TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Tư, 24/4/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 306458
  TÀI LIỆU KHCN

  Các biện pháp phòng chống dịch heo tai xanh
10/06/2013

1.Tác nhân gây bệnh:

Bệnh heo tai xanh là tên gọi tắt của Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo. Bệnh do vi-rút gây ra, lây lan rất nhanh. Vi-rút làm heo bị suy giảm miễn dịch nên heo mắc bệnh tai xanh thường bị bội nhiễm: Dịch tả heo, tụ huyết trùng, phó thương hàn, bệnh do xoắn khuẩn Leptospira spp, bệnh do liên cầu khuẩn Streptococcus spp, Mycoplasma spp, E.Coli…

Heo bệnh thường có triệu chứng lâm sàng như sốt cao trên 40ºC, viêm đường hô hấp nặng: ho, thở khó, đặc biệt là ở heo con cai sữa, phần da bụng, da gần mang tai đỏ hồng. Heo nái đẻ non, sẩy thai; heo con và heo lứa gầy yếu, mắt có ghèn màu nâu, da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều. Heo đực giống: Bỏ ăn, sốt cao, đờ đẫn hoặc hôn mê, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục. Tuy nhiên, ở một số đàn có thể không có biểu hiện triệu chứng. 

Do vậy, để tránh nhầm lẫn cần phải lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm mới có thể kết luận bệnh một cách chính xác. Bệnh heo tai xanh không lây cho người nhưng nếu bị bội nhiễm Streptococcus spp (liên cầu khuẩn), sẽ có khả năng lây bệnh cho người.

2. Đường truyền lây: 

Virus có trong dịch mũi, nước bọt, tinh dịch (trong giai đoạn nhiễm trùng máu), phân, nước tiểu và phát tán ra môi trường. Ở lợn mẹ mang trùng, virus có thể lây nhiễm cho bào thai từ giai đoạn giữa thai kỳ trở đi và virus cũng được bài thải qua nước bọt và sữa. Lợn trưởng thành có thể bài thải virus trong vòng 14 ngày, trong khi đó lợn con và lợn choai bài thải virus tới 1-2 tháng.

Virus có thể phát tán thông qua các hình thức: Vận chuyển lợn, theo gió (có thể đi xa tới 3km), bụi, bọt nước, dụng cụ chăn nuôi, thụ tinh và dụng cụ bảo hộ lao động nhiễm trùng và có thể do một số loài chim hoang.

3. Triệu chứng lâm sàng: 

Thể hiện cũng rất khác nhau, theo ước tính, cứ 3 đàn lần đầu tiên tiếp xúc với mầm bệnh thì 1 đàn không có biểu hiện, 1 đàn có biểu hiện mức độ vừa và đàn còn lại có biểu hiện bệnh ở mức độ nặng. Lợn nái giai đoạn cạn sữa: Trong tháng đầu tiên khi bị nhiễm virus, lợn biếng ăn từ 7-14 ngày, sốt 39-400C, sảy thai thường vào giai đoạn cuối, tai chuyển màu xanh trong khoảng thời gian ngắn, đẻ non, động đực giả, chậm động dục trở lại sau khi đẻ, ho và có dấu hiệu của viêm phổi.

Lợn nái giai đoạn đẻ và nuôi con: Biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú, đẻ sớm khoảng 2-3 ngày, da biến màu, lờ đờ hoặc hôn mê, thai gỗ (10-15% thai chết trong 3-4 tuần cuối của thai kỳ), lợn con chết ngay sau khi sinh (30%), lợn con yếu, tai chuyển màu xanh. Tỷ lệ chết ở đàn con có thể tới 70% ở tuần thứ 3-4 sau khi xuất hiện triệu chứng. Rối loạn sinh sản có thể kéo dài 4-8 tháng trước khi trở lại bình thường.

Lợn đực giống: Bỏ ăn, sốt, đờ đẫn hoặc hôn mê, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém và cho lợn con sinh ra nhỏ.

Lợn con theo mẹ: Thể trạng gầy yếu, nhanh chóng rơi vào trạng thái tụt đường huyết do không bú được, mắt có dử màu nâu, trên da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, giảm số lợn con sống sót, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, chân choãi ra, đi run rẩy.

Lợn con cai sữa và lợn choai: Chán ăn, ho nhẹ, lông xác xơ,… tuy nhiên, ở một số đàn có thể không có triệu chứng.

4. Bệnh tích: 

Viêm phổi hoại tử và thâm nhiễm đặc trưng bởi những đám chắc, đặc trên các thuỳ phổi. Thuỳ bị bệnh có màu xám đỏ, cú mủ và đặc chắc (nhục hoá). Trên mặt cắt ngang của thuỳ bệnh lồi ra, khô. Nhiều trường hợp viêm phế quản phổi hoá mủ ở mặt dưới thuỳ đỉnh.

5. Phòng bệnh:

- Không mua con giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc, chỉ mua giống tại các trang trại, cơ sở sản xuất giống đã công bố tiêu chuẩn chất lượng và kiểm soát được dịch bệnh, cơ sở thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) đối với từng loại vật nuôi.

- Khi nhập heo giống phải mua heo từ các cơ sở chăn nuôi và vùng không có dịch tai xanh. Heo mới mua về phải nuôi cách ly ít nhất 3 – 4 tuần lễ, không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh tai xanh cũng như các bệnh truyền nhiễm khác mới cho nhập đàn

- Thường xuyên theo dõi sức khỏe của đàn heo để sớm phát hiện heo có dấu hiệu lâm sàng của bệnh tai xanh; báo ngay cho cơ quan thú y khi heo có dấu hiệu bệnh

- Chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông.Giữ chuồng trại và khu chăn thả luôn khô sạch, thoáng mát và phải phun thuốc sát trùng định kỳ 2 tuần/lần để tiêu diệt mầm bệnh. Nên thiết lập hệ thống chuồng nuôi cách ly ít nhất 8 tuần, hạn chế khách tham quan, sử dụng bảo hộ lao động, không mượn dụng cụ chăn nuôi của các trại khác, thực hiện “cùng nhập, cùng xuất” lợn và để trống chuồng. 

- Đảm bảo thức ăn đủ chất dinh dưỡng và nguồn nước sạch cho heo, giúp heo có sức đề kháng với vi-rút bệnh tai xanh cũng như các bệnh khác, hạn chế mắc các bệnh truyền nhiễm. 

- Việc sản xuất, cung ứng con giống phải đảm bảo đúng chất lượng

- Tiêm vắc-xin phòng bệnh tai xanh cho đàn heo. Để loại trừ các bệnh kế phát, heo phải được tiêm vắc-xin phòng các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn…. . 

6. Điều trị: 

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh này. Có thể sử dụng một số thuốc tăng cường sức đề kháng, điều trị triệu chứng và chủ yếu ngăn ngừa nhiễm bệnh kế phát./. 

so nongnghiep
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu