TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 28/3/2024
Kinh tếĐiểm báo huyện
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Hoạt động UBND xã
Tin tức trong tỉnh
Sản phẩmAn ninh- trật tự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
dịch vụ- du lịch
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

biển lọc an

tàu thuyền ra khơi

lộc an-bình minh lên

nạo vét cửa biển lộc an

văn nghệ

Lượt truy cập: 245245
  TIN TỨC TRONG TỈNH

  huong dan, tang cuong quan ly nuoi ngheu tren da ban
12/05/2017
Theo Tổng cục thủy sản, hiện nay thời tiết diễn biến phức tạp, bất thường như mưa bất thường ở phía Nam, chuyển mùa ở phía Bắc và Trung bộ; môi trường nuôi đang có dấu hiệu ô nhiễm; tình hình nghêu nuôi chết đã diễn ra tại một số địa phương và có chiều hướng gia tăng. Kết quả quan trắc môi trường và giám sát vùng nuôi nghêu cho thấy quản lý, chăm sóc nghêu trên địa bàn, môi trường nuôi hở phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu, chế độ thủy triều và ý thức người nuôi trong việc tuân thủ quy định, khuyến cáo của đơn vị chức năng về công tác kiểm dịch, mật độ thả nuôi, chế độ chăm sóc, bảo vệ môi trường.
 1. Để hạn chế thiệt hại, khắc phục khó khăn và phát triển nghề nuôi nghêu trên địa bàn theo hướng bền vững trong thời gian tới người nuôi cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật khai thác và quản lý hiệu quả nghêu nuôi như sau:
 - Tuyệt đối không nên thả giống nghêu vào thời điểm thời tiết không thuận lợi.
 - Đối với nghêu đạt kích cỡ thu hoạch (50-70 con/kg) người dân khẩn trương thu hoạch tránh thiệt hại xảy ra.
 - Duy trì mật độ nuôi phù hợp, đối với nghêu chưa đạt cỡ thu hoạch tiến hành kiểm tra mật độ thu hoạch để có kế hoạch chủ động san thưa, đảm bảo mật độ nuôi từ 180 – 200 con/m2đối với cỡ giống nuôi từ 400 – 600 con/kg, 250 – 350 con/m2 đối với cỡ giống nuôi từ 800 – 2.000 con/kg, dưới 250 con/m2 đối với cỡ giống nuôi từ 500 – 800 con/kg.
 - San phẳng mặt bãi nuôi, khai thông các vùng nước đọng lại ở các bãi nghêu để tránh hiện tượng đọng nước cục bộ, giảm thiểu ảnh hưởng của nhiệt độ cao trong ngày làm nghêu chết và yếu.
 - Thường xuyên theo dõi tình hình phát triển của nghêu nuôi; theo dõi chặt chẽ tình hình biến động của thời tiết và môi trường nước như: nhiệt độ, độ mặn, PH… nhằm sớm phát hiện các biến động thất thường của môi trường và tình hình sức khỏe của nghêu nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời.
 2. Khi nghêu nuôi có dấu hiệu bất thường hoặc bị chết, người dân cần báo cáo cơ quan chức năng kịp thời (UBND xã, thị trấn; Chi cục thủy sản; Chi cục Thú y; Trạm khuyến ngư …) không đem nghêu sống còn lại khu vực nuôi có hiện tượng chết tiếp tục thả nuôi ở các bãi khác nhằm tránh lây lan dịch bệnh giữa các vùng nuôi.
3. Thường xuyên vệ sinh bãi nuôi, gia cố vệ sinh lưới vây tạo sự thông thoáng cho nước, thủy triều lên xuống và cùng chung tay bảo vệ môi trường vùng nuôi như: thu gom nghêu chết trên bãi và xử lý đúng quy định tránh lây nhiễm bệnh, ô nhiễm môi trường chung, …
 4. Các cơ sở nuôi, cơ sở sản xuất, kinh doanh nghêu giống thực hiện nghiêm các quy định về kiểm dịch, chất lượng giống, phòng, chống dịch bệnh nghêu nuôi; quan trắc môi trường nuôi và tuân thủ khuyến cáo của đơn vị chức năng, chuyên môn về quản lý môi trường vùng nuôi.
5. Thường xuyên lấy mẫu, quan trắc môi trường, điều tra, xác minh mức độ dinh dưỡng, sức tải của môi trường, ô nhiễm vùng nuôi để đưa ra cảnh báo, khuyến cáo kịp thời./.
 
 
Phòng NN và PTNT
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 886 079 - Fax: (84.064) 3 886 079
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu