TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 19/3/2024
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Nông thôn mới
Họat động UBNDNông nghiệpDịch vụ
Nữ công gia chánh
Tin thời sự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Tập huấn giới thiệu trạm khoa học công nghệ

Hình tập huấn

Nông Thôn Mới

Tiếp Xúc Cử Tri

Lượt truy cập: 264232
  NỮ CÔNG GIA CHÁNH

  CÁCH CHẾ BIẾN CÁC LOẠI NƯỚC MẴN
02/07/2017

Dưới đây là 5 loại nước chấm phổ biến, dễ dùng kèm với các món ăn khác nhau:

1. Pha nước chấm chua ngọt
Có thể dùng nước chấm này cho các loại bún bò trộn, phở cuốn, chả giò, bánh xèo miền Nam, bánh khọt Vũng Tàu…
Cho 1 chén đường vào 3 – 4 chén nước (tùy khẩu vị thích ăn mặn hay nhạt), khuấy tan.
Thêm vào 1 chén nước mắm, trộn đều rồi từ từ cho 1 chén giấm vào, vừa khuấy vừa nếm đến khi vừa miệng.
Sau cùng cho thêm đồ chua, tỏi ớt băm nhỏ và thưởng thức.

2. Pha mắm nêm
Ăn kèm bò nhúng giấm, bún thịt luộc Đà Nẵng hoặc bánh hỏi heo quay.
Dứa chín vắt lấy nước cốt, để riêng. Trung bình với ½ quả dứa sẽ vắt được 150ml nước cốt.
Đặt chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn. Đợi dầu vừa nóng thì cho thêm vào chảo 1/2 muỗng cà phê ớt bột, lấy đũa đảo qua 1 vòng thật nhanh tay rồi cho ngay nước cốt dứa + 100 ml mắm nêm vào.
Nấu cho mắm trong nồi sôi lên thì nêm thêm ½ muỗng cà phê bột ngọt. Vì độ ngọt của dứa khác nhau nên chúng ta cho đường vào từ từ từng chút một và nếm đến khi vừa ăn. Nếu có được quả dứa thật ngọt thì chỉ cần 1 muỗng canh đường là đủ, còn nếu dứa chua quá thì có khi phải hơn 2 muỗng đường một chút.
Sau khi nếm vừa ăn, để mắm sôi lên lại thì tắt bếp. Để nguội. Trước khi ăn mới cho thêm tỏi ớt băm vào.
Chú ý: Để mắm nêm pha được ngọt dịu và thơm mùi dứa, nên lựa quả dứa ngọt,mắt dứa nở đều, chín vàng.

3. Pha mắm tôm
Ăn cùng bún đậu, thịt luộc.
Đong trước lượng mắm tôm cần ăn ra tô/chén, cho đường (và bột ngọt) vào đánh đến khi đường tan. Nếm lại xem vị ngọt đã vừa miệng chưa để gia giảm thêm mặn ngọt.
Với 3-4 người ăn, đong chừng 100 ml mắm tôm (6 muỗng canh vun) và đánh tan với 60g đường (3 muỗng canh vun) là vừa.
Đặt chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, đợi nóng thì cho một ít hành tím vào phi thơm, tắt bếp.
Đổ ngay dầu còn đang sôi nóng vào mắm tôm, khuấy đều tay để mắm chín, bay mùi nồng của mắm tôm sống, sau đó cho nước cốt chanh vào. Dùng đũa đánh cho mắm tôm nổi bọt, chuyển màu tím nhạt. Nếm lại để gia giảm mặn – ngọt – chua cho vừa miệng.
Trước khi ăn cho thêm ớt, tỏi tùy thích.

4. Nước mắm chấm ốc luộc
Cho nước mắm, đường và nước lọc vào nồi, nấu sôi cho tan đường rồi tắt bếp.
Chờ khi nước mắm đường nguội hoàn toàn mới cho nước cốt chanh vào (để chanh không đắng) sau đó trộn đều, nếm để gia giảm vị mặn – ngọt – chua cho vừa miệng.
Gừng giã nhuyễn. Lá chanh và rau ngò/mùi rửa sạch, cắt nhuyễn. Tước bỏ phần sả già, lấy lõi non bào mỏng. Tắc/Quất rửa sạch, cắt đôi.
Cho gừng, lá chanh, rau mùi, sả bào vào nước mắm đường, khuấy đều, nếm lại lần nữa cho thật vừa ăn rồi thả luôn quả quất vào nước chấm. Mùi tinh dầu từ vỏ quất sẽ làm nước mắm chấm ốc dậy mùi thơm.

5. Nước mắm gừng
Dùng để chấm thịt vịt luộc, mực hấp, cá trê/ cá lóc nướng.
Cho đường, nước mắm, nước lọc vào nồi, nấu sôi rồi để liu riu chừng 5 phút cho nước mắm hơi sánh lại (gọi là nước mắm kẹo)
Chờ nước mắm kẹo nguội hoàn toàn thì cho gừng – ớt giã nhuyễn vào khuấy đều, nếm lại cho vừa miệng. Nếu thích nước mắm gừng có vị chua dịu thì cho thêm vào 1 muỗng canh nước cốt chanh.

 

Minh Tuấn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Hoà Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 872 118 - Fax: (84.064) 3 872 118
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu