TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 29/3/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 302546
  GƯƠNG LÀM KINH TẾ GIỎI

  Nuôi chim công thành tỷ phú
22/01/2016

Vào Tây Nguyên lập nghiệp qua nhiều nghề vẫn nghèo, từ khi chuyển sang nuôi chim công bán cho các vườn thú, đại gia và những người chơi chim cảnh, anh Trần Văn Phương, Đắk Lắk mới thắng lớn, lợi nhuận mỗi năm cả tỷ đồng.

Thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, anh Trần Văn Phương rời quê Thái Bình vào tổ dân phố 6, phường Thành Nhất, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk sinh sống. Làm đủ nghề từ đi rừng, khai hoang trồng đậu, cà phê, nuôi gà mà kinh tế gia đình vẫn khó khăn.

Đầu năm 2011, anh Phương tình cờ mua được 4 quả trứng chim công của một người dân nhặt được khi đi rẫy với giá 2 triệu đồng, cho gà ấp thử. Gần 1 tháng sau, ổ trứng nở 4 con chim công rất đẹp. Nuôi mấy tháng, anh bán cho một người quen ở TPHCM với giá 3 triệu đồng/con. “Vì chưa hiểu về kỹ thuật nuôi, trong khi đàn chim công này tôi tự cho ấp nở, không có giấy tờ hợp pháp nên không thể nhân đàn phát triển thành trang trại được”, anh Phương nói.

Sau khi bán đàn chim công, anh tìm hiểu nhiều hơn về loài chim này và thấy nuôi chúng cũng dễ như nuôi gà. Anh Phương bàn với vợ là chị Trịnh Thu Hường, gom góp, vay 30 triệu đồng xuống một trang trại chim công ở Tiền Giang mua 4 con công má trắng. Anh Phương dành ô đất trống 20 m2 phía sau nhà để nuôi công. Mấy tháng sau, 3 con công mái đẻ 35 quả trứng, anh cho gà ấp nở được hơn 20 con. Lứa trứng tiếp, anh Phương mang đi ấp điện tỉ lệ đạt 90%. Rút kinh nghiệm vài lần cho trứng ấp điện, anh tìm ra công thức duy trì nhiệt độ thích hợp để trứng nở tỷ lệ đạt cao. Hơn 1 năm sau, đàn chim công của anh nhân lên cả trăm con.

Đàn công phát triển nhanh, anh làm thêm một trang trại 500 m2 ở huyện Cư M’gar mở rộng mô hình. Gần 3 năm qua, anh Phương cung cấp ra thị trường hàng nghìn con công giống. Cách đây khoảng 2 tháng anh vừa xuất một lứa chim giống thu về hơn 100 triệu đồng. Hiện anh còn gần 200 con công, trong đó có khoảng 20 con chim sinh sản.

“Hiện nay, chim công còn hiếm và đắt, khách hàng chủ yếu là các vườn thú, các đại gia, nhà khá giả mua để nuôi làm cảnh, nên đầu ra của công còn rộng mở, nuôi công ở thời điểm này không chỉ cho thu nhập khá, thậm chí còn làm giàu”.

Anh Trần Văn Phương

Nuôi công dễ như nuôi gà nhưng thu nhập thì cao gấp nhiều lần. Đầu tư ít, chuồng trại đơn giản, nhân giống nhanh, một con công mái đẻ mỗi năm 3 lứa khoảng 30 – 36 quả trứng, cho ấp điện 26 – 30 ngày thì nở nên càng ngày càng có nhiều người đặt mua giống. Hiện anh chủ yếu bán chim giống và phục vụ nhu cầu chơi chim công cảnh. Ngoài khách từ các tỉnh khu vực Tây Nguyên, người chăn nuôi từ Đà Nẵng, Bình Định, Vũng Tàu, Hà Nội cũng liên hệ đặt hàng.

“Tuần trước, có một cụ bà 85 tuổi ở Vũng Tàu liên hệ mua công, gửi 20 triệu mua giống, nhờ tôi hướng dẫn làm chuồng trại. Sau đó bà đón xe lên tận nơi bắt 2 cặp công về nuôi”, anh Phương nói.

Môi trường sạch giúp chim công phát triển nhanh, ít bị bệnh đường ruột và hô hấp. Đối với anh Phương, cách vệ sinh phòng bệnh cho công cũng là bí quyết khiến anh thành công với loài chim này. Song song với việc tiêm phòng cho công như gia cầm, anh thường xuyên rải men vi sinh khắp chuồng trại để phân giải chất thải, khử mùi hôi nên công rất hiếm khi nhiễm bệnh.

Vốn là loài có nguồn gốc hoang dã nên công có sức đề kháng khá tốt, lại không dị ứng với cách nuôi nhốt. Công ăn rất tạp, ngoài thóc, bắp, cám công nghiệp, thức ăn ưa thích của công còn là các cây họ đậu, rau dại, rau muống được rửa sạch, phơi héo, băm nhỏ. Thỉnh thoảng anh cũng chế biến dặm thêm món tươi như cá sống cho công. Ngày cho công ăn 2 lần, buổi sáng cho ăn tinh bột, chiều anh cho công ăn các loại rau đã rửa sạch và phơi héo.

Công lớn nhanh, nuôi nửa năm nặng khoảng 2 – 3kg bán giá 3,5 – 4 triệu đồng/con; chim công trưởng thành nặng 5 – 7kg có giá bán hơn 10 triệu đồng/con. Mỗi năm anh bán vài trăm con chim giống, thu nhập từ công khoảng 700 triệu, có năm thu nhập cả tỷ đồng.

“Hiện nay, chim công còn hiếm và đắt, khách hàng chủ yếu là các vườn thú, các đại gia, nhà khá giả mua để nuôi làm cảnh, nên đầu ra của công còn rộng mở, nuôi công ở thời điểm này không chỉ cho thu nhập khá, thậm chí còn làm giàu”- Anh Phương nhận định.

Đó là cách làm của anh Võ Văn Tân, xã Hậu Thành (Cái Bè, Tiền Giang). Trước đây gia đình anh Tân có nuôi gà thả vườn nhưng chỉ vài con đến vài chục con, chủ yếu nuôi để dành khi có đám tiệc, hoặc lễ tết.

vnexpress
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu