ rong biển có khả năng dưỡng ẩm cho da, chống tia UV, chống lão hóa, kháng khuẩn, làm trắng da. Sản phẩm có giá thành thấp và an toàn cho người sử dụng.

Ngoài các kết quả nghiên cứu đã đạt được, đề tài đào tạo 1 thạc sỹ bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp và công bố được 01 bài báo quốc tế thuộc danh mục SCIE (Journal of Cosmetic Science, 69: 447-462. November/ December, 2018), 01 bài báo trên tạp chí sinh học năm 2018 (tập 3, số 40, trang 106-112); 01 bài báo đăng trong Hội nghị Khoa học công nghệ sinh học toàn quốc 2018 (trang 212 – 217, có số ISBN: 978-604-913-759-4) và tham dự 01 Hội nghị về Khoa học tự nhiên dành cho các nhà khoa học trẻ thạc sĩ và các nghiên cứu sinh trong các nước ASEAN (CASEAN-5) ngày 4-7/10/2017. Nhãn hiệu sản phẩm SEAWEED CNTCREAM Kem mặt nạ Rong biển đã được Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chấp nhận đơn hợp lệ (QĐ số 68450/QĐ-SHTT ký ngày 28/9/2018).

Ngày 21/2/2019, Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Viện Hàn lâm kết luận đánh giá nghiệm thu đề tài xếp loại xuất sắc.

 

Nguồn tin: Ngô Thị Hoài Thu, Viện Công nghệ sinh học
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu