TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 29/3/2024
Thủ tục hành chính
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 151342

  THUỶ SẢN

  Những kỹ thuật cơ bản trong sinh sản nghêu giống nhân tạo
12/12/2018

Từ trước đến nay, nuôi nghêu ven biển được xem là nghề siêu lợi nhuận (trừ trường hợp nghêu bị chết hàng loạt) nhưng cho đến nay nguồn nghêu giống vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn lợi tự nhiên, chưa mang tính ổn định. Do đó, để phát triển bền vững nghề nuôi nghêu thì việc đẩy mạnh sản xuất nghêu giống nhân tạo là vô cùng cần thiết.

Nuôi cấy tảo làm thức ăn cho ấu trùng nghêu

Trong sản xuất nghêu giống, một số loài tảo dùng làm thức ăn cho ấu trùng nghêu như Chaetoceros calcitrans, Nanochrolopsis aculata, Chlorella sp. Mọi dụng cụ sử dụng, môi trường nuôi cấy tảo phải được khử trùng. Thông thường có thể dùng nước đun sôi để rửa sạch dụng cụ chứa đựng, phơi ngoài trời có cường độ chiếu sáng cao. Để duy trì và lưu giữ giống tảo chọn phương pháp dùng ánh sáng yếu và nhiệt độ được điều chỉnh trong khoảng 15-200C.

Nước cung cấp cho lưu giữ giống vi tảo là nước biển đã qua lắng lọc, đun sôi để nguội. Môi trường dinh dưỡng thường dùng để nuôi tảo là môi trường F2, môi trường dinh dưỡng Colway, dung dịch vi lượng. Các môi trường dinh dưỡng dùng cho nuôi tảo được pha với nước theo tỷ lệ 1/1, riêng tảo Chaetoceros thì có bổ sung thêm 0,5 ml silicat natri. Tảo nuôi sinh khối cho nghêu ăn từ giai đọan ấu trùng tới giai đọan nghêu giống cấp 1 hay còn gọi là nghêu cám có kích thước từ 0,5-2mm.

Tảo có thể được nuôi cấy bằng phương pháp nuôi tảo gốc trong tủ mát, nuôi sinh khối bé trong phòng và nuôi tảo sinh khối lớn. Tảo sinh khối bé trong phòng chuyển ra ngoài để nuôi sinh khối lớn bằng túi nilông màu trắng trong suốt (có kích thước 1,5 x 0,45 m). Tảo sinh khối lớn được thu để cho ấu trùng nghêu ăn hàng ngày.

Chuẩn bị dụng cụ và nghêu bố mẹ

Nước biển được lấy trực tiếp trong ao lắng có độ mặn 25‰; pH khoảng 7,9. Nước được bơm cấp vào bể chứa và được xử lý bằng thuốc tím (KMnO4). Để lắng và bơm phần nước trong qua ngăn lọc thô vào bể chứa trong nhà để sử dụng cho ương ấu trùng nghêu. Nước ngọt được sử dụng để vệ sinh nhà sản xuất, vệ sinh dụng cụ, bể ương…

Nghêu bố mẹ được lấy từ bãi nuôi nghêu thương phẩm. Thông thường nghêu bố mẹ có tuyến sinh dục chín muồi đáp ứng nhu cầu sản xuất nghêu giống tập trung từ tháng 4 - 6 và giảm dần đến tháng 7 - 8. Vì vậy, trong năm chỉ có thể tiến hành cho sản xuất giống nhân tạo trong khoảng thời gian ngắn. Nghêu bố, mẹ được tuyển chọn từ những con không bị dị dạng, không bị dập vỡ, vỏ nhẵn bóng, kích cỡ nhỏ hơn 30 con/kg. Nghêu bố, mẹ sau khi tuyển chọn xong chuyển vào bể nuôi vỗ (có kích thước 01 m x 2,5m x 0,6 m), dưới đáy bể cho phủ một lớp cát biển dày 0,1 m.

 Cát biển phải được vệ sinh thật sạch trước khi cho vào bể nuôi vỗ. Sau khi cấp đầy nước thì rãi nghêu bố, mẹ vào bể nuôi vỗ với mật độ 5kg/m2,mỗi bể bố trí 03 viên đá bọt để cung cấp Oxy (đảm bảo > 4 mg/l) cho nghêu. Hàng ngày cho nghêu bố, mẹ ăn 2 lần bằng nguồn tảo tươi nuôi sinh khối, vệ sinh bể và thay 100% nước 2 lần/ngày.

Hàng ngày tiến hành kiểm tra độ chín muồi của trứng, khi kiểm tra dưới kính hiển vi thấy trứng có hình cầu tròn đều, nhân rõ, tinh trùng hoạt động mạnh đạt tỷ lệ trên 50% thì tiến hành cho sinh sản. Nghêu bố, mẹ được làm vệ sinh thật sạch từng con để loại bỏ các chất dơ và nguyên sinh động vật khác bám trên mặt ngoài vỏ. Sau đó rãi thành một lớp mỏng phơi trong ánh sáng nhẹ trên sàn gạch thời gian 1 giờ.Cho toàn bộ nghêu bố mẹ đã vệ sinh vào các giỏ để tiến hành sốc nhiệt. Biên độ sốc nhiệt giữa bể sốc và bể cho đẻ là 50C.  

Cho nghêu đẻ và dưỡng nghêu giống

Chuẩn bị 02 bể nước có độ mặn 25‰, trong đó bể sốc nhiệt có nhiệt độ là 350C, bể đẻ là 300C. Cho các giỏ nghêu bố, mẹ vào bể sốc nhiệt thời gian 45 phút, khi thấy có nghêu bố, mẹ bắt đầu phóng trứng hoặc tinh thì tiến hành chuyển toàn bộ sang bể có nhiệt độ nước bình thường là 300C để tiếp tục cho đẻ. Khi nghêu cái đẻ trứng thì nghêu đực cũng tiến hành phóng tinh vào môi trường nước. Quá trình này gần như xảy ra đồng loạt, thời gian đẻ của nghêu kéo dài trung bình khoảng 1giờ 30 phút.

Tiến hành thu ấu trùng bằng cách sử dụng ống nhựa dẽo ф21 để hút  trứng vào túi lọc. Trứng nghêu khi mới thụ tinh có kích thước khoảng 50 - 60 μm nên sử dụng túi lọc có kích thước mắt lưới là 40 mm để thu. Trứng mới thụ tinh có dạng hình cầu, sau 16 giờ, ấu trùng đỉnh vỏ thẳng xuất hiện hay còn gọi là ấu trùng chữ D. Trứng sau khi thụ tinh được thu và bố trí vào bể ương composit với mật độ trung bình là 5 ấu trùng/ml nước bể ương, mỗi bể được lắp một viên đá bọt và duy trì chế độ thổi khí 24/24.

Trứng thụ tinh sau 16 giờ chuyển sang giai đọan ấu trùng đỉnh vỏ thẳng thì cho ăn 2 lần/ngày (vào lúc 8 giờ và 16 giờ) bằng 02 loại tảo được nuôi trong môi trường sinh khối lớn là tảo Nanochrolopsis 50% và Chlorella50%. Hàng ngày thay nước 100%. Bắt đầu sang ngày thứ 03 trở đi cho bổ sung thêm một tảo Chaetoceros. Tiếp tục duy trì chế độ cho ăn mỗi ngày 02 lần tới khi xuất hiện nghêu giống cấp I . Tùy theo khả năng bắt mồi của ấu trùng nghêu mà sự điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Ấu trùng ương đến ngày thứ 04 thì bắt đầu chuyển sang giai đoạn ấu trùng đỉnh vỏ lồi  và sang ngày thứ 05 thì ấu trùng đỉnh vỏ lồi xuất hiện chân bò vào thời điểm này ấu trùng bắt đầu chuyển sang giai đoạn sống vùi ở đáy cát. Trước khi ấu trùng xuất hiện chân bò 01 ngày, tiến hành vệ sinh cát biển rửa  thật sạch, sàn thật kỹ để loại bỏ hết các tạp chất có trong cát biển đồng thời đem phơi cát này ngoài ánh nắng mặt trời sau đó mới cho vào bể ương.

Rải lớp cát dày 02 cm vào đáy bể composit loại 4 m3/bể. Cột nước trong bể lúc này đạt 1m có lắp đá bọt để thổi khí. Ở giai đoạn này hàng ngày thay 70% lượng nước có trong bể và tiếp tục cho ăn 2 lần/ngày bằng tảo sinh khối. Chăm sóc quản lý trong thời gian 40 – 45 ngày kể từ ngày trứng nở thì nghêu giống đạt được kích cỡ từ 0,5 – 2 mm (nghêu cấp 1) nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường, lúc này sẽ chuyển ra ngoài để tiếp tục ương thành nghêu giống cấp 2.

Ương nghêu giống cấp 2

Đối với mô hình ương trên ao đất, diện tích bể ao ương tốt nhất từ 30-100 m(có thể bố trí lớn hơn hay nhỏ hơn tùy theo điều kiện thực tế), đáy ao phủ một lớp cát biển dày 20 cm; mật độ ương trung bình là 150.000 con/m2. Trong tuần lễ đầu, hàng ngày tiến hành thay nước 80% lượng nước trong bể và ao ương bằng nguồn nước mặn được chứa trong ao lắng. Từ tuần lễ thứ hai trở đi, hàng ngày thay 100% lượng nước và định kỳ 5 ngày/lần tiến hành vệ sinh đáy bể, ao để đảo bảo các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn phát triển tốt của nghêu.

 

nongnghiep.vn
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 897 144 - Fax: (84.064) 3 897 144
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu