TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 7/5/2024
Tổng quan về xãTin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 191810

  TRỒNG TRỌT

  KỸ THUẬT ĐÔN DÂY TIÊU – CẮT TỈA TẠO TÁN CHO CÂY TIÊU
02/06/2016

Cách buộc dây tiêu sau khi trồng

Sau khi đào hố trồng tiêu, từ mỗi hom tiêu sẽ mọc ra 1-2 cành tược (còn gọi dây thân, dây tiêu ác). Cành tược lên đến đâu ta phải tiến hành dùng dây buộc vào trụ đến đó. Khi rễ bám chắc thì từ cành tược mới mọc ra cành quả, nếu không buộc kịp thời, cành tược bị ngả ra ngoài, dây tiêu sẽ yếu và không sinh cành ác được.

Dây buộc nên sử dụng dây nylon mềm, không được dùng dây chuối hay dây bện từ cách loại vỏ cây, vì dễ sinh nấm mốc nhiễm vào cây tiêu.

Nếu dùng trụ sống, sau khi buộc dây ta phải thường xuyên kiểm tra. Khi rễ đã bám vào trụ cần cắt bỏ dây buộc, tránh trường hợp dây tiêu bị bó quá chặt vào trụ (do trụ sống lớn nhanh tăng đường kính thân) làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của dây tiêu.

Kỹ thuật cắt tỉa tạo hình, tạo tán cho cây tiêu

Tạo hình cho tiêu trồng bằng dây ác

Sau khi trồng, mỗi hom tiêu hoặc bầu ươm tiêu sẽ mọc ra 1-2 dây thân, như vậy với trụ trồng 2 bầu tiêu, trên trụ khi này sẽ phát sinh 2-5 dây thân. Khi tiêu được 12 – 14 tháng. Ta tiến hành cắt ngang để tiêu mọc dây thân mới.

Trường hợp 1: Tận dụng phần cắt bỏ làm hom tiêu nhân giống

Vị trí cắt cách gốc 25-30cm. Phần cắt bỏ bà con nên tận dụng cắt thành các hom tiêu 5 mắt để nhân giống.

Nên cắt tiêu vào những ngày khô ráo. Không nên cắt vào các ngày mưa dầm, môi trường ẩm ướt sẽ dễ phát sinh các loại bệnh từ vết cắt. Bên cạnh đó cũng cần nhổ bỏ các dây tiêu có dấu hiệu nhiễm virus trước khi cắt thân (xoăn lá, rụt ngọn). Hạn chế tối đa việc virus lây lan sang các cây khỏe mạnh

 

Các đốt dưới vết cắt sẽ sinh ra các dây thân mới. Giữ lại các dây thân khỏe mạnh bám đều quanh trụ, làm bộ khung chính cho trụ tiêu. Các dây thân yếu hoặc khỏe nhưng mọc không đều (bám sát nhau quá) cần cắt bỏ. Số lượng dây thân giữ lại tùy theo các loại trụ tiêu. Cụ thể như sau:

§  Trụ bê tông: 5 – 7 dây thân / trụ

§  Trụ xây gạch: 30 – 40 dây thân / trụ

§  Trụ sống: 6 – 8  dây thân / trụ

Khi tiêu leo hết chiều cao trụ chết (hoặc đạt 5m đối với trụ sống). Ta tiến hành hãm ngọn và cắt tỉa định kỳ

Trường hợp 2: Không có nhu cầu lấy hom tiêu nhân giống

Trường hợp này, ta cắt dựa vào số cành quả trên dây tiêu. Ở độ cao 0,8 – 1m, mỗi dây thân khi này sẽ mang 5 – 6 cành quả, ta sẽ cắt bỏ phần ngọn mang 1-2 cành quả. Số lượng dây thân trên mỗi loại trụ tương tự như bên trên. Do đó nếu sau khi cắt các dây thân mới vẫn chưa đủ số lượng thì tiến hành cắt lần thứ 2. Cũng giữ lại trên mỗi dây thân mới (dây thân mọc sau khi cắt lần 1) từ 3-5 cành quả.

Lưu ý: Nếu trồng tiêu bằng trụ tạm – Trong năm đầu tiên ta buộc toàn bộ các dây thân vào trụ tạm, cũng cắt ngang tương tự như 2 trường hợp trên, tiếp tục cho các dây thân mới bám vào trụ tạm. Khi trụ sống đủ đường kính thân 3-4cm, ta chuyển 1-2 dây thân qua trụ sống. Khi cây trụ sống được 2 năm tuổi ta mới chuyển toàn bộ qua trụ sống.

Tạo hình cho tiêu trồng bằng dây lươn

Kỹ thuật tạo hình cho tiêu trồng bằng dây lươn có phần khác biệt. Cụ thể ở đây ta không cắt ngang dây tiêu mà sử dụng kỹ thuật đôn dây tiêu lươn. Chi tiết như sau

Kỹ thuật đôn tiêu lươn đúng cách

Từ bầu tiêu lươn (hoặc hom tiêu lươn trồng trực tiếp). Giữ lại 4-6 dây khỏe mạnh, buộc vào trụ bằng dây nylon mềm. Cách buộc dây tiêu cũng tương tự như đã trình bày ở phần đầu. Tiêu trồng bằng dây lươn sẽ không có cành quả ngay. Khi nào rễ bắm chắc trên trụ mới cho ra cành quả.

Sau 12 – 14 tháng, tiêu leo cao khoảng 1,4 – 1,5m và có 2 – 3 cành quả ở phần ngọn ta tiến hành đôn dây tiêu. Cần thực hiện kỹ thuật này trong mùa mưa. Vào những ngày khô ráo.

Lưu ý: Chỉ những dây đã ra cành quả ta mới tiến hành đôn dây. Các dây không có cành quả, ta cắt bỏ luôn.

§  Thực hiện đôn dây bằng cách nhẹ nhàng gỡ dây tiêu ra khỏi trụ, hạn chế tối đa làm xây xát, gẫy giật dây tiêu.

§  Cắt bỏ lá ở phần gốc dưới vị trí sinh cành quả

 

§  Đào rãnh sâu 15 – 20 cm xung quanh trụ tiêu, cách gốc tiêu 20 – 25cm (Đào thành vòng tròn)

§  Đặt dây tiêu đã vặt bỏ lá vào rãnh, phần ngọn có cành quả buộc vào trụ

§  Lấp rãnh bằng lớp đất mỏng, không lấp dày quá và tuyệt đối không bón phân chuồng vào rãnh.

§  Sau khi thấy rễ non nhú ra từ các đốt đã chôn xuống rãnh (do chôn bằng đất mỏng nên ta có thể quan sát được). Khi này mới tiến hành vun gốc và bón phân

§  Việc đôn dây tiêu sẽ làm cho tiêu có bộ rễ rộng hơn, kích thích phát sinh nhánh ác và dây thân mới.

Cắt tỉa tạo hình cho tiêu giai đoạn kinh doanh

§  Tỉa bỏ các cành quả dây ác và dây lươn mọc dưới gốc tiêu

§  Phần cành quả của tán tiêu phải cách mặt đất 10 – 15cm

§  Các dây lươn nếu không có nhu cầu nhân giống thì cắt bỏ

§  Trường hợp muốn giữ lại dây lươn để ươm cây tiêu giống thì phải buộc dây lươn vào một trụ tạm nằm ngoài tán tiêu. Trụ tạm này không cần quá cao. Chỉ đủ cao để dây lươn đeo bám đến khi đạt độ bánh tẻ.

§  Tỉa bỏ các cành quả yếu, cành tăm nhang (không có lá, hoặc ít lá)

§  Tỉa bỏ các dây thân mọc ngoài tán tiêu, dây thân vươn quá cao ở đỉnh trụ

 

Cắt tỉa tiêu giai đoạn kinh doanh: Loại bỏ dây thân mọc ngoài bộ tán

§  Mỗi năm nên tiến hành cắt tỉa 2 – 3 lần.

§  Thời điểm cắt tỉa nên chọn ngày khô ráo. Hạn chế việc nấm bệnh, virus xâm nhập thông qua vết cắt

Rong tỉa cành cho cây trụ sống

Bên cạnh việc cắt tỉa cành tạo tán cho dây tiêu, nếu trồng bằng trụ sống cũng phải chú ý đến việc rong tỉa cành cho cây trụ sống. Ở phần thân nơi tiêu đeo bám, nên chặt bỏ các cành ngang. Khi trụ tiêu sống đạt độ cao nhất định theo ý muốn. Tiến hành hãm ngọn. Khi hãm ngọn, nếu gặp trời mưa, cần lấy túi nylon trùm phần thân bị cắt. Tránh để nhiễm nước mưa, cây rất dễ bị thối thân và chết. (Trường hợp này rất hay xảy ra đối với cây muồng đen làm trụ tiêu)

Mỗi năm nên thực hiện rong tỉa cành cho trụ sống 2 lần. Một lần vào đầu mùa mưa (rong tỉa mạnh) và lần thứ 2 vào cuối mùa mưa (rong tỉa nhẹ hơn, tránh làm cho cây yếu quá -> dễ chết khi đến mùa khô hạn).

 

Vuua cay giong.com
In trang Quay lại Lên trên

  
TIN NÓNG
    xã Cù Bị với công tác phòng dịch cúm gia cầm
    Nuôi bò bền vững
   
    Nguy cơ thiếu nguồn cung đẩy thị trường nông sản khởi sắc
    Đồng Tháp: Nuôi lươn mang lại hiệu quả kinh tế cao
    Hội nghị tổng kết hoạt động hội năm 2014, kỷ niệm 20 năm thành lập hội và hội nghị thi đua yêu nước tuổi cao gương sáng.
    hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2014 và kế hoạch thực hiện năm 2015
   
    BND xã Cù Bị đã tổ chức tặng quà cho các đối tượng chính sách và hộ gia đình nghèo trên địa bàn xã Tết Ất Mùi 2015
    UBND xã Cù Bị đã tổ chức họp mặt đầu xuân Ất Mùi 2015
   
   
   
   
    15 Chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã Cù Bị đã tổ chức Đại hội
    Bản tin đại hội đảng bộ xã Cù Bị lần thứ IV, nhiệm kỳ 2015 -2020
    Hàng Việt về nông thôn tại xã Cù Bị
    Lễ phát động chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống bệnh sốt xuất huyết đợt I năm
    Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và lễ khai mạc hè năm 2015
    Họp mặt nhằm kỷ niệm 74 năm ngày truyền Thống người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941 - 6/6/2015)
    Hội thi tiếng hát sơn ca xã Cù Bị lần II năm 2015
    Văn nghệ chào mừng Đại hội Đảng bộ Huyện Châu Đức lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 2020
   
    Ngày 14/10/2015, UBND xã Cù Bị đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã Cù Bị giai đoạn 2011-2015.
    Lễ kỷ niệm 33 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
   
   
   
   
    Công tác tuyên truyền, giáo dục Hội viên phụ nữ thực hiện công tác 4 giảm
   
   
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 987 190 - Fax: (84.064) 3 987 880
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu