TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 23/4/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 306296
  TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN

  Chuẩn bị ao nuôi các sặc rằn
05/03/2017

Ao của tôi thuộc xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP HCM, là khu vực nhiễm phèn. Trước đây chủ cũ nuôi cá sặc rằn, cho ăn phân heo. Sau khi mua lại tôi đã cho nạo vét, rải vôi và phân chuồng. Ban đầu thì thấy nước có màu xanh đọt chuối, đang chuẩn bị thả cá (tôi tính nuôi cá sặc rằn như chủ cũ vì nghe nói loại này chịu phèn và dễ nuôi) nhưng vài ngày sau thấy nước khá trong, tôi đo độ pH thì kết quả là 5,1 nên vẫn chưa dám thả cá. Xin các Bác vui lòng tư vấn giúp nột số nội dung:

1/ Độ pH là 5,1 thì có nuôi cá sặc rằn được không ? Nếu được thì có thể ghép với loại cá nào khác ? Tôi dự kiến cho cá ăn phân heo là chính vì vừa hạn chế chi phí lại vừa tăng độ pH (vì nghe nói phân heo giúp giảm phèn).
2/ Nếu phải tăng độ pH thì có phải xả hết nước để tiến hành cải tạo lại từ đầu không ? Hay là chỉ rải thêm vôi và phân chuồng ? Trong quá trình xử lý thì có phải đóng cống lơi để cho nước tĩnh hay cứ mở cống lơi để nước ra vàotự nhiên ? Ao của tôi gần rạch nên việc cấp thoát nước cũng thuận lợi.
3/ Tôi nên mua cá giống của trại nào cho thuận tiện chuyên chở đồng thời đảm bảo con giống có chất lượng ? Kích cỡ cá và mật độ thả thế nào cho phù hợp ? (Tôi dự kiến nuôi cá thương phẩm).

4/ Có nên thả lục bình hoặc rau nhút vào ao không ?

5/ Những vấn đề gì cần bổ sung ? 

Về chuẩn bị ao nuôi:

1. Tháo cạn nước, nạo vét 

Với ao cũ như bạn ít nhất giữ lớp bùn còn khoảng 20-30cm ( tránh xì phèn)
2. Diệt tạp và khử trùng

Vôi bột liều 7-15kg/100m2

3. Bón phân

Bón lót khi chuẩn bị ao nuôi trong ao có nước ít hoặc không có nước.

Phân heo: 40-50kg/100m2 (ao mới), 20-30kg/100m2 (ao cũ)
Bón đinh kỳ: 5-7 ngày/ 1lần

Phân heo: 15-25kg/100m2

Nếu bón được phân heo xen kẽ phân xanh thì sẽ tốt hơn nữa.

4. Phơi ao

Là để tăng tác dụng diệt tạp khử trùng, cung cấp oxy cho nền đáy ao. 
Thời gian phơi ao tùy thuộc vào vùng đất, hình thức nuôi, thời tiết, nhu cầu thả giống. Nhìn chung, thường người ta phơi ít nhất 2-3 ngày.

4. Lọc nước vào ao

Cho nước vào qua lưới lọc để không cho cá tạp, cá dữ vào ao nhằm hạn chế việc hao phí thức ăn và sự hao hụt cá giống.

Về câu hỏi của bạn:

1. Theo đặc đểm sinh học của cá sặc rằn thì 
pH : 5.5 - 7.5, cá có thể chịu được khi pH từ 5 – 8, nhưng tốt nhất là 7
Hàm lượng oxy phải từ 2mg/l trở lên 
Độ mặn cao nhất 5ppt, trên thực tế chịu tới 6 – 7ppt
Nói đúng, bón phân heo ( hay phân hữu cơ nói chung) là để tạo nguồn thức ăn tự nhiên chứ không phải để tăng pH.

2. Nếu muốn tăng pH thì bạn bón vôi không cần phải xả hết nước cải tạo lại, thường người ta dùng vôi bột (CaCO3) , nếu dùng dolomite và zeolite thì tốt hơn nhưng do đắt tiền.

Cá sặc sống ờ vùng nước tù đọng nên không cần để nước ra vào.

3. Trại Bình Cách ở Long An, chuyên sản xuất cá giống trong đó có cá sặc rằn.
Mật độ: Cá giống 2 – 4 con/m2, trọng lượng trung bình 12-14con/kg
4. Thả lục bình hay rau nhút được nhưng độ che phủ bằng hoặc dưới 30% tổng diện tích mặt nước 

agriviet
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu