TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Bảy, 23/11/2024
Tuyển dụng
Cải cách hành chínhTổng quan về xãTin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động địa phươngDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 160370

  TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN

  Mô hình tổ hội nghề nghiệp: Tăng hợp tác trong sản xuất nông nghiệp
15/06/2017

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh BR-VT có 558 chi hội, 2.316 tổ hội nghề nghiệp sản xuất nông nghiệp. Mô hình này giúp nông dân khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết.

Anh Nguyễn Văn Thắng (tổ 2, thôn 1, xã Suối Rao, huyện Châu Đức) nuôi cá nước ngọt được 4 năm nay. Mặc dù mỗi năm thu gần 300 triệu đồng/1ha từ nuôi cá, tuy nhiên theo anh Nguyễn Văn Thắng, trên cùng một diện tích, lợi nhuận vẫn có thể tăng lên nếu liên kết được các hộ nuôi với nhau về nước, giống, kỹ thuật chăm sóc, tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, khi Hội Nông dân xã Suối Rao tổ chức thành lập Tổ hội nghề nghiệp nuôi cá nước ngọt, anh là một trong những thành viên đầu tiên nhiệt tình tham gia. Theo anh Thắng, trước đây các hộ nuôi mua thức ăn nhỏ lẻ qua các đại lý, giá từ 45-50 ngàn đồng/kg, khi tham gia vào tổ hội, thức ăn cho cá được mua với số lượng lớn, tổ hội cử đoàn mua trực tiếp thức ăn tại công ty ở Đồng Nai, giảm được từ 3-5 ngàn đồng/kg. Từ đó, mỗi hộ nuôi tiết kiệm hàng chục triệu đồng/vụ tùy số lượng cá thả. Bên cạnh đó, tổ hội cũng cử đại diện ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm với một DN, bảo đảm cá xuất ao ổn định về đầu ra, giá cả. Hiện sản phẩm cá nước ngọt Suối Rao cũng đã xuất hiện tại một số siêu thị nông sản sạch như Co.opmart BR-VT và hệ thống cửa hàng thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, nông dân tham gia tổ hội nghề nghiệp có điều kiện thuận lợi tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi. Ông Nguyễn Thanh Chức, Tổ trưởng Tổ hội nghề nghiệp nuôi cá nước ngọt xã Suối Rao cho biết: “Để hỗ trợ cho hội viên có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân tỉnh, 10 hộ nuôi cá thuộc tổ hội đã được giải ngân vay vốn với số tiền 50 triệu đồng/hộ. Với số tiền này, các hộ nuôi có cơ hội mở rộng diện tích nuôi, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm”.

Hiện tại xã Suối Rao cũng đang chuẩn bị thành lập tổ hội nghề nghiệp trồng tiêu sạch theo hướng VietGAP. Anh Vũ Song Hào (tổ 2, thôn 2, xã Suối Rao) hiện đang trồng 1.500 gốc tiêu trên diện tích 1,2ha, cho biết từ năm 2015, anh bắt đầu trồng tiêu hoàn toàn bằng chế phẩm hữu cơ, sinh học. Theo đó, tận dụng nguồn cá chết tại địa phương, anh mua lại với giá khoảng 6 ngàn đồng/kg, sau đó ủ thành phân hữu cơ rồi bón cho tiêu. Anh Hào cho biết: “Hiện ở thôn nhiều hộ cũng canh tác hoàn toàn bằng chế phẩm hữu cơ. Loại tiêu sạch này một số công ty tại Đồng Nai đang thu mua với giá 130-140 ngàn đồng/kg, trong khi tiêu bình thường hiện nay chỉ có giá khoảng 80-90 ngàn đồng/kg. Tháng 9 tới đây, sau khi ra mắt Tổ hội nghề nghiệp trồng tiêu sạch, tôi hy vọng sẽ kết nối được người trồng tiêu hữu cơ trên địa bàn xã, khẳng định thương hiệu tiêu VietGAP Suối Rao”.               

Tại xã Tóc Tiên (huyện Tân Thành), những năm qua mô hình tổ hợp tác sản xuất nấm hoạt động khá hiệu quả. Sau 2 năm thành lập, hiện tổ hợp tác trồng nấm tại xã Tóc Tiên có 8 hộ thành viên, mỗi năm sản xuất khoảng 100 tấn nấm mèo và nấm bào ngư. Trung bình mỗi hộ trồng nấm có thu nhập khoảng 200-250 triệu đồng/năm. Chị Nguyễn Thị Hoài, thành viên tổ hợp tác trồng nấm cho biết, trước đây các hộ trồng nấm ở đây sản xuất nhỏ lẻ nên muốn mua phôi nấm khá khó khăn, lại phải qua trung gian nên giá cũng đắt, nhiều khi mua phải phôi nấm mang mầm bệnh. Tổ đã liên kết mua phôi số lượng lớn nên giảm được từ 2-3 ngàn đồng/phôi, giảm được 10% chi phí về giống. Bên cạnh đó, các hộ trồng nấm trong tổ hội còn tổ chức nhiều buổi chia sẻ kinh nghiệm sản xuất phôi giống sạch bệnh, tiến tới tự sản xuất được giống nấm linh chi phục vụ cho sản xuất và cung cấp cho thị trường. Nhằm hỗ trợ người trồng nấm trong khâu chế biến, Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ máy hút chân không để đóng gói nấm cho Tổ hợp tác trồng nấm xã Tóc Tiên. Các hộ trồng nấm trong tổ hội cũng được hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi 500 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh.

Theo ông Hoàng Văn Cường, Trưởng phòng Tổ chức, Kiểm tra Hội Nông dân tỉnh, tổ hội nghề nghiệp được thành lập bảo đảm đạt được tiêu chí 5 cùng: Cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng trách nhiệm; cùng hưởng lợi. Trên cơ sở tập hợp, gắn bó hội viên vì có chung lợi ích và trách nhiệm, tổ hội nghề nghiệp trong sản xuất nông nghiệp tạo ra cơ chế tự liên kết trong sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, đây cũng là tiền đề thành lập các HTX. Tới đây, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục có những chính sách hỗ trợ như: cho nông dân vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh, tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất cho hội viên các tổ hội nghề nghiệp, nhằm khuyến khích, phát triển số lượng, chất lượng chi hội, tổ hội nghề nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ đó, tăng cường liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất nông sản sạch theo hướng hữu cơ.

baobariavungtau.com.vn
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 862 060 - Fax: (064) 3 862 060
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu