TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 5/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 344638
  TIN TỨC TRONG TỈNH

  Nghề công tác xã hội: Nghề của lòng nhân ái
25/10/2012

Giáo viên dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em Long Hải (huyện Long Điền).

“Nếu không có tình thương, sự cảm thông, chia sẻ trước những mảnh đời bất hạnh thì sẽ rất khó gắn bó với nghề”- bà Lê Thị Thanh Thủy, 50 tuổi, bảo mẫu của Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu đã cho biết như vậy khi nói về công việc đang làm – nghề công tác xã hội.

Cũng giống như các bảo mẫu ở Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu, một ngày của bà Lê Thị Thanh Thủy liên tục với nhiều công việc như pha sữa cho các bé ăn, ru các bé ngủ, tắm rửa, chơi với các bé, đưa các bé đi khám bệnh, chích ngừa định kỳ… Công việc khá vất vả vì đa số các bé mới chỉ từ 1 đến 12, 13 tháng tuổi, thường xuyên ốm đau, bệnh tật. Bà Lê Thị Thanh Thủy đã có 5 năm gắn bó với công việc chăm sóc trẻ sơ sinh ở Trung tâm, vì vậy, bà luôn coi những đứa trẻ ở đây như chính những đứa con của mình sinh ra. “Ở đây ai cũng luôn tâm niệm, các trẻ ở đây là những mảnh đời bất hạnh, thiếu may mắn, bằng tình thương, trách nhiệm, chúng tôi luôn chăm sóc, dành cho các bé những bước đi đầu đời vững chắc nhất”- bà Lê Thị Thanh Thủy cho hay.

Với nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng người già yếu, neo đơn, tàn tật thuộc diện chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong tỉnh, Trung tâm Nuôi dưỡng Người già neo đơn (xã An Ngãi, huyện Long Điền) hiện đang nuôi dưỡng, chăm sóc 124 cụ già neo đơn, tàn tật, bệnh tâm thần. Công việc hàng ngày của các nhân viên ở đây là chăm sóc các cụ bị liệt, bị mù, già yếu, hoặc mắc các loại bệnh như câm điếc, tâm thần nhẹ. Có đến đây mới thấu hiểu được nỗi cực nhọc, vất vả của những người làm công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các cụ tại Trung tâm. Tuổi cao, sức yếu lại bị bệnh tật hành hạ, thêm vào đó là nỗi đau tinh thần đã khiến cho tâm tính các cụ không tránh khỏi thất thường, gây khó khăn cho mọi người. Đặc biệt, các nhân viên ở đây phải luôn luôn dịu dàng, lễ phép và khéo léo, phải biết lắng nghe, hiểu tâm tính của mỗi cụ. Bà Trần Thị Bạch Mai, 49 tuổi, nhân viên Trung tâm cho biết: “Sức khỏe của các cụ ở đây rất yếu, ăn uống, đi tiêu, đi tiểu tại chỗ, vì vậy chúng tôi phải thường xuyên để ý chăm sóc, hàng ngày phải rửa phòng, giường, tắm rửa, thay quần áo, giặt giũ mùng mền chiếu, gối, quần áo. Ngày ba bữa các nhân viên phải đút từng miếng cơm, miếng cháo, từng ngụm nước cho các cụ. Nếu không có lòng thương yêu, cảm thông với hoàn cảnh của các cụ thì chúng tôi không thể nào làm tốt nhiệm vụ”.

Những bảo mẫu, nhân viên công tác tại các Trung tâm trên được gọi là làm nghề công tác xã hội. Mặc dù đã tồn tại từ rất lâu nhưng khái niệm nghề “công tác xã hội” còn khá xa lạ và mới mẻ đối với nhiều người. Tuy nhiên, đây là một nghề hết sức quan trọng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có hơn 65.000 người cao tuổi và gần 22.000 đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng cần sự trợ giúp của xã hội, trong đó, bao gồm trẻ tàn tật, mồ côi, người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy, mại dâm… Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh vẫn còn hơn 15.000 hộ nghèo cần được sự quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện để thoát nghèo bền vững. Trong khi đó, chỉ có hơn 1.000 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm việc chuyên trách, bán chuyên trách trong lĩnh vực nghề công tác xã hội.

Đánh giá của Sở LĐTB&XH cho thấy, lực lượng công tác xã hội còn thiếu so với nhiệm vụ được giao, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở. Phần lớn đội ngũ cán bộ, cộng tác viên đều chưa qua đào tạo nghề công tác xã hội. Sự phát triển và đào tạo cán bộ, nhân viên trong lĩnh vực này chưa được hình thành một cách đồng bộ. Mạng lưới nhân viên và tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội còn mỏng và thiếu tính chuyên nghiệp. Đây là những trở ngại khiến cho công tác bảo trợ xã hội còn gặp không ít khó khăn. Bà Lê Thị Trang Đài, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu cho biết, kể từ khi thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội của tỉnh, các nhân viên của Trung tâm Bảo trợ trẻ em Vũng Tàu, Cô nhi viện, Trung tâm Bảo trợ trẻ em Long Hải… đã được tham gia các lớp trung cấp chuyên nghiệp về nghề công tác xã hội. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên, bảo mẫu các trung tâm thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ và từng bước được chuyên nghiệp hóa để nâng cao kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đặc biệt.
                                                                                                                  Bài, ảnh: LAM GIANG

Theo baobariavungtau.com.vn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu