TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 23/4/2024
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Nông thôn mới
Họat động UBNDNông nghiệpDịch vụ
Nữ công gia chánh
Tin thời sự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Tập huấn giới thiệu trạm khoa học công nghệ

Hình tập huấn

Nông Thôn Mới

Tiếp Xúc Cử Tri

Lượt truy cập: 267727
  NÔNG THÔN MỚI

  BÁC CÁO TỔNG KẾT 5 NĂM CHƯƠNG TRÌNH MTQG NÔNG THÔN MỚI 2011-2015
06/12/2015

BÁO CÁO TỔNG KẾT

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011-2015 TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÒA BÌNH

 

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NTM GIAI ĐOẠN 2011-2015

 

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI:

1. Công tác tuyên truyền, vận động:

- Về công tác tuyên truyền:

Ban quản lý Chương trình NTM thực hiện công tác tuyên truyền về nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã cho cán bộ, đảng viên và nhân dân được biết. Hình thức tuyên truyền bằng băng rôn, khẩu hiệu và phát trên đài truyền thanh xã; trong đó đã nhận và cấp phát được 150 cuốn sổ tay, 96 cuốn tài liệu hỏi đáp và 1.800 tờ rơi tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ, công chức xã và các ấp để phát cho nhân dân.

Bên cạnh đó, UBND xã đã phối hợp với Mặt trận, đoàn thể để Tổ chức lồng ghép tuyên tuyền về chương  trình xây dựng nông  thôn mới các cuộc họp tại ấp, các buổi sinh hoạt chi bộ, các buổi họp mặt của chị em phụ nữ trong ngày 8/3 và trong ngày Hội TDĐKXDĐSVHKDC được 79 buổi với 3.565 lượt người tham dự. Nội dung tuyên truyền để nhân dân hiểu sâu hơn về lợi ích của việc xây dựng nông thôn mới.

- Kết quả vận động:

Sau khi tuyên truyền thì ý thức của người dân được nâng lên rõ rệt cụ thể: Thể hiện như thực hiện tham gia thu gom rác thải, vệ sinh môi trường cộng đồng dân cư, ý thức tốt về chủ trương nhà nước và nhân dân cùng chung tay xây dựng NTM (nhân dân hiến đất, hiến công) tạo mối đoàn kết trong cộng đồng và ý thức bảo vệ ANTT thôn xóm được tốt hơn.

Công tác vận động nhân dân trong việc xử lý và tham gia thu gom rác thải được nhân dân đồng tình ủng hộ cao. Hiện có 8/8 ấp đã tham gia việc thu gom rác  với tổng số hộ tham gia là 1.798/2.940 hộ - đạt 61,2 %.

Công tác vận động người dân thực hiện tự câu móc đường chiếu sáng đạt kết quả như sau: Ấp 1 đạt 19/23 tuyến (82.6%), Ấp 2 đạt 21/23 tuyến (91.3%), Ấp 3 đạt 169/207 hộ (81.6%), Ấp 4 đạt 10/11 tuyến (90.9%), Ấp 5 đạt 15/18 tuyến (83.3%), Ấp 6 đạt 115/196 hộ (58.6%), Ấp 7 đạt 18/23 tuyến (78.3%), Ấp 8 đạt 21/23 tuyến (91.3%).

Nhìn chung, công tác vận động, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã trong thời gian qua đã được quan tâm thực hiện tốt; góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, đảng viên và nhân dân toàn xã về nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình tham gia xây dựng quê hương; từ đó huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

2. Thành lập, kiện toàn bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình:

Đảng ủy đã ban hành các văn bản chỉ đạo gồm : Quyết định số 05-QĐ/ĐU ngày 06 tháng 8 năm 2012 về việc thành lập Ban vận động, tuyên truyền thực hiện chương  trình xây dựng Nông thôn mới xã Hòa Bình giai đoạn 2011-2015 và Nghị quyết số 32-NQ/ĐU ngày 09/01/2013 về thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới 2013;

Hàng năm Hội đồng nhân đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-HĐND ngày 16 tháng 01 năm về phương hướng nhiệm vụ kinh tế, xã hội và thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2013, năm 2014 và năm 2015;

Ủy ban Nhân dân xã đã ban hành các Quyết định gồm: Quyết định số 190/QĐ-UBND ngày 6/8/2012 về việc Thành lập Ban quản lý điều hành thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới xã Hòa Bình;

Quyết định số 191/QĐ-UBND ngày 06/8/2012 về việc công nhận Ban giám sát cộng đồng;

08 quyết định từ Quyết định số 192/QĐ-UBND đến Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 6/8/2012 về việc thành lập Ban phát triển xây dựng Nông thôn mới tại 8 ấp;

Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 29/01/2013 về việc thành lập Tổ quản lý điều hành công tác xây dựng cơ bản;

Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 30/1/2013 về việc thành lập Tổ quản lý điều hành thực hiện Văn hóa – Xã hội – Môi trường.

Ban quản lý NTM xã đã thành lập 15 tổ phụ trách 19 tiêu chí, các tổ chịu trách nhiệm theo dõi thu nhập số liệu báo cáo chi tiết cụ thể tham mưu cho Ban chỉ đạo NTM xã.

Hàng năm Ban quản lý NTM xã đã tổ chức nghe Ban phát triển 08 ấp của các tổ dân cư báo cáo kế hoạch thực hiện 19 tiêu chí của từng ấp để Ban quản lý xã góp ý hoàn thiện kế hoạch và thực hiện.

3. Ban hành các cơ chế chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện:

 

4. Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ thực hiện Chương trình:

Trong giai đoạn 2011-2015, BCĐ thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới xã đã lập danh sách tập huấn chương trình nông thôn mới đi tập huấn tại các lớp do tỉnh và huyện tổ chức. Hiện nay đã tham gia tập huấn được 15 lớp với 185 lượt người than gia (Cụ thể : cán bộ công chức xã là 30 người, các bộ ấp 155).

Qua các cuộc tập huấn về nông thôn mới đã giúp cho các thành viên Ban quản lý NTM xã nắm bắt kịp thời những chủ trương đường lối và sâu sát hơn nội dung cần thực hiện trong giai đoạn 2011-2015, cũng như các kỹ năng trong việc vận động, tuyền truyền và thực hiện các tiêu chí đã đề ra. Cán bộ ấp nhận thức được công việc của mình làm rỏ hơn, hiểu sâu hơn về NTM và về để họ tuyên tuyền cho người dân ở ấp mình.

 

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

1. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng NTM:

a) Lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng NTM:

Để đảm bảo cho việc phát triển kinh tế- xã hội bền vững, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và đáp ứng được yêu cầu xây dựng xã Hòa Bình thành một xã Nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại cần phải dựa trên hiện trạng thực tế của địa phương.

 Căn cứ quan điểm, nhu cầu thực tế của địa phương và có cơ sở pháp lý cho việc tổ chức quản lý, sản xuất, đã tiến hành phối hợp với đơn vị tư vấn: Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Địa chính- Trường đại học Nông Lâm TP.HCM tiến hành rà soát và lập Quy hoạch xây dựng xã Hòa Bình là xã nông thôn mới.

- Quy hoạch không gian và hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển kinh tế- xã hội bền vững đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa nông thôn về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp- TTCN, phát triển dịch vụ.

- Nâng cấp cở sở hạ tầng kỹ thuật, cải tạo và chỉnh trang khu dân cư, phải có cảnh quan đẹp, nâng cao mức hưởng thụ cho người dân.

- Giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa, tập quán của địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Tổ chức việc quản lý và phát triển sản xuất, xây dựng theo đúng mục tiêu Nông thôn mới đã đề ra.

Đến nay Xã Hòa Bình đã được UBND huyện Xuyên Mộc phê duyệt các quy họach nông thôn mới theo QĐ số 2850/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2012 V/v phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới xã Hòa Bình huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2025.

b) Lập đề án xây dựng NTM:

Trên cơ sở đề án quy hoạch và trên tinh thần Nghị quyết của Đảng ủy, Nghị quyết của HĐND xã Ban quản lý Nông thôn mới xã Hòa Bình đã tiến hành lập Đề án xây dựng Nông thôn mới xã Hòa Bình huyện Xuyên Mộc giai đoạn 2011-2015. Công tác lập đề án được tiến hành theo đúng trình tự và quy định theo hướng dẫn BCĐ Nông thôn mới của Tỉnh đã đề ra đồng thời công khai cho dân biết và góp ý.

 Khi tiến hành lập Đề án, Ban quản lý Nông thôn mới xã đã tiến hành gửi dự thảo Đề án đến các Phòng Ban của huyện và sau đó tiếp tục gửi bản dự thảo lên BCĐ Nông thôn mới tỉnh để được đóng góp ý kiến. Sau khi đã được cấp trên đóng góp ý kiến cho bản dự thảo Đề án, Ban quản lý NTM xã đã căn cứ vào từng văn bản đóng góp ý kiến về bản dự thảo của BCĐ Nông thôn mới huyện, BCĐ Nông thôn mới tỉnh, cũng như căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương đã tiến hành hoàn chỉnh Đề án Nông thôn mới của xã.

Ngày 14 tháng 03 năm 2013, được Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thỏa thuận về nguồn lực vốn đầu tư đề án xây dựng nông thôn mới của 05 xã: Hòa Hội, Phước Thuận, Bầu Lâm, Xuyên Mộc và Hòa Bình.

Ngày 31 tháng 12 năm 2014 UBND xã Hòa Bình đã được UBND huyện phê duyệt Quyết định số 2559/QĐ về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2025.

2. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân:

Tập trung đầu tư cho phát triển sản xuất bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân là mục tiêu hàng đầu của địa phương trong nhiệm vụ phát triển sản xuất.

Trên cơ sở các hình thức sản xuất tại địa phương, UBND xã Hòa Bình xác định xã Hòa Bình là một xã đặc thù là nông nghiệp. Có diện tích đất màu mở phù hợp cho trồng cây công nghiệp. Vì vậy đã có chủ trương tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng như: Đường nội đồng, điện tưới tiêu và kênh mương tưới tiêu khu vực suối 2 để phát huy hiệu quả cho hơn 200ha đất có khả năng tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Và chủ động đề xuất với Huyện ủy, UBND huyện đầu tư lưới điện tưới tiêu ở khu vực Láng bè để tưới cho khoảng 120ha bắp dọc bờ Sông ray; Đường điện tưới tiêu tổ 1+2 ấp 3 Hòa Bình cải tạo khoảng 150ha điều già cỗi chuyển sang trồng tiêu; Đầu tư đường điện tưới tiêu và phát triển du lịch sinh thái Tổ 8 ấp 4 Hòa bình (thác Hòa Bình) và tưới tiêu gần 100 ha cây công nghiệp (tiêu và cà phê).

Trên cơ sở đó UBND xã đã phát phiếu điều tra cho các hộ dân có nhu cầu phát triển sản xuất, nhằm mục đích để thống kê lại số hộ và diện tích, cũng như khu vực để làm dự án phát triển sản xuất trồng cây tiêu và trồng bắp.

Đến nay UBND xã đã thành lập được 08 tổ ( 01 tổ trồng bắp giống; 04 tổ trồng tiêu; 02 tổ chăn nuôi heo ; 01 tổ chăn nuôi gà). Trong đó 01 HTX và 08 tổ hợp này hoạt động có hiệu quả, tổng số lao động tham gia 62 người. Nhằm giúp cho bà con nông dân trao đổi kinh nghiệm lẩn nhau và cùng nhau phát triển ngày càng tốt hơn.

3. Xây dựng cơ sở thiết yếu:

Kết quả chung về xây dựng cơ sở hạ tầng:

- Giao thông:

Trong năm 2013: đầu tư 7 tuyến đường, chiều dài 5.15 km trong đó: 1.4 km tuyến đường trục nội đồng và 3.78 km tuyến đường trục thôn, ấp.

Trong năm 2014: đầu tư 22 tuyến đường, chiều dài 8.069 km tuyến đường trục thôn.

Trong năm 2015: đầu tư 1 tuyến đường, chiều dài 0.4 km tuyến đường trục thôn.

Tổng mức đầu tư 13.619 triệu đồng. Ngồn kinh phí tỉnh.

- Thủy lợi:

Trong năm 2013: xây dựng công trình kênh mương và 3 phai chắn nước ở khu vực suối 2, chiều dài 1.5 km.

Tổng mức đầu tư 2.400 triệu đồng. Ngồn kinh phí tỉnh.

- Điện:

Trong năm 2013: xây dựng 2.9 km đường điện phục vụ cho việc phát triển sản xuất. Kinh phí thực hiện 2.020 triệu đồng.

Trong năm 2015: xây dựng 2.9 km đường điện phục vụ cho việc phát triển sản xuất. Kinh phí thực hiện 7.750 triệu đồng.

Tổng mức đầu tư 9.770 triệu đồng. Ngồn kinh phí tỉnh.

- Cơ sỏ vật chất văn hóa:

Trong năm 2014: làm mới cụm loa kèm ấp 7+8 phục vụ thông tin liên lạc của 2 ấp 7+8 . Kinh phí thực hiện 500 triệu đồng.

Trong năm 2015: Xây mới nhà sinh hoạt ấp 6, sửa chữa nâng cấp nhà sinh hoạt ấp 1 - ấp 3 - ấp 7 và đầu tư trang thiết bị 08 ấp. Kinh phí thực hiện 1.850 triệu đồng.

Tổng mức đầu tư 2.350 triệu đồng. Ngồn kinh phí tỉnh.

4. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường:

- Giáo dục:

Mức độ phổ cập trung học cơ sở: địa phương đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở từ năm 2008 đến nay. Năm 2014 đã được UBND huyện công nhận theo quyết định số 628/QĐ-UBND ngày 03/03/2015 của UBND huyện Xuyên Mộc.

Năm 2014 - 2015 đã hoàn thành thủ tục đề nghị công nhân phổ cập mầm non 5 tuổi : số trẻ ra lớp 5 tuổi 196/196 cháu đạt 96%.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS 94,01% (với 157/167- Theo số liệu của năm học 2014-2015).Số học sinh tiếp tục học PTTH và học nghề là 100%  (với 150/150) – Theo số liệu của năm học 2013-2014)

Đạt so với Bộ tiêu chí.

- Y tế:

Trạm y tế xã chủ trì phối hợp với các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện các hoạt động phấn đấu thực hiện các tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã, dưới sự hướng dẫn của y tế tuyến trên đến nay xã đã đạt theo 10 chuẩn Quốc gia về Y tế được quy định tại Quyết định số: 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 của Bộ Y tế -  đạt 93/100 điểm, đã được Trung tâm y tế về kiểm tra và đánh giá.

Tổng số người dân tham gia các hình thức BHYT là 8.104 người/ 11.417 người, chiếm tỷ lệ 71%.

Đạt so với Bộ tiêu chí

- Văn hóa:

Bình xét công nhận lại ấp văn hóa giai đoạn 2011 – 2014 đạt 8/8 ấp, tỷ lệ 100%. Thực hiện phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có 2.735/2.901 hộ đạt GĐVH năm 2014 với tỷ lệ 94,28%. Phối hợp với MTTQ xã tổ chức tốt ngày hội “Đoàn kết toàn dân tộc”, tặng giấy khen cho 16 hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa tiêu biểu 3 năm liền.

Tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng cuộc vận động phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, thực hiện nếp sống văn minh trong ma chay, cưới hỏi, có ý thức bảo vệ môi trường; giữ gìn và phát huy bản sắc Văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bài trừ các hình thức mê tín dị đoan, bói toán... ngăn ngừa và đẩy lùi các loại tệ nạn xã hội, đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng các danh hiệu Văn hóa.

Đạt so với bộ tiêu chí NTM.

- Môi trường:

Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia đạt 99%. Tiếp tục vận động nhân dân sử dụng nước sạch để đảm bảo sức khỏe.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn như: Lò giết mổ gia súc, gia cầm, Lò bún đảm bảo thực hiện tốt về môi trường.

Hiện có 257/267 hộ chăn nuôi hợp vệ sinh. Tỷ lệ 96% ( trong đó có 132  hộ chăn nuôi có hầm Biogas)

Nghĩa trang được xây dựng theo quy định.

Thực hiện chương trình thu gom rác thải sinh hoạt tập trung có 1798/2940 hộ, đạt 61,2%, việc thu gom dần đi vào ổn định và tiếp tục vận động nhân dân tham gia thu gom đạt 80% trở lên.

Đạt so với Bộ tiêu chí quốc gia NTM

5. Về xây dựng hệ thống chính tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và giữ gìn an ninh trật tự, xã hội:

* Về Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh:

Trong những năm qua Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn "Trong sạch, vững mạnh" theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương tại Hướng dẫn số 07-HD/BTCTW ngày 11/10/2011 về đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên;

Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã được công nhận đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.

Đạt so với bộ tiêu chí.

*Về An ninh trật tự xã hội vững mạnh:

Tiếp tục giữ vững tình hình ANCT- TTATXH, đảm bảo không để xảy ra các vụ trọng án, các hoạt động chống đối Đảng, chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân và tuyên truyền, vận động nhân dân không khiếu kiện đông người, vượt cấp.

Không có cán bộ, chiến sỹ CA, Xã đội bị hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên. Tập thể Công an xã đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” và đạt loại khá trở lên về “phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ”.

Đưa các đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy vào các cơ sở chữa bệnh.

Tiếp tục duy trì hoạt động có hiệu quả của Tổ công tác đặc biệt phòng chống tội phạm - an toàn giao thông.

Đạt so với bộ tiêu chí.

6. Kết quả huy động nguồn lực:

a) Kết quả huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình ( theo phụ lục 2 )

- Các nguồn vốn đầu tư: Tổng số nguồn vốn được bố trí, huy động trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2011-2015 162,289 triệu đồng, trong đó: (Vốn theo đề án)

+Vốn ngân sách địa phương: 41,419 triệu đồng, chiếm 14.74%.

Ngân sách tỉnh bố trí: 29,529 triệu đồng, chiếm 71.29% (Vốn NTM)

Ngân sách huyện: 11,868 triệu đồng, chiếm 28.68% (Vốn đối ứng huyện)

Ngân sách : 22 triệu đồng, chiếm 0.05%

+ Vốn tín dụng: 58,752 triệu đồng, chiếm 20.91% (Quỹ tíndụng và NH NN&PTNT)

+ Vốn huy động doanh nghiệp: 142,624 triệu đồng, chiếm 50.76%.

+ Vốn huy động dân: 16,032 triệu đồng, chiếm 5.71% (hiến đất, ngày công, cây cối, làm nhà tạm, giá trị ước)

+ Vốn lồng ghép từ các chương trình dự án: 22,145 triệu đồng, chiếm 7.88% (vốn xây dựng hầm Biogas, đầu tư các tuyến đường nước máy và đường điện không an toàn)

b) Kết quả thực hiện vốn cụ thể hàng năm và lũy kế 05 năm:

( theo phụ lục 3 )

7. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí NTM tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:

Tính đến 9 tháng đầu năm 2015 xã đã đạt 17/19 tiêu chí, cụ thể như sau :  

- Tiêu chí số 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch.

- Tiêu chí số 2: Giao thông.

- Tiêu chí số 3: Thủy lợi.

- Tiêu chí số 4: Điện.       

- Tiêu chí số 7: Chợ nông thôn.

- Tiêu chí số 8: Bưu điện.

- Tiêu chí số 9: Nhà ở dân cư.

- Tiêu chí số 10 : Thu nhập

- Tiêu chí số 11: Hộ nghèo.

- Tiêu chí số 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

- Tiêu chí số 13: Hình thức tổ chức sản xuất

- Tiêu chí số 14: Giáo dục.

- Tiêu chí số 15: Y tế.

- Tiêu chí số 16: Văn Hóa.                       

- Tiêu chí số 17: Môi trường

- Tiêu chí số 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh.

- Tiêu chí số 19: An ninh trật tự xã hội.     

* Tiếp tục thực hiện kế hoạch 3 tháng cuối năm 2015 và phấn đấu để hoàn thành 2 tiêu chí còn lại trong giai đoạn 2015 - 2016, gồm:

- Tiêu chí số 5: Trường học.

- Tiêu chí số 6: Cơ sở vật chất văn hóa.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

1.Những kết quả nổi bật đạt được khi triển khai Chương trình giai đoạn 2011-2015:

 

2. Những hạn chế tồn tại củ yếu và nguyên nhân:

Thuận lợi:

Được sự quan tâm chỉ đạo của BCĐ MTN huyện xuyên mộc, sự thống nhất cao trong toàn thể hệ thống chính trị nên công tác vận động có nhiều chuyển biến rõ rệt, nhân dân đã nhận thức được lợi ích của việc xây dựng Nông thôn mới và đã thực hiện tốt. Bằng các hình thức như: nhân dân đã hiến đất, hoa màu để làm đường, vệ sinh môi trường đã có chuyển biến tích cực. Mục đích phát triển dân sinh được nâng cao, An ninh trật tự được giữ vững.

Khó khăn, tồn tại:

Đội ngũ cán bộ do là kiêm nhiệm và chưa có kinh nghiệm trong công tác xây dựng nông thôn mới nên bước đầu còn gặp khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành cũng như tổ chức thực hiện.

Bên cạnh những việc đã làm được, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khó khăn như một số người dân, chưa nhận thức đúng đắn về nông thôn mới nên chưa thực hiện được vai trò của mình để cùng nhà nước thực hiện hoàn thành Nông thôn mới vào năm 2015.

Nguồn vốn phân bổ đầu tư cho chương trình xây dựng Nông thôn mới còn hạn chế, chủ yếu là nguồn vốn ngân sách tỉnh 10 tỷ đồng/năm chưa đáp ứng theo yêu cầu của đề án xây dựng Nông thôn mới.

 

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. Mục tiêu

Xây dựng xã Hòa Bình trở thành xã nông thôn mới theo hướng CNH – HĐH được thể hiện ở các đặc trưng như: có nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, có hình thức sản xuất phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển dịch vụ du lịch theo qui hoạch, giữ gìn truyền thống và bản sắc Văn hóa dân tộc, trình độ dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ …tình hình an ninh - chính trị được giữ vững và ổn định, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương.

Tăng cường công tác lãnh đạo, thực hiện giữ vững 19/19 tiêu chí và xã Nông thôn mới, tiếp tục đề nghị cấp trên hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, xây dựng hệ thống nước máy, giao thông phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đi lại và sản xuất của nhân dân trên địa bàn.

2. Nhiệm vụ

2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành:

Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc Ban giám sát cộng đồng, Ban phát triển 8 ấp rà soát, kiểm tra tình hình thực hiện triển khai chương trình nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 để đút kết kinh nghiệm tiếp tục thực hiện kế hoạch giai đoạn 2016-2020.

Các Tổ trưởng tổ quản lý các tiêu chí làm kế hoạch, báo cáo thực hiện 19 tiêu chí NTM và tập trung hoàn thiện hồ sơ đề nghị tổ thẩm định của Huyện công nhận 17 tiêu chí Nông thôn mới. Tập trung hoàn thành 2 tiêu chí còn lại trong giai đoạn 2016-2020.

2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu:

- Giao thông: đầu tư 27.782 km giai thông nội đồng. Kinh phí thực hiện 28.782 triệu đồng.

- Đầu tư nâng cấp 1 sân bóng đá ấp 7. Kinh phí thực hiện 1.500 triệu đồng.

- Nâng cấp 03 khu thể thao 03 ấp (ấp 2+3+6). Kinh phí thực hiện 500 triệu đồng.

- Quy hoạch nghĩa trang. Kinh phí thực hiện 5.000 triệu đồng.

- Phát triển sản xuất: hỗ trợ vốn vay để phát triển sản xuất cho 2 dự án cây “ Hồ Tiêu” và cây “Bắp”. Kinh phí thực hiện 14.000 triệu đồng.

Tổng kinh phí thực hiện 48.782 triệu đồng.

2.3. Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân

Tiếp tục phối hợp Phòng lao động – thương binh xã hội huyện mở các lớp đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.

Khuyến khích nhân dân, doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, bên cạnh tiếp cận vốn vay từ các nguồn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao thu nhập cho nhân dân.

2.4. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và phòng chống các loại dịch bệnh...Tiếp tục vận động nhân dân tham gia các hình thức bảo hiểm, giữ vững tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng kế hoạch và đề ra các giải pháp thực hiện giữ vững danh hiệu ấp văn hóa, xã văn hóa.

Đề nghị trung tâm nước sạch vệ sinh môi trường tỉnh đầu tư mở rộng hệ thống nước máy đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân; tiếp tục vận động nhân dân tham gia thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp nhằm giữ vững tiêu chí 17 (môi trường).

2.5. Xây dựng hệ thống chính trị - xã hội

Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở; xây dựng nội dung, kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ xã đạt chuẩn; kiện toàn hệ thống các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; thực hiện các biện pháp bảo đảm xây dựng Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”, các tổ chức đoàn thể cấp xã đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.

Tăng cường công tác giữ gìn trật tự xã hội ở địa phương, có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cho lực lượng Công an, Quân sự.

2.6. Huy động và bố trí nguồn lực

Huy động các nguồn lực sẵn có trong dân tuỳ theo khả năng để đóng góp sức người, sức của; phát huy tính sáng tạo và sự tham gia đóng góp của nhân dân nhưng phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc công khai, dân chủ trong suốt quá trình thực hiện.

Đề nghị các tổ chức tín dụng trên địa bàn cho vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, cải tạo và xây mới nhà ở.

Đối với các dự án Chương trình không hỗ trợ thì sẽ lồng ghép vốn ngân sách địa phương, lồng ghép các chương trình, dự án khác, huy động vốn trong dân và vốn tín dụng.

 Tạo điều kiện  thuận lợi nhất để các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn xã, để xây dựng cơ sở, xí nghiệp, nhà xưởng, đồng thời sẽ phối hợp, kết hợp với các chương trình, dự án lồng ghép để đào tạo lực lượng lao động phù hợp đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.

2.7. Công tác tuyên truyền, vận động

Tiểu ban tuyên truyền vận động tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân trên địa bàn xã về chủ trương, chính sách chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tổ chức triển khai đề án, đồ án quy hoạch nông thôn mới đến cán bộ, Đảng viên và nhân dân nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới.

2.8. Công tác đào tạo, tập huấn

Tiếp tục phối hợp với cấp trên cử cán bộ của Ban quản lý xã, ban phát triển ấp, ban giám sát, ban tuyên truyền vận động tham gia các lớp tập huấn do cấp trên tổ chức.

Phối hợp với các ngành có liên quan, tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt cho nông dân trên địa bàn xã.

 

Trên đây là báo cáo tình hình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn xã Hòa Bình./.


Minh Tuấn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Hoà Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 872 118 - Fax: (84.064) 3 872 118
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu