TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Tư, 24/4/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 306484
  TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN

  Hai loại thuốc trừ sâu neonicotinoid có thể ảnh hưởng đến ong mật đực
13/08/2016

Ong mật đực có thể bị ảnh hưởng bởi hai loại thuốc trừ sâu neonicotinoid, do làm giảm tuổi thọ và số lượng tinh trùng sống của chúng. Cả hai loại thuốc trừ sâu hiện nay bị cấm ở châu Âu. Các nhà nghiên cứu từ Bern, Thụy Sĩ, cùng với các đối tác đến từ Thái Lan và Đức, kêu gọi đánh giá kỹ hơn những rủi ro môi trường của các neonicotinoid này.


Trong những năm gần đây, những người nuôi ong đã phải vật lộn để duy trì đàn ong mật khỏe mạnh ở khắp bán cầu bắc. Trong nghiên cứu đầu tiên nhằm điều tra những ảnh hưởng của neonicotinoids đối với ong mật đực, và nghiên cứu ảnh hưởng của các hóa chất nông nghiệp này đối với những con đực nói chung. Một nhóm nghiên cứu quốc tế do Đại học Bern và Agroscope đã phát hiện ra rằng, 2 loại neonicotinoid có thể vô tình làm giảm tuổi thọ của ong mật đực và số lượng tinh trùng sống của chúng. Bởi vì sự sống còn của ong chúa và năng suất ong chúa liên quan mật thiết đến việc giao phối thành công với ong đực, bất kỳ những ảnh hưởng nào đến chất lượng tinh trùng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của ong chúa, cũng như toàn bộ quần thể ong. Trong khảo sát những người nuôi ong gần đây đã xác định rằng, sức khỏe ong chúa kém là lý do quan trọng gây ra những tổn thất trong quần thể ong mật, nghiên cứu này kêu gọi cần có những đánh giá rủi ro môi trường kỹ hơn về các loại thuốc trừ sâu, cũng như các sản phẩm bảo vệ thực vật khác, nhằm bảo vệ ong và các sinh vật có lợi khác.

Tác giả Geoff Williams thuộc Đại học Bern và Agroscope cho biết: "Chúng tôi biết có rất nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe ong mật, bao gồm ký sinh trùng và thiếu dinh dưỡng. Có thể các hóa chất nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng". Trong năm 2013, Liên minh châu Âu và Thụy Sĩ đã đưa ra phương pháp phòng ngừa bằng việc hạn chế sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu neonicotinoid, thiamethoxam, clothianidin, và imidacloprid, đồng thời tiến hành nhiều đánh giá rủi ro môi trường hơn. Hiện nay, liên chính phủ mới đang đưa ra những xem xét. Nghiên cứu trước đây cho rằng, những hóa chất này sẽ gây ra hai tác động: gây chết hoặc gần chết đối với ong mật cái khi tiếp xúc với thuốc, tuy nhiên, họ chưa biết ong mật đực bị ảnh hưởng như thế nào.

Nhóm nghiên cứu từ các viện nghiên cứu sức khỏe ong và thú y cộng đồng, Đại học Bern (Thụy Sĩ) và Agroscope thuộc Liên bang Thụy Sĩ, cùng với các cộng tác viên từ Đại học Chiang Mai, Đại học Mae Fah Luang (Thái Lan) và Đại học Koblenz -Landau (Đức) mới đây đã chứng minh trong một bài viết trên tạp chí Proceedings of the Royal Society of London B: Biological Sciences rằng, những con ong mật đực rất dễ bị tổn thương đối với neonicotinoids thiamethoxam và clothianidin. 

Giảm tuổi thọ và số lượng tinh trùng
Nghiên cứu chỉ ra rằng, các con đực được nuôi trong phòng thí nghiệm sau khi phơi nhiễm với các chất hóa học ở mức quần thể sẽ có tuổi thọ ngắn hơn và tạo ra ít tinh trùng sống hơn. Điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với các quần thể bởi vì những con ong chúa đóng vai trò quan trọng đối với chức năng hoạt động của quần thể, phải được phối giống với đúng tinh trùng khỏe mạnh từ nhiều con đực. Do đó các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của ong đực có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với ong chúa mà đối với toàn bộ quần thể ong, như thay thế những con ong chúa giao phối kém cần phải có nguồn và không phải không có rủi ro.

Tác giả chính Lars Straub từ Đại học Bern cho rằng: "Hầu hết những nghiên cứu neonicotinoid sử dụng ong mật, thường tập trung vào những con cái không sinh sản được trong quần thể ong. Thực sự ong mật cái chưa được các nhà khoa học chú ý; điều đó không đáng ngạc nhiên, những kết quả này có thể làm thay đổi suy nghĩ của họ. Đồng tác giả Peter Neumann từ Bern công bố 'những kết quả này cùng với tầm quan trọng của con đực trong sinh sản ong mật, làm nổi bật yêu cầu cần thiết phải đánh giá rủi ro môi trường nghiêm ngặt đối với các hóa chất nông nghiệp để bảo vệ đa dạng sinh học và chức năng của hệ sinh thái'.

Ong, thụ phấn và mật ong
Ong mật giống như tất cả các loài côn trùng thụ phấn, cung cấp các hệ sinh thái quan trọng và các dịch vụ kinh tế. Hàng năm ở châu Âu và Bắc Mỹ, hàng triệu đàn ong mật sản xuất ra mật ong và góp phần thụ phấn cho các cây trồng nông nghiệp - từ cà rốt đến hạnh nhân, cải dầu – nó mang lại giá trị hàng tỷ euro. Thuốc trừ sâu 16.Neonicotinoid có thể vô tình là thuốc tránh thai cho côn trùng.

Natasa
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu