TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 25/4/2024
Kinh tếĐiểm báo huyện
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Hoạt động UBND xã
Tin tức trong tỉnh
Sản phẩmAn ninh- trật tự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
dịch vụ- du lịch
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

biển lọc an

tàu thuyền ra khơi

lộc an-bình minh lên

nạo vét cửa biển lộc an

văn nghệ

Lượt truy cập: 247978
  TÀI LIỆU KHCN

  Xã Lộc An tìm cách thoát nghèo cho người dân
23/10/2013

   Trong những năm gần đây, khi nghề đánh bắt hải sản trở nên kém hiệu quả do giá xăng dầu tăng cao, ngư trường cạn kiệt thì Đảng uỷ, chính quyền và các đoàn thể ở xã Lộc An, huyện Đất Đỏ đã quan tâm đến việc đa dạng hoá các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương. Nhiều hộ gia đình ở xã Lộc An đã khá lên nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới này.
Tự tìm lối thoát nghèo
   Gia đình ông Trần Kim Quang ở tổ 19, ấp An Bình, xã Lộc An có 4ha đất nông nghiệp nhưng thuộc loại đất pha cát. Những năm trước đây, do thiếu vốn và kinh nghiệm canh tác nên vợ chồng ông chỉ sử dụng diện tích đất này để trồng điều và tràm bông vàng. Mặc dù chi phí đầu tư thấp và ít tốn công chăm sóc nhưng tính trung bình mỗi năm ông chỉ thu được từ 12 đến 15 triệu đồng. Đầu năm 2005, được Trung tâm khuyến nông huyện Đất Đỏ hướng dẫn kỹ thuật trồng cây tre lục trúc và đầu tư 300 gốc cây, với tổng trị giá 7,5 triệu đồng, ông Quang đã cải tạo lại vườn tạp để chuyển sang trồng cây tre lục trúc. Sau hai năm trồng, đến nay, mỗi tháng, gia đình ông Quang thu từ 200 – 300kg măng tươi, bán với giá từ 10.000 – 12.000 đồng/kg. Nhờ trồng tre lục trúc, cuộc sống của gia đình ông Quang đã khá lên trông thấy, không chỉ đủ ăn đủ mặc mà còn có tiền tích luỹ. Đầu năm 2008 này, được Hội Nông dân xã hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt trong bể, vợ chồng ông Quang tiếp tục đầu tư hơn 100 triệu đồng xây một hồ nuôi cá với diện tích 300m2, gồm các loại cá lóc, trê và rô phi. Sau 3 tháng, cá cho thu hoạch với tiền lời khoảng 10 triệu đồng.
   Còn với gia đình ông Nguyễn Văn Việt ở tổ 23, ấp An Điền, xã Lộc An, sau khi được hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt trong ao đất và được vay vốn Chương trình 120 giải quyết việc làm của ngành lao động thương binh và xã hội, đầu năm 2005, ông Việt đã cải tạo lại 11ha mặt nước của gia đình để nuôi các loại cá lóc, trê và rô phi. Hiện nay, gia đình ông Việt có 5 ao nuôi cá với hình thức xoay vòng và khép kín trong năm. Nhờ nắm chắc kỹ thuật nuôi cá nên sản lượng hàng năm của gia đình ông đều tăng lên. Nếu năm đầu tiên chỉ thu được gần 5 tấn cá các loại thì năm nay sản lượng đã tăng gấp đôi. Ông Nguyễn Văn Việt nói: “Nhờ chính quyền địa phương giúp đỡ, gia đình tôi được vay vốn 40 tiệu đồng với lãi suất thấp để nuôi cá. Hiện nay, trừ hết chi phí tôi còn lời được 70 – 80 triệu đồng/năm.
 Lựa chọn mô hình phù hợp
    Xã Lộc An có diện tích tự nhiên là 1.722 ha, với 824 hộ dân và hơn 3.400 khẩu. Với ưu thế là địa phương ven biển nên sản xuất ngư nghiệp ở xã Lộc An phát triển mạnh, hơn 80% dân số ở đây sinh sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản. Tuy nhiên, những năm gần đây, nghề đánh bắt hải sản kém hiệu quả, đời sống của ngư dân gặp rất nhiều khó khăn, Đảng uỷ, chính quyền và các đoàn thể ở xã Lộc An đã tạo điều kiện cho người dân vay vốn cải hoán tàu thuyền để đánh bắt xa bờ, đồng thời trang bị thêm ngư lưới cụ để áp dụng mô hình một phương tiện hai ngành nghề. Mặt khác, địa phương cũng hỗ trợ vốn, kỹ thuật để người dân khai thác hết tiềm năng của đất.
    Ông Lê Hiền Nhân, Bí thư Đảng uỷ xã Lộc An cho biết: “Với điều kiện đất đai kém màu mỡ, hệ thống kênh mương chưa có, do đó địa phương vận động nhân dân tập trung chuyển đổi vườn tạp thành vườn chuyên canh như nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu cho năng suất cao, đồng thời đưa khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, lựa chọn những con giống phù hợp với điều kiện của địa phương như bò lai sind, tôm sú thâm canh, cá nước ngọt. Bên cạnh đó, phối hợp với các ngành chức năng để chuyển giao công nghệ, tập huấn đầy đủ cho các hộ nông dân biết về kỹ thuật. Từ đó đã góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tăng thu nhập cho người dân, từng bước giảm hộ nghèo, tăng hộ khá và hộ giàu.
   Nếu trước đây, kinh tế ở xã Lộc An nhờ vào nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản thì đến nay đã hình thành thêm các vùng chuyên canh trồng cây ăn trái như: 22ha nhãn xuồng cơm vàng và 26ha mãng cầu tại ấp An Điền. Ngoài ra, diện tích nuôi trồng thuỷ sản cũng tăng lên 322ha, trong đó có 222ha nuôi trồng quảng canh công nghiệp và hơn 100ha nuôi bán công nghiệp.

Lộc An
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 886 079 - Fax: (84.064) 3 886 079
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu