TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM LỊCH LÀM VIỆC
Thứ Hai, 6/5/2024
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND xã
Thủ tục hành chính
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmDịch vụ
TIN TỨCGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 90793

  CHĂN NUÔI

  Phát hiện bệnh ở gia súc
12/09/2013

Câu hỏi:

Anh Bùi Văn Hào, Thanh Hóa, SĐT: 01672 941 310 begin_of_the_skype_highlighting 01672 941 310 FREE  end_of_the_skype_highlighting có hỏi: Lợn đẻ ra cứ cắn con là do nguyên nhân gì và cách khắc phục như thế nào. Rất mong chuyên gia của chương trình tư vấn giúp tôi.

Trả lời:

Theo sự tư vấn của PGS. TS Phạm Ngọc Thạch – Giảng viên trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội thì nguyên nhân hiện tượng lợn cắn con là do lợn mẹ bị căng thẳng do môi trường nuôi quá nhiều ánh sáng, tiếng động mạnh, nhiều người đi lại. Cũng có thể là do răng nanh lợn chưa được bấm hết hoặc bấm quá nông, khi lợn con bú mẹ sẽ làm lợn mẹ bị đau. Lợn mẹ bị tắc tia sữa. Để khắc phục hiện tượng này thì anh cần chú ý thực hiện những công việc như sau:

-  Bấm răng nanh cho lợn con, cần chú ý bấm thật sát để không làm đau bầu vú lợn mẹ khi bú;

- Khi lợn đẻ và trong thời gian nuôi con cần chú ý che chắn  chuồng trại cho kín đáo, hạn chế thăm nom, gây tiếng ồn, phải đảm bảo cho lợn ở trong môi trường yên tĩnh;

- Kiểm tra bầu vú lợn mẹ, nếu thấy vú sưng đỏ, sờ có cảm giác nóng, ấn vào vú nái có phản ứng đau thì lợn mẹ đã bị viêm vú. Khi đó cần điều trị cho lợn mẹ bằng cách:

+ Dùng khăn ấm lau sạch dị vật, bụi bẩn bám vào bầu vú lợn mẹ;

+ Tiêm 1 trong các loại thuốc kháng sinh AMPICILLINE, TETRAMYCINE, SEPTORTRYL theo hướng dẫn của nhà sản xuất;

+ Đồng thời tiêm thuốc kháng viêm DEXAMETHASONE, liều lượng và các dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất;

+ Những loại thuốc trên có thể tiêm quanh gốc vú, mỗi ngày 1 mũi và dùng liên tục trong 3-4 ngày;

- Song song với các biện pháp trên thì cần cố gắng cho lợn con tiếp cận vú mẹ. Nếu cần thiết, có thể buộc nhẹ chân lợn mẹ để lợn con có thể bú mẹ.

Câu hỏi:

Anh  Nguyễn Thị Loan, Lạng Sơn, SĐT: 01689 737 582 begin_of_the_skype_highlighting 01689 737 582 FREE  end_of_the_skype_highlighting có hỏi: Lợn nái đang có chửa được gần 2 tháng, hiện nay bị táo bón. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời:

Theo sự tư vấn của PGS. TS Trương Văn Dung – Nguyên Viện trưởng Viện Thú y thì nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lợn nái bị táo bón có thể là do lợn bị sốt, bỏ ăn, ăn ít; hay do khẩu phần thức ăn của lợn kém chất dinh dưỡng, các dưỡng chất không đủ, lại thiếu về lượng, cơ thể hấp thu triệt để nên xác bã còn lại không nhiều. Lợn ăn định lượng không đúng, thức ăn kém phẩm chất; Một nguyên nhân nữa là do khẩu phần ăn của lợn bị thiếu chất xơ. Để khắc phục hiện tượng này thì anh cần chú ý thực hiện các biện pháp sau:

-  Cung cấp đủ dưỡng chất, đủ chất xơ trong thức ăn của lợn, nếu lợn nái gầy thì cho ăn 8% chất xơ và nếu nái mập thì cho ăn từ 8 – 10% chất xơ.  

- Phải cung cấp đủ nước uống cho lợn;

- Đồng thời cần bổ sung rau xanh cho nái và thời điểm tốt nhất là cho ăn rau vào đầu giờ trưa.

Câu hỏi:

 Anh Trịnh Văn Hăng, Hà Nội, SĐT: 01658 927 786 begin_of_the_skype_highlighting 01658 927 786 FREE  end_of_the_skype_highlighting, anh Hăng có hỏi: Với nhiệt độ nắng nóng như thế này có nên tắm cho lợn đẻ không? Có ảnh hưởng gì đến thai không?

Trả lời:

PGS.TS Phạm Ngọc Thạch – Giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cho biết việc tắm cho lợn để chống nóng thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai của lợn. Và để chống nóng cho lợn thì anh cần thực hiện như sau:

-  Cần tắm mát cho lợn 1 - 2 lần bằng nước mát trong những ngày quá nóng;

   -  Cho uống đủ nước sạch, mát bằng vòi có van tự động, bổ sung thêm muối ăn: 0,1- 0,3g/kg

thể trọng/ngày, đường GLUCO: 0,5- 1g/kg thể trọng /ngày hoặc chất điện giải + B.COMPLEX

giàu VITAMIN C như: UNILYTE VIT-C, cho vào thức ăn hay nước uống để giải nhiệt.

   -    Cho ăn thêm rau xanh, thức ăn tự chế, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, rau xanh, củ quả

ủ chua hay thức ăn tổng hợp đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

Câu hỏi:

 Chị Nguyễn Thị Nhung,  Đắk Lắk, SĐT: 01627 006 806 begin_of_the_skype_highlighting 01627 006 806 FREE  end_of_the_skype_highlighting có hỏi: Lợn nái chỉ đẻ được 3 con lợn, lứa thứ 3 rồi vẫn như vậy. Xin hỏi cách khắc phục cho lợn đẻ được nhiều hơn? Gọi điện về chương trình chị Nhung cũng có hỏi thêm: Lợn đẻ được 2 ngày nhưng cả đàn lợn con đi ngoài phân trắng, có con đi không vững, có con mắt không mở được. Xin hỏi cách khắc phục như thế nào?

Trả lời:

Những thắc mắc của chị Nhung đã được PGS. TS Phạm Ngọc Thạch – Giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tư vấn như sau:

Thứ nhất, để lợn đẻ được nhiều con chị cần phải cho lợn phối giống đúng giai đoạn lợn chịu đực và nên cho lợn phối kép 2 lần cách nhau từ 4-6 giờ.

Còn với biểu hiện bệnh của đàn lợn con 2 ngày tuổi như chị mô tả thì PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch chẩn đóan lợn đã mắc bệnh phân trắng lợn con. Để phòng trị bệnh này chị cần làm như sau:

Thứ nhất về phòng bệnh:

- Lợn con sau khi sinh nên cho bú đủ sữa đầu, bú liên tục đến 2 tuần;

- Tiêm sắt đầy đủ cho lợn, có thể dùng IRON DEXTRAN 10% hoặc IRON DEXTRAN B12, tiêm cho lợn với liều:  1 ml/ con, vào ngày thứ 3 và ngày thứ 10;

- Vệ sinh chuồng trại bằng thuốc sát trùng PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB, mỗi tuần 1-2 lần;

- Giữ  ấm cho lợn con, tránh gió lùa vào chuồng lợn;

- Tập cho lợn con ăn bằng thức ăn dễ tiêu hoá như SWINE MILK;

- Tiêm VITAVET AD3E, liều lượng: 1ml/ con, mỗi tuần tiêm 1 lần.

Thứ 2 về biện pháp điều trị bệnh:

+ Dùng 1 trong các loại kháng sinh sau: C.F.G,  SG.ANTI-E, COLI, NEO-PEC với liều lượng: 1-2ml/ con/ lần, cho uống trực tiếp ngày 2 lần, liên tục 2-3 ngày.

+ Nếu bệnh kéo dài nên kết hợp tiêm kháng sinh: COLIGEN hoặc SG.ENRO-COLISTIN với liều lượng: 1ml/ 5 kg thể trọng, mỗi ngày tiêm 1 lần và liên tục trong   2-3 ngày;

- Trợ sức cho lợn bằng cách tiêm B.COMPLEX-C, liều lượng: 1 ml/ 5-10 kg thể trọng, ngày tiêm 1 lần cho đến khi hết bệnh;

- Dùng SG.GLUCOSE 5% tiêm vào xoang bụng với liều: 200 ml/ con/ ngày;   

- Hòa ELECTROLYTE – C cho lợn uống tự do hàng ngày với liều: 1g/ 2 lít nước.

Câu hỏi:

Anh  Đỗ Đức Ý, Thái Bình, SĐT: 01695 256 731 begin_of_the_skype_highlighting 01695 256 731 FREE  end_of_the_skype_highlighting đã gọi điện về chương trình và hỏi: Cách khắc phục hiện tượng lợn bị lòi dom như thế nào?

Trả lời:

Theo sự tư vấn của PGS. TS Phạm Ngọc Thạch – Giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội thì để khắc phục hiện tượng lợn bị lòi dom anh cần thực hiện các bước sau:

- Dùng dung dịch sát trùng: NƯỚC MUỐI SINH LÝ, rửa phần trực tràng lòi ra ngoài, sau đó dùng bột kháng sinh bôi rồi đưa phần trực tràng lòi ra vào trong (về vị trí cũ), cuối cùng dùng chỉ khâu một phần hậu môn lại.

- Không nên cho lợn ăn no và cho lợn ăn thức ăn lỏng, thức ăn xanh chưa nhiều nước.

- Cho lợn ăn nhiều bữa trong ngày.

- Dùng NOVOCAIN 3%, tiêm vào vùng mông, sát với hậu môn ngày 1 lần với liều 5ml/ngày.

 Câu hỏi:

    Thưa quý vị và bà con! Tiếp theo chương trình, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của khán giả Nguyễn Kim Khanh, SĐT: 01235 126 682 begin_of_the_skype_highlighting 01235 126 682 FREE  end_of_the_skype_highlighting, với nội dung câu hỏi như sau: Chó 6 tháng nôn, mắt ra mủ, nôn, đi ngoài phân lỏng vàng, nằm lờ đờ, gầy nhanh. Xin hỏi cách khắc phục?

Trả lời:

Với biểu hiện của chó như  anh  Khanh mô tả thì chuyên gia của chương trình là PGS – TS Phạm Ngọc Thạch – Giảng viên trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội chẩn đoán, chó đã mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy. Để điều trị bệnh cho chó anh làm như sau:

Sử dụng song song 2 loại thuốc sau:OXYTETRAXICLIN: liều 50mg/ 1 kg thể trọng và POTESEPT: liều 40mg/ 1 kg thể trọng, dùng thuốc liên tục trong 3 - 4 ngày;

+ Đồng thời tiêm VITAMIN K, C, B1 …, truyền huyết thanh mặn ngọt để nâng cao sức đề kháng cho chó;

+ Trong thời gian điều trị thì cần cho chó ăn cháo, kiêng mỡ và cá cho đến khi khỏi bệnh.

 Câu hỏi:

    Thưa quý vị và bà con! Khán giả Nguyễn Thị Phương, Đại Từ - Thái Nguyên,  SĐT: 01673 348 931 begin_of_the_skype_highlighting 01673 348 931 FREE  end_of_the_skype_highlighting có hỏi: Trâu bị mụn chìm ở dưới da, bẹn, phần dưới đùi. Chỗ có các mụn làm cho da dày lên, đã bị nửa năm nay. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời:

Theo sự tư vấn của PGS. TS Phạm Ngọc Thạch – Giảng viên trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội thì: hiện tượng trâu bị sần da thấy ở phần bẹn và đùi, không có mủ, không có dịch chẩy ra, là do bị viêm một số chân lông, ở các vùng khác cũng có nhưng do da dầy không nổi rõ mụn. Phần viêm đó đã không phát triển, không gây mủ và không ảnh hưởng đến sức khỏe trâu. Và để khắc phục hiện tượng trên thì vào mùa hè chị cần chăm sóc tốt bằng việc cho đằm, tắm sạch, trâu sẽ không bị viêm da nữa.

Câu hỏi:

Anh  Nguyễn Đăng Toản, Thái Nguyên, SĐT: 0943 250 646 begin_of_the_skype_highlighting 0943 250 646 FREE  end_of_the_skype_highlighting có hỏi: Có tiêm thuốc ký sinh trùng đường máu và tẩy sán lá gan cho trâu cái chửa được không?

Trả lời:

Theo sự tư vấn của TS Nguyễn Hữu Trà - TT Nghiên cứu và phát triển Miền núi phía Bắc thì: Ký sinh trùng đường máu và sán lá gan là hai bệnh thường gặp ở trâu. Thuốc tiêm ký sinh trùng đường máu và tẩy sán lá gan là thuốc có tác dụng phòng và trị bệnh. Lưu ý liều dùng có khác nhau khi phòng và trị. Nếu trâu của gia đình anh đang có chửa bị bệnh thì vẫn phải dùng thuốc đặc hiệu để điều trị. Tiêm phòng cho trâu có chửa được, ở giai đoạn trước và sau đẻ 2 tháng không tiêm , sẽ tiêm bổ sung sau.

vtc16
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 881 114 - Fax: (84.064) 3 881 114
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu