Theo tính toán, đối với hộ nông dân trồng với quy mô nhỏ 2.000 bịch thì sau một đợt trồng có thể lợi nhuận từ 6 - 8 triệu đồng tiền bán nấm và 600.000 đồng tiền bán bịch phôi phế thải.
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN (Sở KH-CN TP Cần Thơ) vừa tổ chức hội thảo “Giới thiệu và phát triển nghề trồng nấm” đến bà con nông dân và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN các tỉnh Đăk Lăk, An Giang. TS. Bùi Thị Minh Diệu, Viện Nghiên cứu & phát triển công nghệ sinh học (ĐH Cần Thơ) cho biết: Tổng sản lượng các loại nấm ăn, nấm dược liệu của Việt Nam hiện nay khoảng 250.000 tấn/năm. Kim ngạch XK khoảng 60 triệu USD/năm. Có 6 loại nấm đang trồng phổ biến là linh chi, bào ngư, nấm rơm, nấm mèo, nấm hầu thủ và nấm chân dài. Trong đó nấm rơm được trồng khá phổ biến ở ĐBSCL. Gần đây một số hộ nông dân còn trồng thêm nấm bào ngư và linh chi đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Đặc biệt, giá trị dinh dưỡng và y dược của các loại nấm này rất tốt cho sức khỏe. Nguồn nguyên liệu chủ yếu để trồng nấm ngoài rơm thì mạt cưa cũng khá dồi dào. Vốn đầu tư không lớn, quy trình trồng không khó đối với bà con. Đặc biệt, thị trường tiêu thụ trong nước và XK khá rộng mở. Cụ thể, giá nấm mỡ 20.000 đ/kg, nấm sò 15.000 đ/kg, nấm rơm 25.000 đ/kg. Th.S Nguyễn Hoàng Luân, GĐ Cty TNHH ACI (Cần Thơ) có trại nấm lớn nhất ĐBSCL cho biết, Cty sẵn sàng cung cấp phôi giống và bao tiêu tất cả sản phẩm cho nông dân. Giá nấm bào ngư thu mua tại trại như sau: Nấm Nhật 32.000 đ/kg, nấm xám 23.000 đ/kg, nấm trắng 15.000 đ/kg (giá còn tùy thời điểm). Hằng ngày, trại SX và thu mua khoảng 250 - 500 kg nấm tươi các loại. Hiện tại, trại thử nghiệm SX nấm rơm trên nguyên liệu mùn cưa. Chất lượng và năng suất nấm tại trại luôn ổn định, do kiểm soát tốt tất cả các giai đoạn từ khâu phân lập giống gốc, đến giai đoạn chăm sóc và bảo quản nấm trước khi ra thị trường. Theo tính toán, đối với hộ nông dân trồng với quy mô nhỏ 2.000 bịch thì sau một đợt trồng có thể lợi nhuận từ 6 - 8 triệu đồng tiền bán nấm và 600.000 đồng tiền bán bịch phôi phế thải....