TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Chủ Nhật, 19/5/2024
Tổng quan về xãTin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 192348

  TRỒNG TRỌT

  Một số lưu ý khi nuoi BaBa thương phẩm
16/12/2015

           Ba ba là loài động vật lưỡng cư, hiện đã được người dân ở cả ba miền Nam, Trung và miền Bắc nuôi rất phổ biến, thậm chí hiện nay người dân đã xuất bán ra thị trường các nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Trung Quốc... người nuôi có thu nhập rất cao. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi thương phẩm với mật độ dày, baba rất dễ đào thoát ra ngoài gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi và phát sinh các loại bệnh như nhiễm nấm thủy mi, trùng bánh xe... dẫn đến baba bị ghẻ lở rất khó điều trị. Giới hạn ở bài viết, xin giới thiệu một số lưu ý trong nuôi thương phẩm, xây dựng công trình nuôi và phương pháp phòng bệnh nhằm đem lại hiệu quả cao.

1. Cách phân biệt các loài ba ba.

Baba là loài động vật lưỡng cư thuộc lớp bò sát, bộ rùa, họ baba Tryonychidae. Trong họ baba có nhiều loài. Các loài thường gặp trên thị trường ba ba ở nước ta có ba ba hoa, baba gai, lẹp suối và cua đinh, cách phân biệt cụ thể:

- Ba ba hoa hay còn gọi là ba ba trơn có tên khoa học là Trionyx sinensis. Trong tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các vùng nước ngọt thuộc đồng bằng Sông Hồng, loài này có trọng lượng vừa phải, trung bình khoảng từ 1-3kg/con. Để phân biệt với các loài baba khác, chúng ta dựa vào màu hoa vân trên bụng, baba hoa lúc nhỏ da bụng có khoảng 10 đốm màu đỏ, khi nuôi baba lớn lên, màu đỏ nhạt dần, khi đạt cỡ trên 1,2 kg thì gần như các đốm chuyển màu trắng, phải quan sát kỹ mới thấy rõ. Hiện baba hoa nuôi phổ biến ở khắp cả ba miền.

- Baba gai có tên khoa học là Tryonyx steinachderi, chúng phân bố tự nhiên ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc, đặc điểm nhận biết là da bụng của chúng màu xám trắng, loài này thường có trọng lượng nhỏ hơn các loài khác, kích cỡ trung bình khoảng từ 1-1,5kg/con. Mặc dù thịt ngon, nhưng loài này hiện ít có người nuôi thương phẩm vì loài này trọng lượng nhỏ, nuôi lâu lớn.

- Lẹp suối, hay còn gọi là baba suối, chúng thường xuất hiện ở các vùng miền núi phía Bắc nơi có các con suối nhỏ, dưới gốc cây gềnh đá sát mương suối... baba gai có số lượng ít hơn và trọng lượng cũng nhỏ hơn baba hoa và baba gai. Quan sát da bụng lẹp suối có màu vàng bóng, không có chấm đen.

- Cua đinh hay còn gọi là baba Nam bộ, cua đinh có tên khoa học là Trionyx cartilagineus, phân bố tự nhiên ở vùng Tây Nguyên, Đông và Tây Nam bộ, cua đinh có da bụng màu trắng nhạt, không có chấm đen, là loài có trọng lượng lớn nhất trong họ baba Tryonychidae. Hiện cua đinh đang được người dân ở khắp nơi trong cả ba miền Nam, Trung và miền Bắc nuôi kinh tế, nhiều hộ dân sở hữu những con có trọng lượng lên đến mấy chục kg và có giá bán rất cao, đem lại thu nhập ổn định và làm giàu cho người nuôi.

2. Tập tính sinh sống, sinh trưởng của baba:

Ba ba là động vật sống hoang dã, dễ thích nghi với điều kiện môi trường, chúng sống cả ở dưới nước và trên bờ, baba thở bằng phổi là chính nên thỉnh thoảng phải nhô lên mặt nước để lấy không khí, chúng có tập tính phơi nắng rất lâu nếu yên tĩnh, theo quan sát thì thường chúng phơi cho đến khô căng da mới trở lại nước, tập tính trên giúp chúng loại bỏ một số loài vi khuẩn, nấm sống ký sinh trên cơ thể. Trong nuôi thương phẩm các loài hoang dã thì baba là loài dễ nuôi nhất, đặc biệt là môi trường khí hậu thuận lợi như ở các tỉnh Đông Nam bộ, Nam bộ nói chung, có nắng nóng quanh năm, nguồn cung thức ăn cũng khá dồi dào và thuận tiện, còn ở các tỉnh phía bắc thì gặp một số trở ngại lớn khi nuôi vì có mùa đông, vì vậy, người nuôi phải thiết kế thêm các khu tránh trú lạnh cho baba cả ở dưới nước và trên bờ và thời gian nuôi cũng dài hơn.

Được xếp vào loại vật nuôi hung dữ, chúng thường cắn nhau rất lâu và đau, có khi cả 5-10 phút mà không chịu nhả ra, ngay cả người bắt không đúng cách sẽ bị cắn rất đau và có khi gãy xương ngón tay... Tuy nhiên baba lại cực kỳ nhút nhát, thích nơi yên tĩnh, khi gặp người xuất hiện đột ngột hay có tiếng động dù nhỏ thì ngay lập tức chúng trở lại đáy ao và vùi mình trong bùn, trong cát để lẩn trốn. Vì vậy, khi thiết kế khu ao nuôi cần yên tĩnh, đặc biệt là sàn phơi nắng nên bố trí kín đáo tránh gây ồn ào kể cả súc vật như nuôi chó, mèo qua lại... Ngoài ra, baba là loài có khả năng đặc biệt thiện nghệ trong việc leo trèo, đào hang và tẩu thoát... cũng chính vì đều này, nhiều gia đình đã mất trắng cả ao nuôi chỉ vì quá chủ quan trong thiết kế xây dựng công trình nuôi của mình.

Về tính ăn:  Là loài ăn thức ăn động vật, qua quan sát thấy sau khi nở vài tiếng là chúng đã tìm mồi để ăn. Trong tự nhiên thức ăn lúc nhỏ của chúng là động vật phù du, trùng chỉ,... giai đoạn lớn hơn chúng ăn các loài cá, tép, cua, ốc, giun đất, xác động vật... Trong điều kiện nuôi thương phẩm, chúng ta nên tập cho baba ăn thức ăn công nghiệp từ nhỏ, định kỳ bổ sung các loại vitamin, khoáng và cũng nên cho ăn thêm một ít cá, ốc nhằm giúp cho baba tăng sức đề kháng.

Tính sinh trưởng: Baba là loài nuôi khá lâu lớn, giống thả tốt nhất là loại có kích thước từ 6-10cm, nuôi trong điều kiện quản lý tốt, sau 10-12 tháng là cho thu hoạch với trọng lượng bình quân khoảng từ 1,5-2,5kg/con. Ở Miền Bắc nuôi có thể lâu hơn do có mùa đông và các loài lẹp suối, baba gai nuôi chậm lớn hơn các loài baba hoa và cua đinh.

 Tính sinh sản: Thông thường baba nuôi sau khoảng 1 năm là chúng bắt cặp và giao phối, mùa đẻ trứng từ tháng 3 đến tháng 10 dương lịch, giai đoạn này chúng cắn nhau rất giữ dội, chúng đẻ trứng trên cạn trong các bãi đất, bãi cát mềm xốp, trứng sau 50-60 ngày thì nở, trung bình con nặng 1,5kg cho khoảng 8-15 trứng, baba có thể đẻ từ 2-3 lứa/năm tùy vào chất lượng thức ăn và chăm sóc. Baba dưới 1 tuổi thường cho trứng ít có trống và kích thước nhỏ, tỷ lệ nở thành con thấp, chất lượng giống không cao. Vì vậy, các hộ gia đình có ý định nhân giống nhân tạo thì nên chọn loại lớn hơn 2kg/con và chỉ chọn con cái hoặc con đực rồi sau đó mua giống về cho bắt cặp, cho sinh sản nhân tạo thì mới cho giống tốt.

3. Quản lý, chăm sóc baba thưởng phẩm.

3.1. Nước nuôi. Điều kiện tiên quyết để nuôi loài này là phải chủ động được nguồn nước cấp cho ao nuôi, theo kinh nghiệm, ao nuôi có nước tuần hoàn thì baba ít bị bệnh và cho kết quả cao, nhiệt độ nước thích hợp là ở ngưỡng từ 25-300c. Nếu nhiệt độ dưới 12-140c và trên 350c baba sẽ ngừng ăn.

3.2. Công trình nuôi. Như đã giới thiệu, baba là loài có biệt tài đào thoát rất giỏi, vì vậy khi thiết kế ao nuôi, nhất thiết người đầu tư phải chú ý thiết kế phòng, chống chúng “vượt rào”, đặc biệt là vào ban đêm khi trời mưa to, có giống bão... (Tham khảo hình ao nuôi baba). Nên tham quan tại các hộ đã nuôi trước rồi sau đó mới xây dựng công trình nuôi.

3.3. Chủ động nguồn thức ăn. Cần chú ý khi đầu tư là chủ động được nguồn thức ăn cho chúng, nhất là giai đoạn baba lớn hơn 0,5kg, chúng tiêu thụ thức ăn rất lớn, khoảng từ 5-8% trọng lượng thân đối với thức ăn tạp như cá, ốc cua, phế phụ phẩm của lò mổ... Hiện nay, đa số người nuôi cho ăn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, tuy baba có mau lớn nhưng chất lượng thịt không ngon và có nhiều mỡ, vì vậy nên phối trộn thức ăn nhằm nâng cao chất lượng thịt.

4. Chủ động phòng & trị bệnh cho baba và một số lưu ý.

Cách phòng bệnh tốt nhất cho baba không gì tốt hơn đó là quản lý tốt nguồn nước, tránh không để nước bị ô nhiễm, quản lý tốt lượng thức ăn không để dư thừa, định kỳ bổ sung, phối trộn các chất khoáng, Vitamin vào thức ăn nhằm tăng cường sức đề kháng cho baba nuôi.

Thường xuyên theo dõi và kiểm tra baba nuôi, nếu thấy có dấu hiệu của ghẻ lở do cắn nhau thì cần có phương án điều trị ngay, nếu cần có thể tách riêng con bị bệnh để điều trị, vì vết thương hở sẽ là mồi cho nấm thủy mi, trùng bánh xe làm tổ trên mình baba, nếu nặng sẽ rất khó điều trị, dẫn đến lây lan ra cả ao, cách điều trị: Bôi Tetraxylin mỡ lên vết thương

Giữ yên tĩnh cho khu nuôi, tránh gây ồn ào, không thả nuôi chó, mèo gần khu nuôi để phòng tránh ô nhiễm, truyền bệnh và gây tiếng động.

Nhất thiết ao nuôi phải có khu phơi nắng cho baba, càng nắng càng tốt, khu phơi nắng thiết kế bằng cây tre loại to, kết thành bè nổi, có trừ hao lượng baba lên phơi nhiều cùng lúc.

5. Thu hoạch và vận chuyển thương phẩm.

Thu hoạch: Việc thu hoạch baba khá đơn giản nếu thu hết một lần, bởi vì tập tính sống chui rúc của chúng, khi tát cạn thì tất cả baba đều chiu xuống bùn đáy để lẩn trốn, chúng ta chỉ việc lật bùn đáy và thu hoạch. Nếu thu tỉa thì tháo bớt nước, để khoảng chừng 50cm, tiến hành thu hoạch bằng cách bắt tay, chú ý tránh để bị ảnh hưởng đến số baba còn lại trong ao và đề phòng bị baba cắn, chúng cắn rất đau và lâu lành vết thương.

Vận chuyển: Khi xuất baba bán, bỏ chúng vào túi lưới loại vừa với thân của chúng là tốt nhất, vừa hạn chế chúng cắn lẫn nhau, vừa mềm mại dễ thao tác. Theo kinh nghiệm thì sau khi cột từng con hoặc từng chùm, bỏ vào thùng xốp, rải bèo tây giữ ẩm, thao tác nên nhẹ nhàng nhằm tránh gây hại đến baba khi vận chuyển đi xa./.

 

Diễm Lệ - Cù Bị
In trang Quay lại Lên trên

  
TIN NÓNG
    xã Cù Bị với công tác phòng dịch cúm gia cầm
    Nuôi bò bền vững
   
    Nguy cơ thiếu nguồn cung đẩy thị trường nông sản khởi sắc
    Đồng Tháp: Nuôi lươn mang lại hiệu quả kinh tế cao
    Hội nghị tổng kết hoạt động hội năm 2014, kỷ niệm 20 năm thành lập hội và hội nghị thi đua yêu nước tuổi cao gương sáng.
    hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2014 và kế hoạch thực hiện năm 2015
   
    BND xã Cù Bị đã tổ chức tặng quà cho các đối tượng chính sách và hộ gia đình nghèo trên địa bàn xã Tết Ất Mùi 2015
    UBND xã Cù Bị đã tổ chức họp mặt đầu xuân Ất Mùi 2015
   
   
   
   
    15 Chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã Cù Bị đã tổ chức Đại hội
    Bản tin đại hội đảng bộ xã Cù Bị lần thứ IV, nhiệm kỳ 2015 -2020
    Hàng Việt về nông thôn tại xã Cù Bị
    Lễ phát động chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống bệnh sốt xuất huyết đợt I năm
    Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và lễ khai mạc hè năm 2015
    Họp mặt nhằm kỷ niệm 74 năm ngày truyền Thống người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941 - 6/6/2015)
    Hội thi tiếng hát sơn ca xã Cù Bị lần II năm 2015
    Văn nghệ chào mừng Đại hội Đảng bộ Huyện Châu Đức lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 2020
   
    Ngày 14/10/2015, UBND xã Cù Bị đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã Cù Bị giai đoạn 2011-2015.
    Lễ kỷ niệm 33 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
   
   
   
   
    Công tác tuyên truyền, giáo dục Hội viên phụ nữ thực hiện công tác 4 giảm
   
   
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 987 190 - Fax: (84.064) 3 987 880
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu