TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Bảy, 20/4/2024
Kinh tếĐiểm báo huyện
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Hoạt động UBND xã
Tin tức trong tỉnh
Sản phẩmAn ninh- trật tự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
dịch vụ- du lịch
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

biển lọc an

tàu thuyền ra khơi

lộc an-bình minh lên

nạo vét cửa biển lộc an

văn nghệ

Lượt truy cập: 247470
  TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN

  An toàn thực phẩm: Khó kiểm soát các mối nguy
22/01/2014

Theo số liệu thống kê của Sở Y tế, tỷ lệ các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) được đánh giá “đạt” ngày càng cao. Điều đó chứng tỏ ý thức của cộng đồng trong lĩnh vực này đã có chuyển biến ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, cũng từ báo cáo cũng cho thấy, tình trạng không bảo đảm ATTP vẫn luôn tiềm ẩn với những chỉ số chưa đạt về chỉ tiêu hóa lý, vi sinh ở ngưỡng cao. Thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, tình trạng lạm dụng hóa chất ngày càng tràn lan, tinh vi, khó kiểm soát...
Thực phẩm “bẩn” có mặt khắp nơi
Bà Nguyễn Thị Ái Lan (phường 4, TP. Vũng Tàu) ái ngại khi thốt lên rằng, dù đã có kinh nghiệm nội trợ hơn 40 năm, nhưng bà vẫn không làm sao lựa chọn được thực phẩm an toàn cho bữa ăn gia đình. Trước đây, bà Lan cho rằng, cứ cà rốt có nguyên cuống, lá là của Đà Lạt, nhưng về sau bà mới biết, hóa ra mình vẫn bị lừa khi mua phải cà rốt xuất xứ từ Trung Quốc. Rau súp lơ xanh có cả lá, nguyên cả cuống dài cũng lại… “Tàu” nốt. Ngay cả các loại nấm tuy được viết bằng tiếng Việt hẳn hoi, còn có thêm dòng chữ “cấp phép của Bộ Y tế” cũng lại… “Tàu” luôn. Đến nỗi, bà Lan đâm hoang mang, không biết phải làm thế nào để “né” được những thực phẩm mà bà cho rằng không bảo đảm về VSATTP.
Tâm trạng của bà Lan là nỗi niềm chung của hầu hết những người nội trợ, không biết phải làm thế nào để lựa chọn thực phẩm an toàn khi kinh nghiệm mà mình tích lũy được ngày càng xa rời thực tế do sự “đội lốt” quá nhanh của thực phẩm nhập lậu xuất xứ từ Trung Quốc. Không chỉ vậy, người tiêu dùng càng cảm thấy bất an khi ngay cả thực phẩm sản xuất, nuôi trồng trong nước cũng bị nhiễm bẩn do tình trạng lạm dụng hóa chất cấm, điều kiện vệ sinh không bảo đảm dẫn đến ô nhiễm chéo thực phẩm. Ví dụ, trong quá trình thanh, kiểm tra, Sở Công thương, Chi cục Quản lý thị trường đã phát hiện 1 cơ sở sản xuất bún sử dụng chất Tinopal để tẩy trắng, trong khi đây là hóa chất tẩy rửa dùng trong công nghiệp, cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm. Việc sử dụng thường xuyên thực phẩm có chứa tinopal sẽ gây hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, thậm chí có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Nếu ăn thực phẩm chứa chất Tinopal lâu dài sẽ gây suy gan, suy thận, cơ thể mệt mỏi và mắc cả bệnh ung thư. Thậm chí, đoàn kiểm tra còn buộc phải tiêu hủy tại chỗ đu đủ xắt lát (để làm mắm) được phơi ngay trên mặt đường tại Trung tâm Thương mại Châu Đức. Tình trạng hàng hóa không nhãn mác, không rõ xuất xứ, hết hạn sử dụng… vẫn bị phát hiện không ít qua các đợt thanh, kiểm tra, kể cả tại các chợ đầu mối, cửa hàng kinh doanh có quy mô...
Đầy rẫy mối nguy
Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ mẫu thực phẩm được xét nghiệm không bảo đảm về chỉ tiêu lý, hóa trong năm 2013 tuy có giảm so với 2012 nhưng vẫn ở ngưỡng cao, lên đến 11,2%. Kết quả test nhanh cũng cho thấy, tỷ lệ mẫu không đạt chỉ tiêu lý hóa ở mức 11,3%. Hoạt động giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm cho thấy tình trạng không đạt yêu cầu của nhiều loại thực phẩm thông thường ở mức báo động. Có đến hơn 60% mẫu rượu, gần 54% mẫu ô mai, xí muội, gần 38% mẫu ruốc thịt lợn, 6,3 mẫu rau tươi… không đạt yêu cầu. Tỷ lệ mẫu nhiễm nấm mốc - men chiếm tỷ lệ lên đến 45,3%; nhiễm Coliform chiếm 26,5%, E.coli chiếm 18,4%, nhiễm Pseudomonas aeruginosa chiếm 18,1%... Về ô nhiễm hóa học, mẫu dương tính với Aldehyde lên đến 78,2%; dầu đang chiên rán có độ ôi khét lên đến 22,8%; Cyclamate là 12,2%; hàn the là 8,4%, methadol là 7,9% và formon là 4%...
Còn tại BR-VT tình hình cũng không mấy sáng sủa, cho dù tỷ lệ các tiêu chí “đạt” về ATTP ngày càng cao. Ví dụ như 84,1% cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu; 80% người sản xuất, kinh doanh, chế biến hiểu đúng và thực hành đúng về ATTP; tỷ lệ mẫu xét nghiệm hóa chất, vi sinh đạt từ 80-90%. Điều đó vẫn chưa đủ để khẳng định về sự an toàn của thực phẩm khi giám sát mối nguy tại BR-VT tỷ lệ không đạt lên đến 82,5% về lý, hóa và 31,3% về vi sinh. Trong các sản phẩm nông, thủy sản, tình trạng ô nhiễm sinh học, tồn dư hóa chất vẫn ở mức cao. Tỷ lệ mẫu cá biển nhiễm vi sinh gây bệnh chiếm 12,5%; 7,5% mẫu cá biển nhiễm hóa chất kháng sinh cấm sử dụng; các mẫu rau, trái cây, thịt heo, gà… nhiễm khuẩn đường ruột, thuốc trừ sâu tỷ lệ khá cao. Qua xét nghiệm 10 mẫu thịt heo cho kết quả 100% nhiễm coliform vượt giới hạn cho phép, 50% nhiễm salmonella. Còn 9/10 mẫu thịt gà nhiễm coliform, 3/10 mẫu nhiễm salmonella vượt ngưỡng cho phép. Tương tự, 100% mẫu thịt bò nhiễm coliform, 66,6% mẫu nhiễm salmonella. Đây là các vi khuẩn gây bệnh đường ruột ở người. Đối với các loại rau, quả, kết quả xét nghiệm trên các mẫu lấy ngẫu nhiên cũng không khả quan hơn khi có 14/30 mẫu rau dương tính với dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bằng phương pháp phân tích nhanh. 3/20 mẫu rau dương tính với Nitrat và tỷ lệ rau nhiễm vi khuẩn gây bệnh đường ruột cũng ở mức khá cao. Số mẫu trái cây nhiễm vi khuẩn gây bệnh đường ruột, hóa chất cấm cũng không phải là ít.
Đáng báo động, qua kiểm tra các cơ sở kinh doanh giống, thuốc bảo vệ thực vật còn phát hiện tình trạng buôn bán giống, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y ngoài danh mục. Thuốc không bảo đảm chất lượng, quá hạn sử dụng và thức ăn chăn nuôi không bảo đảm chất lượng…
Những bất cập trong công tác bảo đảm VSATTP dù đã được hạn chế, cải thiện thông qua việc ngày càng siết chặt công tác quản lý. Tuy nhiên, VSATTP vẫn là vấn đề nhức nhối khi vì lợi nhuận, tình trạng trạng vi phạm ngày càng biến tướng khó kiểm soát.

Nguy cơ thực phẩm bị ô nhiễm bởi các tác nhân sinh học và hóa học còn cao, tình hình ngộ độc thực phẩm chưa có biện pháp kiểm soát hiệu quả, đặc biệt gần đây, thực trạng mất kiểm soát trong việc sử dụng hóa chất, phụ gia gây ảnh hưởng không nhỏ đến VSATTP; Ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm do thực phẩm bị ô nhiễm bởi vi sinh vật ngày càng diễn biến phức tạp, chưa kiểm soát được. Tại tuyến huyện, thành phố, xã, phường lực lượng cán bộ làm công tác ATTP còn thiếu, đa số kiêm nhiệm, trang thiết bị hỗ trợ cho công tác kiểm tra, giám sát ATTP không đầy đủ. Việc xử lý vi phạm còn chưa triệt để, chủ yếu vẫn là nhắc nhở…

Báo BR-VT
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 886 079 - Fax: (84.064) 3 886 079
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu