TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Chủ Nhật, 10/11/2024
Tổng quan về xã
Hoạt động đoàn thể
Cây cảnh
Hoạt động TDTT
An ninh - Xã hội
Thủ Tục Hành Chính
Hoạt động UBND
Nữ công gia chánh
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Lễ trao nhà đại đoàn kết năm 2011

Hoạt đông lễ hội tháng 3

canh gà lá giang

Hội nghị phổ biến luật phòng, chống mua bán người

tặng quà

Hội nghị phổ biến luật phòng chống mua bán người

Hội thi hoà giải viên giỏi huyện Tân Thành lần III năm 2012

Trường MN Hắc Dịch khai giảng năm học mới 2012-2013

Lượt truy cập: 357574
  TÀI LIỆU KHCN

  Tài liệu tuyên truyền 30-4 và QTLĐ 1-5 ...
28/04/2014

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 39 NĂM
NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM, THỐNG NHẤT TỔ QUỐC
(30/4/1975-30/4/2014) & 128 ngày QTLĐ  (01/5/1886-01/5/2014)
 & 124 năm ngày sinh nhật Bán 19/5 ( 1890 – 2014) 60 năm ngày chiến thăng điện biên 7/5 ( 1954 - -2014 )

Phần 1

KỶ NIỆM 39 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM
THỐNG NHẤT TỔ QUỐC (30/4/1975 – 30/4/2014)

 Ngày 30-4-1975, kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất Tổ quốc. Đây là thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước trong thế kỷ XX, do Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, là trang sử hào hùng và mốc son chói lọi trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

I. NHỮNG CHIẾN CÔNG OANH LIỆT CỦA SỰ NGHIỆP CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC, GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT TỔ QUỐC.

Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào năm 1954, buộc Pháp phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ thừa nhận về nguyên tắc sự độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng Mỹ là một trong những nước dự hội nghị Giơ-ne-vơ đã không ký tuyên bố cuối cùng của hội nghị. Mỹ nhanh chóng xúc tiến kế hoạch xâm nhập miền Nam nước ta bằng chính sách thực dân mới. Mỹ dựng lên chính phủ bù nhìn ở Miền Nam với âm mưu là tiêu diệt bằng được phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân ta, chia cắt lâu dài đất nước ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, làm bàn đạp tấn công miền Bắc và các nước XHCN.

Xuất phát từ mưu đồ và dã tâm trên, đế quốc Mỹ ráo riết xúc tiến kế hoạch xâm nhập vào miền Nam nước ta để thay thế thực dân Pháp, đồng thời dựng lên chính quyền tay sai, độc tài, khát máu Ngô Đình Diệm để đàn áp, tiêu diệt những người kháng chiến, cơ sở cách mạng và đồng bào ta, chúng dựng lên nhiều nhà tù, trại giam, trại tập trung; biến miền Nam thành nhà tù khổng lồ dưới sự cai trị hà khắc của Mỹ Diệm.

Tuy bị khủng bố, đàn áp, dã man nhưng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta liên tục đấu tranh đòi Mỹ thực hiện hiệp định Giơ-ne-vơ, chống khủng bố, đàn áp, chống tố cộng, diệt cộng. Đồng thời, bắt tay vào việc xây dựng, củng cố và ổn định miền Bắc theo hướng XHCN làm căn cứ vững chắc cho cách mạng cả nước.

Tháng 1-1959 tại Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (tháng 1-1959) do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì họp tại Hà Nội đã ra nghị quyết khẳng định: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam, nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ.

Nghị quyết 15 đã phản ánh đúng nhu cầu của lịch sử, giải quyết kịp thời yêu cầu tiến lên của cách mạng miền Nam. Nó là ngọn lửa dấy lên cao trào Đồng khởi (1959-1960) xoay chuyển tình thế cách mạng miền Nam, làm tan rã hàng loạt bộ máy kềm kẹp của ngụy quân, ngụy quyền ở các thôn xã, giành quyền tự quản về tay nhân dân, đẩy ngụy quyền, ngụy quân vào thế lúng túng.

Từ cuối năm 1960, Mỹ áp dụng hình thức thống trị bằng chính quyền tai sai, độc tài, phát xít Ngô Đình Diệm nhưng đã liên tiếp thất bại. Để đối phó với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng miền Nam, chiếm lại những địa bàn, vùng dân cư đã mất sau cuộc Đồng khởi của ta, đế quốc Mỹ đã chuyển sang thực hiện chiến lược "chiến tranh đặc biệt'. Nội dung cơ bản là càn quét, dồn dân vào ấp chiến lược trên qui mô lớn theo chiến thuật "tát nước bắt cá".

 Cuối năm 1964, trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quân dân miền Nam, hệ thống ấp chiến lược do Mỹ - Diệm lập ra ở miền Nam cơ bản đã bị nhân dân phá vỡ.

Trên lĩnh vực đấu tranh vũ trang, quân dân ta cũng giành được những thắng lợi to lớn. Điển hình là trận Ấp Bắc (2/1/1963) đánh bại chiến thuật "trực thăng vận", "thiết xa vận"; chiến dịch Bình Giã (2/12/1964 – 3/1/1965); chiến dịch Đồng Xoài (10/5 - 22/7/1965);...Cuối năm 1963 sau những thất bại liên tiếp Mỹ đã phải "thay ngựa giữa dòng" bằng cuộc đảo chính, phế bỏ Diệm Nhu, làm cho nền chính trị tay sai của Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra từ miền Nam Việt Nam về báo cáo trước Nhà trắng và Quốc hội Mỹ rằng: "Quân lực Việt Nam đã không còn đủ sức chiến đấu, chế độ Sài Gòn đã thất bại".

Từ ngày 5-8-1964 Mỹ đã 64 lần dùng không quân đánh phá miền Bắc song đã bị quân dân ta đánh trả quyết liệt và phải chấp nhận thất bại ngay từ đầu. Chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ đứng trước nguy cơ phá sản.

Trước sự phá sản của chiến lược "chiến tranh đặc biệt" Mỹ chuyển sang thực hiện "chiến tranh cục bộ" hòng đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng 24-30 tháng (từ 1965-1967). Quân Mỹ và quân ngụy được huy động với số lượng từ 100 vạn lên 120 vạn cùng với các loại phương tiện chiến tranh hiện đại nhất thời bấy giờ, để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, hòng bẻ gãy xương sống Việt cộng ở miền Nam. Đồng thời cùng không quân hải quân để đánh phá ác liệt miền Bắc với mưu đồ "đưa miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá". Số bom của Mỹ đã ném xuống miền Bắc lớn hơn lần số bom của Mỹ và đồng minh ném xuống khu vực Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới thứ 2.

Ngày 17/7/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi lịch sử, kêu gọi toàn dân đoàn kết một lòng, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước. Người khẳng định: "chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". Đáp lời kêu gọi của Người, khí thế đánh Mỹ của quân dân ta dâng cao trên cả hai miền.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 14 (tháng 1-1968) và các nghị quyết của Bộ Chính trị trước đó, đúng vào đêm giao thừa và đêm mùng 1 tết Mậu Thân, quân và dân miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy tiến công địch ở 4 thành phố, 37 thị xã, hàng trăm thị trấn, đánh vào hầu hầu hết cơ quan đầu não Trung ương, địa phương của Mỹ - ngụy. Ngày 31-3-1968 Tổng thống Mỹ Giôn-Xơn phải ra tuyên bố 4 điểm: Chấm dứt việc đưa quân Mỹ vào miền Nam, trao dần vai trò chiến đấu trực tiếp cho quân đội Sài Gòn; đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra; nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pari; không tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ thứ hai nữa. Đến 5/1968 Mỹ phải bắt đầu đàm phán với ta về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Trước những thất bại nặng nề của Mỹ - ngụy ở 2 miền nước ta, Ních-Xơn thực hiện học thuyết "dùng người Việt giết người Việt", "dùng người Đông Dương giết người Đông Dương" bằng tiền và vũ khí của Mỹ. Mỹ - ngụy đã tập trung lực lượng bình định miền Nam, dùng không quân, hải quân đánh phá trở lại miền Bắc với những bước leo thang rất ác liệt, như dùng B52 để đánh trên không, thả mìn phong tỏa các cửa sông, cửa biển, mà đỉnh cao là cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng.

Thực hiện phương hướng chiến lược trong thư chúc mừng năm mới (01/01/1969) của Hồ Chủ tịch "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" và lời kêu gọi của Người tháng 7-1969 là "Đánh cho quân Mỹ phải rút hết sạch, đánh cho ngụy quân, ngụy quyền sụp đổ hết", nhờ chuẩn bị tốt cả thế và lực, nắm đúng thời cơ, bộ đội chủ lực của ta đã tiến hành thắng lợi cuộc tiến công chiến lược 1972; cùng lúc đó quân dân miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2, nhất là đánh thắng cuộc tập kích chiến lược B52 của Mỹ làm thay đổi cục diện chiến tranh, giành thắng lợi quyết định, kết hợp chặt chẽ "đánh và đàm"; buộc Mỹ phải ký hiệp định Pari (ngày 27/01/1973)  rút quân Mỹ và chu hầu ra khỏi miền Nam, làm cho so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, tạo điều kiện cơ bản nhất để tiến lên giành thắng lợi cuối cùng.

Tuy buộc phải ký hiệp định Pari về Việt Nam và rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, nhưng Mỹ với bản chất ngoan cố, không chịu từ bỏ âm mưu duy trì chế độ thực dân kiểu mới, chia cắt lâu dài đất nước ta. Mỹ tiếp tục tăng cường viện trợ quân sự, chỉ huy chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ra sức củng cố ngụy quân, ngụy quyền, liên tiếp mở các cuộc hành quân lấn chiếm vùng giải phóng.

Đến tháng 5-1973, xu thế chống phá hiệp định Pari của địch ngày càng tăng. Mỹ không ngại tiếp tay cho ngụy lấn chiếm và bình định, điên cuồng đánh phá hòng xóa bỏ vùng giải phóng của ta, đẩy lùi lực lượng cách mạng.

Đến cuối năm 1974 cuộc chiến tranh của quân và dân ta ở miền Nam chống lại cuộc chiến tranh "Việt Nam hóa chiến tranh" do Mỹ- ngụy tiến hành giành nhiều thắng lợi lớn. Ta ngày càng mạnh lên, ngụy càng ngày càng suy yếu rõ rệt, nước Mỹ lâm vào khủng hoảng nội bộ nghiêm trọng.

Thực hiện tư tưởng chỉ đạo "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" và quyết tâm chiến lược, quân và dân toàn miền Nam tiếp tục chiến đấu giải phóng vùng địch chiếm đóng, đặc biệt chiến thắng giải phóng toàn tỉnh Phước Long cuối năm 1974 và đầu năm 1975 cho thấy khả năng thực tế ngày càng suy  của quân ngụy  Sài Gòn và khả năng Mỹ khó quay lại trở lại miền Nam. Chớp thời cơ, ngày 4/3/1975 ta mở cuộc tổng tiến công chiến lược Xuân 1975 bằng 3 đòn chiến lược:

- Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu bằng trận đột phá chiến lược đánh chiếm Buôn Ma Thuộc, giải phóng Tây Nguyên

- Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.

- Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng Sài Gòn - Gia Định và giành thắng lợi hoàn toàn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào trưa ngày 30-4-1975.

II. Ý NGHĨA, NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Ý nghĩa thắng lợi

a. Đối với nhân dân ta:

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đánh dấu bước ngoặt rất cơ bản của cách mạng Việt Nam; mở ra một kỷ nguyên mới là: độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi nghèo nàn lạc hậu, tạo lập một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

- Qua cuộc chiến đấu và chiến thắng, Đảng ta, nhân dân ta, quân đội ta, cả dân tộc ta và mỗi người Việt Nam được rèn luyện cả về phẩm chất và tài năng càng nhận thức sâu hơn, đúng đắn hơn vị trí, khả năng và sức mạnh của mình trong thời đại mới.

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã nâng vị thế chính trị của Việt Nam trên thế giới lên một tầm cao mới và là niềm tự hào của mỗi người dân trong thế kỷ XX và mai sau.

b. Đối với thế giới:

- Là một thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì độc lập, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.

- Đã đập tan cuộc phản công lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 của chủ nghĩa đế quốc vào ba trào lưu cách mạng của thời đại, mà mủi nhọn là phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu sự phá sản của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới

- Làm sáng tỏ tính hiện thực, tính phổ biến của xu thế phát triển của loài người tiến bộ.

- Là biểu tượng mới về sức mạnh của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, làm tiêu tan huyền thoại về sức mạnh vô địch của đế quốc Mỹ.

2. Nguyên nhân thắng lợi

- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nhân tố quyết định hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

- Nhân dân và các lực lượng vũ trang đã phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, một lòng đi theo Đảng, đi theo Bác Hồ, chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, bền bỉ, lao động quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội và vì quyền sống của con người.

- Cả nước có sự đoàn kết thống nhất cao: thống nhất ý trí, thống nhất hành động; đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết Bắc - Nam, đoàn kết quân dân trên dưới một lòng, triệu người như một, quyết tâm đánh giặc Mỹ xâm lược.

- Tăng cường đoàn kết quốc tế, phát huy sức mạnh của thời đại.

- Đoàn kết liên minh với nhân dân Lào, nhân dân Campuchia, phát huy truyền thống láng giềng anh em gắn bó với nhau, tạo nên sức mạnh để đánh thắng kẻ thù.

3. Những bài học kinh nghiệm trong cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước.

- Kiên định quyết tâm, quyết đánh, quyết thắng  đế quốc Mỹ xâm lược.

- Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ.

- Nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân sáng tạo và tổ chức lực lượng cả nước đánh giặc.

-  Xây dựng căn cứ địa cách mạng, hậu phương kháng chiến vững chắc, phát huy vai trò của hậu phương lớn và hậu phương tại chỗ.

- Phát huy sức mạnh đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia để cùng nhau đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược.

- Đoàn kết quốc tế, phát huy sức mạnh của thời đại gắn với sức mạnh của dân tộc.

- Bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người.

                                                                     Phần II

NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
           NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 01/5

 

Trong khoảng thời gian 30 năm cuối thế kỷ XIX, lịch sử sản xuất của xã hội có bước chuyển biến quan trọng, sản xuất công nghiệp tăng nhanh. Đồng thời với những bước tiến rất lớn của nền kinh tế tư bản trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột và bần cùng hóa nhân dân, trong xã hội đối kháng giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc, dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động.

Trong bối cảnh đó  Mỹ từ một quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc châu Âu, đã mở rộng sản xuất, trở thành một quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới, thành phố Xi-ca-gô đã trở thành trung tâm thương nghiệp của Mỹ và Mỹ lao vào cuộc  chạy đua cạnh tranh tư bản. Các guồng máy chạy hết công suất suốt ngày đêm, hàng vạn công nhân bị bắt buộc làm việc mỗi ngày từ 14-18 giờ, phụ nữ quần quật lao động không kém gì nam giới, nhưng đồng lương chỉ bằng ½ nam giới và suốt suốt tuần không có ngày nghỉ; trẻ em phải làm việc 12 giờ/ngày. Không chịu đựng mãi với chế độ bóc lột tàn khốc của giai cấp tư sản, phong trào bãi công của công nhân châu Âu, Bắc Mỹ bùng lên, với đòi hỏi bứt thiết là tăng lương, giảm giờ làm. Khẩu hiệu chung là “ 8 giờ làm việc, 9 giờ học tập, 8 giờ nghỉ ngơi trong một ngày”.

Tại thành phố Xi-ca-gô, ngày 1/5/1886, hưởng ứng lời kêu gọi của “Liên đoàn lao động Mỹ”, công nhân toàn thành phố tiến hành bãi công, tổ chức mít tinh và biểu tình trên đường phố (40 ngày không đến nhà máy làm việc). Khẩu hiệu “ngày làm việc 8 giờ” trở thành tiếng nói chung của giai cấp công nhân, chính quyền tư sản rơi vào thế bị động. Ngày 3/5, hơn 6 ngàn công nhân tổ chức mít tinh; tên chủ tư bản ngoan cố không trả lời yêu sách của công nhân, cho đóng cửa nhà máy và những người bãi công phản đối, bị cảnh sát đàn áp, 9 công nhân bị giết, 50 bị thương nặng, gây chấn động thành phố. Ngày 4/5, một cuộc mít tinh khổng lồ diễn ra ở quãng trường Hay-mác-két để phản kháng hành động của cảnh sát. Bọn chủ dùng thủ đoạn xảo trá cho tay chân ném một quả bom làm chết 7 cảnh sát, 4 công nhân và nhiều người bị thương. Lấy cớ đó chính quyền mở cuộc khủng bố lớn, hơn 200 người chết và bị thương, nhà tù chật ních những người tham  gia đấu tranh.

Hơn một năm sau ngày đấu tranh 1/5, sáng 11/11/1887, các thủ lĩnh của cuộc đấu tranh bị chính quyền treo cổ. Tuy phong trào bị trấn áp, nhưng chính phủ buộc phải ban hành đạo luật ngày làm 8 giờ.

Vụ tàn sát đẫm máu sau ngày 1/5/1886, gây nên chấn động lớn trong giai cấp công nhân thế giới. Ở Mỹ nhiều cuộc biểu tình lớn nổ ra tại các thành phố lên tiếng ủng hộ yêu sách của công nhân Xi-ca-gô. Công nhân Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan… tổ chức nhiều cuộc mít tinh bày tỏ sự đồng tình với công nhân Mỹ.

Ngay trong Đại hội thành lập Quốc tế thứ II được triệu tập ngày 14/7/1889, các đại biểu của giai cấp công nhân đã thông qua Nghị quyết lấy ngày 1/5 làm ngày đoàn kết đấu tranh của những người cộng sản trên toàn thế giới. Từ đó ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc tế thứ II, vào ngày 1/5/1890 lần đầu tiên được kỷ niệm trên qui mô thế giới. Giai cấp công nhân ở các nước Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Áo, Đan Mạch, Bỉ, Thụy Điển, Hà lan, Ý và nhiều nước khác tiến hành bãi công, mít tinh, biểu tình. Hàng ngàn công nhân Pra-ha xuống đường biểu tình mang theo biểu ngữ “ngày làm 8 giờ”, ”Vô sản tất cả các nước  đoàn kết lại”.

Giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam với ngày Quốc tế lao động 1/5:

Từ những năm đầu của thế kỷ XX,  Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam qua những tác phẩm của mình, đã giúp một bộ phận vô sản và lao động Việt Nam nhìn rộng ra phong trào cách mạng thế giới, biết đến Cách mạng Tháng Mười Nga, biết đến ngày 1/5 … và biểu lộ sự đoàn kết với vô sản, cần lao quốc tế 

Ngày 1/5/1925, công nhân Chợ Lớn, công nhân đường sắt Dĩ An và công nhân Đà Nẵng biểu tình bày tỏ ý chí bảo vệ Liên bang Xô viết. Trong cuộc biểu tình đó, nhiều công nhân đã bị bắt và tù đày. Có thể nói đây là sự kiện đầu tiên đánh dấu sự giao tiếp trong chừng mực giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, một điểm nút chuyển phòng trào công nhân Việt Nam từng bước tự phát đến tự giác 

Sau khi Đảng Công sản Việt Nam được thành lập, ngay trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, đóng vai trò nòng cốt trong khối liên minh công – nông. Ngày 1/5/1930, ở các thành phố lớn cũng như các vùng nông thôn rộng lớn của cả nước đã diễn ra các cuộc mít tinh, tuần hành của tầng lớp nhân dân lao động chào mừng Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Đây là lần đầu tiên, giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên phạm vi toàn quốc, chứng minh được sứ mệnh trước lịch sử, sức mạnh vô địch, nghị lực phi thường của mình.

 Từ ngày 1/5/1925 cho đến ngày 1/5/1975, lực lượng công nhân và nhân dân lao động của nước ta trải qua tròn nữa thế kỷ đấu tranh kiên cường, bất khuất dưới sự lãnh đạo của Đảng, góp phần đánh bại hai đế quốc xâm lược, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước.

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là qua hơn 20 năm đổi mới cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giai cấp công nhân Việt Nam đã có những chuyển biến quan trọng, tăng nhanh về số lượng. đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã hình thành ngày càng đông bộ phận công nhân trí thức; đang tiếp tục phát huy vai trò của mình và có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) về Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta tiếp tục xác định “Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng”, đồng thời đề ra mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân trong thời gian tới là:

Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc; nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình trong nước; có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết hợp tác quốc tế; thực hiện sứ mệnh lịch sử của gia cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Nói chung trong các doanh nghiệp đều có tổ chức cơ sở Đảng, công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam.

 Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu đáp ứng  yêu cầu phát triển đất nước ; ngày càng được trí thức hóa: có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học – công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; có giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tác phong công nghiệp và kỷ luật cao”./.

|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 898 433 - Fax: (84.064) 3 898 433
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu