TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Bảy, 20/4/2024
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Nông thôn mới
Họat động UBNDNông nghiệpDịch vụ
Nữ công gia chánh
Tin thời sự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Tập huấn giới thiệu trạm khoa học công nghệ

Hình tập huấn

Nông Thôn Mới

Tiếp Xúc Cử Tri

Lượt truy cập: 267461
  CHĂN NUÔI

  DIỄN BIẾN VỀ TÌNH HÌNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI Ở NƯỚC TA VÀ THẾ GIỚI
22/12/2020

Dịch tả heo châu Phi - Người chăn nuôi cần nhìn nhận sự thật

09-07-2020 - Gần đây, nhiều người chăn nuôi đã có nhiều băn khoăn và xuất hiện nhiều câu hỏi, điển hình: Khi nào Việt Nam có thể khống chế và công bố hết bệnh dịch (African Swine Fever) ASF? Hay bao giờ thì chúng ta sản xuất thành công vắc xin phòng ngừa ASF ? Người chăn nuôi sẽ quyết định việc tái đàn lúc nào?

Dịch tả heo châu Phi - Người chăn nuôi cần nhìn nhận sự thật

Trên thế giới, dịch tả heo Châu Phi xuất hiện năm 1921 tại Kenya (Châu Phi), sau đó lan xuống Miền Trung và Miền Nam Châu Phi, làm chết 11.000 con heo, từ đây được gọi "Dịch tả heo Châu Phi”. Theo đó, dịch bệnh tiếp tục lây lan nhanh đến Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Ý… Sau đó những nước này phải mất hơn 30 năm để khống chế được dịch bệnh ASF (Bồ Đào Nha từ 1960 đến 1993, Tây Ban Nha từ 1960 đến 1995).
Từ cuối năm 2017 đến nay, bệnh dịch tả heo Châu Phi đã xuất hiện ở 13 nước, cụ thể: Trung Quốc, Nga, Ba Lan, CH Séc, Hungary, Latvia, Moldova, Phần Lan, Rumani, Ukraina, Nam Phi, Zambia, Việt Nam…Trong đó, dịch bệnh này đã làm chết nhiều heo và gây tổn thất về kinh tế lớn cho các nước. Bên cạnh đó, khả năng tồn tại của loại Virus ASF trong môi trường tự nhiên khá lâu dài, trong phân nhão 122 ngày, trong thịt xay 105 ngày, thịt không xương 300 ngày…. hiện chưa có một nước nào sản xuất Vắc xin ASF thành công để cung cấp ra thị trường.

Tại Việt Nam, tính đến ngày 07/07, sau hơn năm tháng kể từ ngày bệnh dịch tả Châu Phi được phát hiện, dịch bệnh đã lây lan nhanh trên 62 tỉnh, thành phố và giết chết trên 2,8 triệu con heo, dịch bệnh vẫn diễn ra rất phức tạp trên diện rộng. Theo khuyến cáo ông Nguyễn Quế Hoàng – Giám Đốc kỹ thuật quản lý trang trại heo liên kết của công ty De Heus, cho biết: “Người chăn nuôi trong vùng đã từng có bệnh dịch không nên tái đàn khi bệnh dịch vừa tạm lắng xuống. Bởi, chăn nuôi ở Việt Nam có qui mô nhỏ, phân tán trên mọi miền đất nước, việc khống chế dịch bệnh ASF cực kỳ khó khăn, người chăn nuôi chỉ còn trong chờ vào việc nghiên cứu, sản xuất Vắcxin ASF sớm có kết quả”. Tuy nhiên, ông Hoàng cho rằng đây là bệnh lây trực tiếp từ vật thể có mần bệnh đến cá thể heo. Theo đó, khi chưa có vắc xin, người chăn nuôi chỉ có cách phòng bệnh hiệu quả nhất là “An Toàn Sinh Học”. Điều này, ông Hoàng đã vận dụng rất tốt trên hệ thống trang trại heo liên kết của công ty De Heus, hiện chưa có trang trại heo nào bị dịch bệnh ASF, dù trong vùng có nhiều trang trại đã bị bệnh dịch. Ông Hoàng chia sẽ thêm "Ở Miền Nam, đa số các trang trại sử dụng thức ăn dư thừa, sử dụng cám tự trộn, và không có biện pháp nghiêm ngặt về an toàn sinh học đã bị dịch bệnh ASF”. Ông Hoàng kết luận “Việc người chăn nuốn muốn tái đàn phải đảm bảo các yêu tố, như: trại chưa có dịch bệnh, trại phải kiểm soát tốt an toàn sinh học, hoặc phải chờ sự ra đời của vắc xin ASF”  

Những trại đã bị ASF “phá sản”, trại chưa bị “cạn tiền”, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi “đuối vốn”, và ngân hàng thì “ ngó lơ” (?)

Sau gần hai năm lận đận với “bảo giá thấp” thì giữa năm 2018 giá heo tăng, người chăn nuôi chưa kịp phục hồi. Thế nhưng, vào tháng 2/2019 dịch bệnh ASF lại bùng phát. Điều này đã đẩy những trạng trại bị dịch bệnh ASF vào con đường “phá sản”, dù Nhà nước đã quan tâm hỗ trợ giảm bớt phần nào khó khăn, nhưng nợ cứ chồng lên nợ, khó khăn chồng lên khó khăn… Đối với các trang trại chưa bị dịch bênh ASF thì sao? Trao đổi với anh Hàn, một chủ trang trại lớn ở Đức Linh, Bình Thuận, anh nghẹn ngào chia sẻ: “Với giá heo 28.000 đ -30.000đ/kg kéo dài như hiện nay, thì trang trại không bị dịch bệnh cũng giống như trang trại bị dịch bệnh. Có khi trang trại bị dịch bệnh được nhà nước hỗ trợ còn dễ thở hơn”. Hàng tháng ông Hàn bán heo ra chỉ trả được 70% đến 80% tiền mua thức ăn chăn nuôi, số còn lại ông phải vay mượn hoặc nợ công ty Thức Ăn Chăn Nuôi. Nhưng công ty thức ăn chăn nuôi cũng “đuối vốn” không thể gia tăng công nợ bù vào phần thiếu hụt của khách hàng mãi được. Còn ngân hàng thì hầu như “ngó lơ” khi trang trại có yêu cầu vay vốn phục vụ chăn nuôi heo, họ viện đủ lý do, từ chối cho vay một cách lịch sự. Ông Hàn tiếp lời: “Tình hình này kéo dài thì người chăn nuôi từ “cạn tiền” sẽ dẫn đến “phá sản” là chuyện đương nhiên”

ASF ai là người hưởng lợi ?

Ngay tâm của dịch bệnh, người chăn nuôi uôn trăn trở và đã đặt ra câu hỏi, liệu thương lái và người phân phối thịt heo có hưởng lợi? Trong bối cảnh, dịch bệnh ASF xảy ra, người chăn nuôi có trang trại gần với vùng dịch bệnh, họ hốt hoảng, bán chạy heo với giá rất thấp, có khi chỉ 15.000 – 20.000đ/kg, làm ảnh hưởng đến những trang trại heo không bị dịch bệnh khác. Mặc dù vậy, thương lái không quan tâm đến những trang trại an toàn dịch bệnh, họ chỉ mua heo cầm chừng để giữ mối làm ăn, còn tập trung vào mua heo giá rẻ, bán kiếm lời,

Đâu là giải pháp hữu hiệu cho những trang trại chưa bị dịch bệnh ASF?

Ngày 4/7 vừa qua, Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, nơi có tổng đàn heo lớn nhất nước đã gởi công văn đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm có chính sách khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay đối với trang trại chăn nuôi heo. Song song với đó, các chuyên gia trong ngành chăn nuôi cho rằng: Nhà nước cần tìm những giải pháp hỗ trợ tích cực cho những trang trại sản xuất heo giống ông bà (GGP) và bố mẹ (GP), để phục vụ tái đàn heo hậu bị trong tương lai khi dịch bệnh đi qua. Hiên nay, các trang trại heo giống đang rất khó khăn, bán giống không ai mua, heo nái GGP và GP thì phải duy trì không thể “bán phá” được, vì giá trị con heo giống rất cao.
Đồng thời, với những trang trại sản xuất heo thịt không bị dịch bệnh, bài toán đối với họ là giá heo hơi. Vậy làm gì để giá heo hơi tăng lên? Đây là bài toán khó đối với người chăn nuôi, chỉ có Nhà nước mới đủ khả năng tác động vào thị trường, đẩy giá heo tăng lên. Bên cạnh đó, còn có một nghịch lý đã cho thấy, hiện heo hơi dư thừa, giá heo quá thấp, nhưng theo dự đoán đến trước Tết Nguyên đán. Việt Nam sẽ thiếu 500.000 tấn thịt heo. Ngoài ra, có một số nhà máy giết mổ, có kho đông lạnh đạt chuẩn thì không sử dụng đến, vì liên quan đến chi phí về điện, bảo quản… mà lại không có chính sách hỗ trợ hợp lý, rồi còn lo sợ heo đông lạnh nhập từ nước ngoài về, gây khó khăn cho Doanh nghiệp.

Tin rằng, các cơ quan chức năng sẽ sớm có giải pháp nhằm khắc phục và hỗ trợ người chăn nuôi tái đàn để giảm thiểu việc thiếu hụt thịt heo khi Tết Nguyên đán cũng đang đến gần…

Minh Tuấn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Hoà Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 872 118 - Fax: (84.064) 3 872 118
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu