TRANG CHỦ Tổng quan về xã LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Bảy, 20/4/2024
Tin tức giao thông
Tin tức trong tỉnh
Tin tức trong nước
Tin tức thế giới
Thủ tục hành chính
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Chăm sóc cây ăn quả

Thác Sông Rây

hoa lan

Mô hình chăn nuôi :Hưu" hộ ông Hoành

Lượt truy cập: 280683
  TÀI LIỆU KHCN

  Kỷ thuật trồng hoa Mai
07/06/2012

 

 

Cây mai không quá kén đất trồng. Bằng chứng cho thấy các loại đất thịtt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi... vẫn trồng mai được. Miễn là đất đó không phải là đất chết, đất quá nghèo nàn chất dinh dưỡng không thể trồng các giống cây được…
1. Đặc điểm chung
- Mai là cây hoa kiểng dễ sống, sống mạnh và được coi là giống cây dễ trồng nhất.

- Cây mai không quá kén đất trồng. Bằng chứng cho thấy các loại đất thịtt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi... vẫn trồng mai được. Miễn là đất đó không phải là đất chết, đất quá nghèo nàn chất dinh dưỡng không thể trồng các giống cây được.

- Cây mai kỵ đất bị úng thuỷ, đất thường xuyên bị ngập lụt, vì rễ cái của mai rất dài nên nước ngập lâu ngày rễ sẽ bị thúi khiến cây bị úa héo và chết dần.

Ngoài rễ cái ra, cây mai còn có vô số rễ bàng mọc tua tủa quanh đoạn cổ rễ, có nhiệm vụ hút các chất dinh dưỡng trong tầng đất mặt để nuôi cây. Rễ cái bị thúi hay bị đứt không có khả năng mọc dài ra được, nhưng rễ bàng lại khác, bị đứt chúng lại mọc ra, vì vậy bộ rễ bàng cũng đóng một vai trò quan trọng cho việc sinh trưởng và phát triển của mai.

- Đối với cây mai kiểng, yếu tố chủ yếu là dáng cây và điều khiển ra hoa đúng kỳ. Nếu cành là quá tốt thì ức chế ra hoa, nếu còi cọc quá thì số hoa ít và không đẹp. Do trồng trong chậu, lượng đất bị giới hạn nên việc bón phân, chăm sóc cho mai là hết sức cần thiết hơn mai trồng trực tiếp trên ngoài đất vườn.

- Cây mai thích hợp với những nơi có khí hậu nóng ẩm, từ 25o-30o là tốt nhất, mai có thể chịu đựng được nhiệt độ cao hơn trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng, nhưng với những vùng có khí hậu mát lạnh dưới 10o thì mai sinh trưởng kém.

- Cây mai ưa nắng, nhưng khả năng chịu khô hạn chỉ ở mức tương đối. Mai thích hợp với vùng có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Trong mùa mưa thì mưa nhiều, mùa nắng thì trùng vào mùa cây thay lá, trổ hoa. Bằng chứng là ở miền Nam, năm nào mà thời tiết cuối năm thay đổi như mưa nhiều hoặc giá lạnh thì cây mai cũng nở hoa không đúng ngày.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai:

Mỗi giống cây đều có một cách trồng riêng. Có giống đòi hỏi phải trồng với kỹ thuật cao, có nghĩa là trồng đúng kỹ thuật cây mới cho năng suất cao sau này. Nhưng cũng có giống cây có cách trồng giản dị, trồng mai cũng giản dị như thế. Nhưng đó là cách trồng để cây mai sống và ra hoa. Còn trồng theo cách ghép cành, uốn thế để có cây mai kiểng cổ, cây mai ghép nhiều màu, hoặc cây mai bonsai tuyệt đẹp thì lại là một việc khác.

Nó đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật.

* Lên líp và mương rãnh thoát nước:

Do cây mai không hợp với vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, đất thường xuyên hoặc vào mùa mưa bị ngập úng. Nếu trồng mai trong thế đất như trên thì phải lên líp, thông thường bề ngang líp chỉ cần rộng từ 1-1,2m để ương mai con (khi lớn bứng trồng vào chậu).

Giữa hai líp mai sát nhau nên có mương, rãnh để thoát nước để tránh bị ngập úng cho vườn mai.

* Phương pháp nhân giống:

a. Nhân giống hữu tính: Bằng cách trồng bằng hột. Ưu điểm: số lượng mai con nhiều, không tốn kém, không mất nhiều công sức. Nhược điểm: Cây mai thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ (hoa nhỏ, ít cành hơn, màu sắc có khi khác với cây mẹ...).

b. Nhân giống vô tính: Bằng cách chiết cành, ghép cành hoặc giâm cành. Ưu điểm: Cây con giữ được trọn vẹn những đặc tính của cây mẹ, nhưng không thể sản xuất đại trà với số lượng lớn.

- Chiết cành: Chọn một cành nhỏ của cây mai mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dài khoảng 3-4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ đó đi. Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai nhào dại cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, bên ngoài dùng vải dày hay bao bố hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt. Hàng ngày phải năng tưới nước cho bầu đất đó được ẩm cho đến vài ba tháng sau, khi bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài là lúc cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.

- Ghép cành (tháp cành, tháp cây): là dùng cành của cây mẹ đem ghép vào cây mai khác để tạo cây mai mới mang những đặc tính của cây mai mẹ.

Có một cách ghép khác là ghép mắt, là lấy mắt lá, chồi non từ cây mẹ để ghép sang một cây khác làm gốc ghép.

- Ghép tam giác: Lấy một cây mai làm gốc ghép, lựa một chỗ trên gốc cây để ghép cành hay ghép mắt, dùng mũi dao nhọn rạch một hình tam giác nhỏ tương đương hột bắp rồi bóc lớp vỏ đó ra.

Dùng dao bén tách ra một chồi nhỏ hay một mắt lá của cây mai mẹ đem áp vào chổ tam giác vừa được lột vỏ của gốc ghép. Sau đó, dùng dây vải hoặc băng keo băng mắt ghép lại. Sau vài tuần, thấy chồi ghép hay mắt ghép xanh tươi có nghĩa là thành công.

Một gốc ghép có thể ghép được nhiều chồi hay nhiều mắt ghép. Ta thấy một cây mai ghép có nhiều màu hoa khác nhau chính là do cách ghép này.

- Ghép nêm: Dùng dao vạt hình cái nêm trên cành ghép và hình lỗ nên trên gốc ghép (hay làm ngược lại) rồi ráp khít hai bộ phận trên lại với nhau. Yêu cầu là cành ghép và gốc ghép phải có đường kính bằng nhau hay gần bằng nhau và cả 2 cây phải có độ tuổi ngang nhau mới tốt.

Đặt 2 mối khít với nhau, ta dùng dây cao su hoặc dây nylon quấn chặt bên ngoài vết ghép cho chắc chắn.

Nên ghép cây vào mùa mưa, vì đây là mùa cây đang dồi dào sinh lực. Tại gốc ghép, chọn nơi vỏ cây tươi tốt để tạo chỗ ghép, như vậy mắt ghép mới hy vọng đạt được thành công, vì nơi ấy nhựa nguyên lưu thông tốt. Việc ghép phải thực hiện càng nhanh càng tốt, để lâu nhựa sẽ khô, ghép không có kết quả.

* Chăm sóc mai

- Tưới nước: Cây mai tuy chịu nắng hạn, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát.

Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn khỏi tưới cũng được, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm. Mai kiểng trồng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều).

Phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư.

- Bón phân: Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá.

Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều hơn, kali ít cũng được. Có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều: khoảng 40-50 g/chậu chứa 50-60kg đất (đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây, khoảng rìa ngoài của tán cây), tưới đủ nước thường xuyên (trong mùa khô). Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.

Vào mùa mưa từ tháng 6-10 dương lịch, dùng NPK Đầu Trâu 13-13-13TE để bón, mỗi lần bón 40-50g/chậu chứa 50-60kg đất, 15-20 ngày bón một lần. Bón các loại phân trên đã cung cấp đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng cho mai. Tuy nhiên khi thay đất hoặc sau 3-4 tháng kể từ khi thay đất có thể bón thêm phân chuồng: phân bò, heo, gà vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu cũng rất tốt.

Khi kết thúc mùa mưa: khoảng giữa tháng 11 dương lịch. Tiến hành xem lại dáng cây, cành lá đã thỏa mãn chưa. Có thể tỉa lại một lần nữa rồi chỉ tưới nước dưỡng cây.

- Diệt cỏ dại, bắt sâu: Cỏ dại tranh ăn chất bổ của phân được bón vào đất, vì vậy cần phải tiêu diệt ngay. Nên diệt cỏ vào trước mùa mưa hàng năm. Về sâu bệnh, cây mai có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái.

* Lặt (trẩy) lá mai:

Là việc làm ảnh hưởng rất lớn đến việc nở hoa đúng Tết của mai. Thời gian để trẩy lá mai không nhiều, giảii quyết xong trong ngày mới tốt, nếu kéo dài thì mai sẽ nở hoa không đúng ngày.

Có 2 cách trẩy lá mai: Cầm lá trẩy ngược ra sau, có ưu điểm tốn ít sức, nhanh nhưng có nhược điểm dễ kéo theo một đoạn dài vỏ cành cây làm hư hại nụ hoa và cành hoa; cách thứ hai là cầm lá kéo theo chiều của chiếc lá, ưu điểm gặp cuống dai cũng không bị xước vỏ, nhưng tốn nhiều sức, đối với những đọt non dễ bị đứt đọn do kéo quá sức.

Muốn cây mai trổ sai hoa thì phải trẩy sạch hết lá non lẫn lá già, miễn là đừng gẫy ngọn cành là được...

3. Để mai ra hoa đúng Tết

Từ ngày mai bị tuốt hết lá (thông thường là từ ngày rằm tháng Chạp) trên các cành mai đã chớm xuất hiện những nụ hoa nhỏ bằng nữa hạt gạo, những nụ hoa này thường từ các nách lá. Mỗi nụ như vậy lớn dần lên thành một cái hoa to thường gọi là hoa cái có lớp vỏ lụa bao kín bên ngoài. Trong hoa cái có nhiều nụ nhỏ.

Tính từ ngày vỏ lụa của hoa mai xuất hiện cho đến lúc nở là 7 ngày. Như vậy, nếu thời tiết trong những ngày cuối năm ấm áp, mà vỏ lụa của hoa bung ra đúng ngày 23 tháng Chạp, thì có hy vọng đúng đêm Giao thừa hoa mai đã bắt đầu nở lác đác.

Xác định ngày trảy lá mai: Muốn hoa nở đúng Tết chúng ta phải tính toán kỹ nên trảy lá vào ngày nào:

* Tính toán về thời tiết: Từ ngày 10 tháng Chạp ta nên chú ý những điều sau:

- Nếu biết trước nửa tháng cuối năm nắng sẽ tốt, khi trời ấm áp thì chắc chắn hoa mai sẽ nở sớm. Ta sẽ trảy lá trễ.

- Nếu biết trước nửa tháng cuối năm sẽ có mưa to hay khí trời chuyển lạnh thì năm đó mai sẽ nở hoa trễ. Ta phải trảy lá sớm.

* Quan sát nụ hoa trên cây: Cần quan sát nụ hoa đã xuất hiện trên cây trước khi trảy lá ra sao để định ngày trảy lá cho đúng:

- Nếu thấy nụ hoa còn nhỏ, với mai vàng 5 cánh phải trẩy lá vào ngày 13 tháng Chạp.

- Nếu thấy nụ hoa hơi lớn, với mai vàng 5 cánh, phải trẩy lá vào ngày rằm hoặc sang ngày 16 tháng Chạp.

- Còn thấy nu hoa đã lớn, độ 3-4 ngày nữa sẽ bung vỏ lụa nên lùi ngày trẩy lá đến 18, 19 hoặc 20 tháng Chạp.

Tóm lại từ ngày 10 tháng Chạp chúng ta nên quan sát nụ hoa từng cây mai lớn nhỏ ra sao rồi kết hợp với thời tiết để tính toán ngày nào tiến hành trảy lá mai. Việc tính toán sao cho đúng ngày "Đưa ông Táo về trời" (ngày 23 tháng Chạp) hoa cái bung vỏ lụa là được.Với loại hoa mai nhiều cánh, sau khi tính toán kỹ theo cách trên, ta nên trảy lá trước thời hạn hoa 5 cánh khoảng 1 tuần. Cũng nên lưu ý là sau ngày trảy lá mai, ta nên theo dõi sự biến động của thời tiết bên ngoài ra sao: Nếu thấy khả năng mai nỡ trể thì chúng ta nên thúc mai bằng cách hòa loãng phân NPK (10 lít nước cho 1 muỗng canh phân ) tưới cho cây để thúc cây nở hoa sớm. Ngược lại, trời đang nắng hạn mà đổ mưa rào thì hoa mai sẽ nở sớm, thì hạn chế số lần tưới nước trong ngày, chỉ tưới vào cữ trưa với lượng vừa phải. Đồng thời, gặp nắng trở lại ta nên đem mai ra phơi nắng để hãm chúng không nở sớm.

 

|

  
TIN MỚI
Không đi bộ đội vẫn trở thành… thương binh để hưởng trợ cấp
Nuôi Hươu, Nai lấy nhung cho thu nhập cao
Cọc tiêu lên hương
Nông dân Sơn Bình trúng đậm mùa tiêu
Chuẩn bị khai mạc lễ hội Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới 2014
Xuất khẩu hồ tiêu tăng mạnh
Lễ phát động ngày Môi trường thế giới
Xã Sơn Bình hoàn thành công tác chuẩn bị và bầu cử trưởng thôn nhiệm kỳ 2014-2016
Đại biểu hội đồng nhân dân Tỉnh tiếp xúc cử tri tại xã Suối Rao, xã Sơn Bình, huyện Châu Đức
Giá cà phê trong nước ngày 01/07 giảm 300 ngàn đồng/ tấn
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát: “Không để ai lừa dối nông dân”
Những quả nhãn... tím kì lạ của lão nông Sóc Trăng
Làm rõ hóa chất bảo quản trong nấm Trung Quốc
Trái cây cuối vụ tăng giá
Giới chức Mỹ đau đầu vì lợn rừng
THÔNG BÁO: Về Việc Đăng ký, đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2015 trên địa bàn xã Sơn Bình, huyện Châu Đức
Thông báo về việc Đào tạo lái xe mô tô hạng A1, lái xe máy kéo nhỏ hạng A4 trên địa bàn huyện
Cái tâm ở cuộc vận động “nông dân với Trường Sa”
Chung sức làm đường nông thôn
Cổng chắn bị biến dạng
Thời tiết ảnh hưởng xấu lên cây trồng
Đan lát: nghề được nhiều bà con lựa chọn
Trung tâm văn hóa xã Sơn Bình tham gia hội diễn nghệ thuật quần chúng tại huyện Châu Đức
Xã Sơn Bình tổ chức kỳ họp thứ 8, HĐND xã Sơn Bình khóa III nhiệm kỳ 2011 – 2016
Thôn Tân Lập huy động sức dân làm đường giao thông nông thôn
Ổ gà nhìn tuy nhỏ nhưng sức nguy hiểm không nhỏ
Lễ tổng kết các hoạt động hè năm 2014
Xã Sơn Bình tổ chức lễ tổng kết chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2014
Lãnh đạo huyện Châu Đức kiểm tra tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại xã Sơn Bình
Quá trình công bố Tài liệu 'tuyệt đối bí mật'
Đoàn kiểm tra cải cách hành chính tỉnh kiểm tra tình hình thực hiện cải cách hành chính xã Sơn Bình
V/v cho phép hoạt động giáo dục đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn tỉnh BRVT.
Du lịch Thác Sông Ray xã Sơn Bình, Châu Đức, BRVT
Thanh niên Sơn Bình tham gia ngày hội an toàn giao thông
Chi hội phụ nữ ấp Xuân Trường tổ chức hội thao
Cây họ đậu: Sự lựa chọn cho vụ mùa
Trồng cỏ dại trong vườn tiêu
Tăng thu nhập, giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
Nuôi dê giúp tăng thu nhập
Phòng chống bệnh dại trên chó mèo
Hội nông dân xã Sơn Bình tham gia hội nghị triển khai các văn bản của trung ương hội
Đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao – Hòa Bình xuống cấp: Tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông
Thịt dê – thức ăn ngon, vị thuốc quý
Xã Sơn Bình tổ chức văn nghệ mừng Đảng - mừng Xuân
Hiệu quả kinh tế từ thâm canh tăng vụ
Một cách bón phân mới
Cây, con giúp nông dân làm giàu
Phòng trừ sâu rầy, rệp sáp trên cây cà phê
Hệ thống tưới nước thông minh
Chi hội phụ nữ tổ chức đi tham quan
Kinh nghiệm nuôi Hưu
Những loại cây trồng trong nhà hút tài lọc
06 thủ tục hành chính mới ban hành; 06 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung; 05 thủ tục hành chính bị bãi bỏ về Lĩnh vực Đường bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải.
Lúa ngã đổ nhiều vì gió lớn
Nông dân thực hành trồng hồ tiêu
Trồng cỏ nuôi dê
Tận dụng phế phẩm nông nghiệp
Kiểm soát bệnh: Chết nhanh trên cây tiêu
Chạm Tượng: Vũ Văn Cường
Xã Sơn Bình tổ chức ngày hội Gia Đình Việt Nam
Trao giấy khai sinh cho bé Nguyễn Nhật Hải
Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực
Chứng thực di chúc:
Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận
Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch
Thủ tục đăng ký lại khai tử
Thủ tục đăng ký lại kết hôn
Thủ tục đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân
Thủ tục đăng ký lại khai sinh
Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Thủ tục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
Thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ
Thủ tục đăng ký giám hộ
Thủ tục đăng ký khai tử
Thủ tục đăng ký kết hôn
Hòa giải tranh chấp đất đai
THÔNG BÁO V/v Mở lớp đào tạo lái xe máy kéo hạng A4 (máy cày, máy Xới)
CÁN BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ SƠN BÌNH CHUNG TAY CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Tăng cường vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận các cấp
Kỳ họp tập trung thảo luận và đề ra các giải pháp khắc phục những hạn chế
Công tác cải cách hành chính năm 2017 xã Sơn Bình
Trồng thử nghiệm giống hoa Vạn thọ lùn Rồng Vàng
TUYÊN TRUYỀN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ SƠN BÌNH - HUYỆN CHÂU ĐỨC
Hướng dẫn sử dụng đăng ký hồ sơ quan mạng
Hội Nông dân tỉnh BRVT giải ngân dự án vay vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân
Hội đồng nhân dân xã Sơn Binh nhiệm kỳ 2016-2021 tổ chức kỳ họp thứ 7
UBND xã Sơn Bình duy trì tốt lễ Chào cờ và hát Quốc ca đầu năm mới
Mít Thái tăng giá, nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu thu lãi lớn
Trọn bộ Măng Tây Xanh cho năng xuất cao
Quá choáng tiết lộ của một nông dân trồng dưa chuột
DỊCH VỤ NHẮN TIN TRA CỨU VỀ BHXH, BHYT, BHTN: Thông tin nhanh chóng, chính xác
Tận tụy phục vụ nhân dân
Tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp
Tháo vách ngăn bộ phận "một cửa" để gần dân hơn
Chính phủ điện tử, đòi hỏi bức thiết
Dễ gặp rủi ro khi mua đất bằng giấy viết tay!
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ vẫn khó đủ đường
Xã Sơn Bình thông báo niêm yết danh mục Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết xã Sơn Bình
Kỳ họp thứ 8 HĐND xã Sơn Bình
Thông báo công khai số điện thoại đường dây nóng của lãnh đạo tỉnh, huyện, xã tại Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả xã
Thông báo công khai 129 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã, được niêm yết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã Sơn Bình
Thông báo về việc tuyển dụng cán bộ vào làm việc tại UBND xã.
Tổ chức Đêm văn nghệ chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Tết Nguyên đán Canh Tý - 2020
UBND xã tổ chức hội thi gói bánh chưng, cắm hoa: vui xuân
Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Corona
Sơn Bình: Phát miễn phí khẩu trang y tế ngừa virus corona tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
phun hóa chất phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona mới tại các chợ trên địa bàn xã Sơn Bình.
Tờ rơi khuyến cáo đeo khẩu trang phòng chống lây nhiễm Virus corona
Thủ tướng: Không vì lý do dịch bệnh mà chúng ta thoái chí, bàn lui
Thông báo đường dây nóng phòng, chống bệnh viêm phổi do chủng corona virus mới
Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú phòng chống dịch Covid-19
Thông báo công khai 129 thủ tục hành chính, 34 lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã, được niêm yết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã Sơn Bình
Đại hội Đảng bộ xã Sơn Bình lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 -2025
Bộ thủ tục hành chính áp dụng trên địa bàn xã Sơn Bình
Một số điểm mới củaThông tư 04/2020/TT-BTP
Thông báo đăng ký dịch vụ công trực tuyến
Thông báo đăng ký mô hình liên kết trồng rau trong nhà màng trên địa bàn xã Sơn Bình năm 2020
Lịch tiếp xúc cử tri đại biểu HĐND tỉnh
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Sơn Bình, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 887557 - Fax: (84.064) 3 887557
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu