TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Tư, 17/4/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 305439
  GƯƠNG LÀM KINH TẾ GIỎI

  Nuôi rắn thả vườn
06/04/2013

Nhờ sự giới thiệu của Chính quyền địa phương, chúng tôi đến thăm trang trại nuôi rắn của gia đình anh Chau Sóc Kim và chị Nguyễn Thị Diễm Châu, ấp An Thuận, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn (An Giang). Tôi không khỏi ngỡ ngàng, bởi thông thường người ta nuôi trong chuồng nhưng gia đình anh chị lại áp dụng mô hình nuôi thả trong vườn mà lại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Dẫn chúng tôi đi tham quan một vòng trang trại, anh Chau Sóc Kim kể: “ Năm 2007, tôi bị bệnh tai biến, do đó lao động nặng không được. Hai vợ chồng suy nghĩ tìm mọi cách kiếm mô hình chăn nuôi nào đó phù hợp với sức lao động của gia đình. Tình cờ, xem tivi, thấy mô hình nuôi rắn tại tỉnh Đồng Tháp mang lại kinh tế rất cao, nhưng công chăm sóc cũng ít. Do đó, tôi bàn với vợ dành dụm tiền để đầu tư trang trại. Đến cuối năm 2009, gia đình tôi đến nhờ Chi cục Kiểm lâm An Giang giới thiệu mua 50 con rắn giống tại Đồng Tháp với giá  1 triệu đồng /con, đem về nuôi với diện tích 1.000m2đất vườn. Tôi xây rào xung quanh diện tích vườn với chiều cao 2,5m để thả rắn. Thấy hiệu quả, gia đình tôi tiếp tục nuôi cho đến nay” .

 Qua 02 năm chăm sóc, đến nay rắn của  gia đình anh phát triển lên trên 2 ngàn con rắn thương phẩm và rắn giống.  Nếu như gia đình anh xuất bán lứa đầu tiên rắn thương phẩm thu về 180 triệu đồng thì tháng 08/2011 mới đây, gia đình tiêu thụ rắn giống được 200 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu lợi nhuận trên 300 triệu đồng.

 Đến nay, trong trang trại của vợ chồng Chau Sóc Kim đang nuôi 04 loại rắn gồm: Rắn hổ hành, rắn ráo thường, ráo trâu và rắn sọc dừa. Anh Kim cho biết, nuôi rắn thả vườn không phải mất nhiều công chăm sóc, ít bệnh và đầu tư thức ăn cũng dễ. Nguồn thức ăn cho rắn  chủ yếu là ếch, nhái có rất nhiều trong thiên nhiên. Vì đây là loại động vật hoang dã, do đó, nuôi trong vườn hợp lý với loại động vật này, thay vì nuôi  nhốt trong chuồng thì rắn ít vận động và có thể không khẻo bằng rắn thả nuôi trong vườn, có cây cối, cỏ, nó bò tự nhiên ít bệnh hơn.  Hiện, giá rắn thương thẩm bán tại chỗ dao động từ 700 ngàn đến 800 ngàn đồng/kg. Còn rắn giống trên dưới 5 triệu đồng/cặp giống đực - cái .

 Ông Bành Thanh Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ rừng và Bảo tồn Thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm  An Giang cho biết: Đây chỉ là bước đầu, nên chỉ có khoảng 10 hộ trên địa bàn tỉnh thực hiện mô hình nuôi rắn. Hằng năm, Chi cục Kiểm lâm đều kiểm tra, quản lý  chặt chẽ và cấp Giấy phép cho những hộ áp dụng mô hình gắn với bảo tồn động vật hoang dã, hướng dẫn cũng như tạo điều kiện tốt nhất để bà con vận chuyển, tiêu thụ ra thị trường trong và ngoài tỉnh thuận lợi.  Đồng thời, được ngành chức năng đánh giá cao về mô hình này. Vài năm trở lại đây do việc đánh bắt quá mức của người dân nên số lượng rắn hoang dã trong tự nhiên giảm nhiều, khiến động vật hoang dã quý hiếm ngày càng cạn kiệt. Do đó, việc nhận rộng mô hình nuôi rắn này không những góp phần bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm, mà còn mang lại hiệu quả cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho cho người dân.

 Hy vọng với mô hình nuôi rắn gắn với bảo tồn động vật hoang dã mang lại hiệu quả cao của gia đình anh Chau Sóc Kim, là bước tạo đà để những người nông dân cần cù, chịu khó học hỏi tìm được hướng đi mới, tạo thêm thu nhập cho gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.

sonongnghiep
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu