Thứ Sáu, 22/11/2024 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thanh Niên Khởi Nghiệp Với Mô Hình Trồng tiêu, Trồng Bắp Cao Sản Và Nuôi Dê tại xã Bàu Lâm
Năm 2015, sau khi cùng Huyện Đoàn Xuyên Mộc tham quan một số mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi, anh Nguyễn Văn An (SN 1991, ở ấp Trang Hùng, xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc) quyết định cải tạo 1,2ha đất của gia đình để trồng điều. Vụ đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc nên khi cây điều bắt đầu ra trái thì bị sâu phá hoại gần như toàn bộ diện tích. Đó là bài học xương máu cho anh về tầm quan trọng của việc áp dụng KH-KT vào phòng bệnh và cải tạo đất. An quay sang tìm hiểu trên sách, báo, internet và học tập kinh nghiệm thực tế tại mô hình trồng điều ở các địa phương và đầu tư 50 triệu đồng để cải tạo đất, đồng thời áp dụng phương pháp ngừa sâu bệnh theo mùa. Đến nay, vườn điều của anh ít sâu bệnh và cho trái ổn định. Mỗi năm, anh thu lãi trên 50 triệu đồng. Đầu năm 2016, anh An mua thêm 1,5ha đất để trồng 400 trụ thanh long ruột đỏ. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn thanh long của gia đình anh An cho trái to (0,5 đến 0,8kg/trái), ngọt nên được thị trường ưa chuộng. Với giá bán tại vườn 30-40 ngàn đồng/kg, vườn thanh long của anh An cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.
Thành viên Tổ hợp tác thanh niên trồng tiêu xã Bàu Lâm trao đổi cách phòng các loại sâu bệnh trên cây tiêu.
Tương tự anh An, anh Nguyễn Văn Lòng (SN 1996, ở thôn Tam Long, xã Kim Long, huyện Châu Đức) cũng khởi nghiệp ngay trên mảnh đất quê hương. Nhận thấy 2ha đất của gia đình là loại đất đỏ tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng, thích hợp cho cây bắp, năm 2016, anh Nguyễn Văn Lòng dành trọn mảnh đất này để trồng bắp lai G9. Nhờ áp dụng KH-KT vào chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh đúng cách nên vườn bắp của anh Lòng phát triển tốt. Mỗi năm, anh Lòng trồng từ 3-4 vụ, mỗi vụ thu lãi từ 30-35 triệu đồng. Hiện nay, anh Lòng có thu nhập ổn định hơn 100 triệu đồng/năm từ trồng bắp lai G9. Anh Lòng hiện là thành viên Tổ hợp tác thanh niên giúp nhau làm kinh tế của Xã Đoàn Kim Long.
Thành viên Tổ hợp tác thanh niên giúp nhau làm kinh tế của Xã Đoàn Kim Long (huyện Châu Đức) trao đổi về kỹ thuật trồng bắp cao sản. Ảnh: MINH NHÂN
Theo tổng hợp của Tỉnh Đoàn, toàn tỉnh hiện có gần 255 ngàn thanh niên, trong đó khoảng 160 ngàn thanh niên có mặt tại địa phương. Xác định công tác giúp thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp ngay tại quê hương là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đoàn, 5 năm qua, các cấp Đoàn trong tỉnh đã phối hợp với Sở LĐTBXH, các DN trong và ngoài tỉnh tổ chức 12 lớp tư vấn, giới thiệu việc làm, 4 lớp khởi sự DN cho hơn 1.435 cán bộ Đoàn; tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho 27.214 ĐVTN; chuyển giao KH-KT, dạy nghề cho 5.771 ĐVTN. Giai đoạn 2012-2017, các cơ sở Đoàn đã phối hợp với Ngân hàng CSXH cho 7.001 ĐVTN vay 182,5 tỷ đồng để phát triển kinh tế; giúp 3 thanh niên tiếp cận nguồn vốn giải quyết việc làm của Trung ương Đoàn, với tổng số tiền vay 220 triệu đồng; giúp 7 thanh niên vay vốn (từ 50 đến 100 triệu đồng/người) từ “Quỹ thanh niên khởi nghiệp” của Hội Doanh nhân trẻ tỉnh để phát triển kinh tế. Từ các nguồn vốn vay ưu đãi này, các ĐVTN đã có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, thời gian qua, các cơ sở Đoàn còn thành lập nhiều mô hình kinh tế để tập hợp thanh niên, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau khởi nghiệp. Từ đầu năm 2016 đến nay, các cơ sở Đoàn trong tỉnh đã thành lập được 201 mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên, trong đó có 68 tổ hợp tác, 24 CLB, 5 HTX. Các mô hình như: “Tổ hợp tác thanh niên trồng lúa” của Xã Đoàn Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc); “Tổ hợp tác thanh niên đánh bắt hải sản” của Xã Đoàn Lộc An (huyện Đất Đỏ); “Tổ hợp tác thanh niên giúp nhau làm kinh tế” của Xã Đoàn Kim Long … đã và đang hoạt động khá hiệu quả, giúp nhiều thanh niên khởi nghiệp thành công.
“NÚT THẮT” VỐN VÀ ĐẦU RA SẢN PHẨM
Một trong những “nút thắt” trên con đường khởi nghiệp của thanh niên là vốn. Hiện nay, nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng CSXH thông qua tổ chức Đoà
Anh Phạm Trung Hiếu (ấp Bông Sen, xã Xà Bang, huyện Châu Đức) khởi nghiệp với mô hình nuôi dê, hiện cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
n chỉ dành cho đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo và mỗi người cũng chỉ được vay tối đa 30 triệu đồng. Số tiền này chỉ đủ để xây dựng chuồng trại, hoặc mua con giống với số lượng nhỏ nên rất khó để thanh niên phát triển kinh tế. Muốn vay vốn từ 50 triệu đồng trở lên, ĐVTN phải chứng minh được tính khả thi của mô hình kinh tế, có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận trang trại hoặc phải có tài sản để thế chấp. Trong khi đó, đa số ĐVTN sống phụ thuộc vào gia đình, một số trường hợp tách hộ khẩu ra ở riêng, tiềm lực kinh tế còn hạn hẹp nên không có tài sản để thế chấp. “Do không vay được vốn nên nhiều bạn trẻ phải chấp nhận phương án làm ăn nhỏ, khả năng tới đâu làm tới đó, không có kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hơi nên hiệu quả kinh tế không cao”, anh Nguyễn Ngọc Đìa, Chủ nhiệm Tổ hợp tác thanh niên trồng tiêu, nuôi dê xã Bàu Lâm (huyện Xuyên Mộc) nói.
Một nguyên nhân nữa khiến việc khởi nghiệp của thanh niên gặp khó khăn là do đầu ra của nông sản chưa ổn định, trong khi ĐVTN lại rất hạn chế trong việc tiếp cận thị trường. Năm 2014, 5 thành viên của Tổ hợp tác thanh niên trồng quýt xã Kim Long (huyện Châu Đức) khởi nghiệp bằng việc trồng quýt trên tổng diện tích gần 1,5ha, với nguồn vốn ban đầu hơn 300 triệu đồng. Thời gian đầu, vườn quýt của 5 thành viên phát triển tốt, cho thu hoạch gần 25 tấn/1ha, được thương lái đến tận vườn thu mua. Nhưng từ đầu năm 2017 đến nay, giá quýt liên tục giảm, lại không có đầu ra, trong khi chi phí phân bón, nhân công chăm sóc ngày càng tăng. Không thể tự tháo gỡ được “nút thắt” này, mới đây, Tổ hợp tác thanh niên trồng quýt xã Kim Long phải giải thể, mỗi thành viên lại tiếp tục tìm hướng đi mới. Bên cạnh đó, trong quá trình khởi nghiệp, các ĐVTN còn thiếu kiến thức KH-KT trong trồng trọt, chăn nuôi, quản trị…
TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP
Theo anh Nguyễn Văn Huệ, Phó Ban Thanh niên nông thôn – Công nhân, viên chức và Đô thị Tỉnh Đoàn, ngoài tư vấn, hỗ trợ thông tin, kiến thức, kỹ năng, tạo điều kiện cho ĐVTN gặp gỡ, giao lưu, đối thoại với doanh nhân trẻ trên mọi lĩnh vực, tổ chức cho ĐVTN tham quan, học tập các mô hình kinh tế tiêu biểu…, các cấp Đoàn cần hỗ trợ tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm do ĐVTN sản xuất; đồng thời định hướng cho ĐVTN phát triển những mô hình sản xuất phù hợp với khả năng, điều kiện địa phương và nhu cầu thị trường.
Anh Nguyễn Minh Triết, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn cho biết: Thời gian tới, Tỉnh Đoàn sẽ hỗ trợ các cấp Đoàn duy trì, phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả bằng cách phối hợp các ban, ngành, đoàn thể chuyển giao tiến bộ KH-KT, phương thức sản xuất mới, đặc biệt là công nghệ sinh học, môi trường, chế biến nông sản, thực phẩm an toàn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho ĐVTN. Về vấn đề vốn vay, Tỉnh Đoàn sẽ đề xuất tăng cường nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH, “Quỹ Thanh niên khởi nghiệp” của Hội Doanh nhân trẻ tỉnh cho nhiều ĐVTN vay với số tiền lớn, lãi suất thấp để phát triển kinh tế. Ngoài ra, Tỉnh Đoàn sẽ phối hợp với Sở NN-PTNT, Sở KH-CN tổ chức các lớp tập huấn về khởi nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi cho ĐVTN, tổ chức cho ĐVTN tham quan, học tập những mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi trên địa bàn tỉnh để học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và ứng dụng hiệu quả trong thực tế.
Tin bài: Minh Nhân
|
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhu cầu tuyển dụng 19 công chức
Ngày 19/11/2018, Sở Nội vụ ban hành Thông báo số 375/TB-SNV về kỳ thi tuyển công chức hành chính tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2018.
Theo đó, kỳ thi này có 24 cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cơ quan trực thuộc cơ quan hành chính cấp tỉnh có nhu cầu tuyển dụng 124 chỉ tiêu, với 109 vị trí việc làm. Cụ thể: Ngạch chuyên viên và tương đương tuyển 119 chỉ tiêu; ngạch cán sự và tương đương tuyển 5 chỉ tiêu.
Cũng theo thông báo thì ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhu cầu tuyển dụng 19 chỉ tiêu gồm 01 chỉ tiêu tại Văn phòng Sở, 01 chỉ tiêu tại Thanh tra Sở, 11 chỉ tiêu tại Chi cục Kiểm lâm, 01 chi tiêu tại Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, 01 chỉ tiêu tại Chi cục Phát triển nông thôn, 01 chỉ tiêu tại Chi cục Thủy sản, 03 chỉ tiêu tại Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn.
Điều kiện đăng ký dự thi gồm: Công dân có quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên, có lý lịch rõ ràng, có văn bằng và chứng chỉ phù hợp với vị trí việc làm dự tuyển, có đủ các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển… Mỗi thí sinh dự thi nộp 2 bộ hồ sơ đăng ký dự tuyển vào 1 vị trí việc làm tại cơ quan, đơn vị có nhu cầu thi tuyển. Thời gian nộp và nhận hồ sơ dự tuyển bắt đầu từ ngày 20-11 đến 20-12-2018 tại Sở Nội vụ (số 1, Phạm Văn Đồng, phường Phước Trung, TP.Bà Rịa).
Thí sinh dự tuyển phải thi 4 môn, gồm: Kiến thức chung, nghiệp vụ chuyên ngành, ngoại ngữ và tin học văn phòng. Dự kiến, kỳ thi tuyển công chức hành chính tỉnh năm 2018 được tổ chức vào cuối tháng 1-2019, tại Trường Chính trị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
|
Huyện Xuyên Mộc đẩy mạnh thực hiện phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường…có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người và sự phát triển bền vững, ổn định của đất nước. Từ nhiều năm qua, các tiêu chí về vệ sinh đã được đưa vào trong nội dung thực hiện của các phong trào, cuộc vận động như: phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, và gần đây nhất là chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nhiều mô hình, hành động thiết thực nhằm thực hiện hiệu quả tiêu chí này đã được các địa phương xây dựng, triển khai và nhân rộng.
Tại huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), cùng với việc đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động như: truyền thông qua hệ thống loa đài, trực quan sinh động, nói chuyện chuyên đề, tổ chức các lớp tập huấn hay lồng ghép tuyên truyền, phổ biến trong các môn học, các buổi sinh hoạt ấp, khu phố, câu lạc bộ, tổ nhóm của mặt trận, các ban, ngành, đoàn thể, trường học…Thực hiện quyết định số 73/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 2/7 hàng năm là ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân và chỉ thị 29/2012 của thủ tướng chính phủ về triển khai phong trào "Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân", từ năm 2014 đến nay, huyện Xuyên Mộc đã duy trì đều đặn việc tổ chức lễ mít tinh phát động phong trào này theo từng chủ đề cụ thể rộng khắp từ huyện đến các xã, thị trấn trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, gia đình, nhà trường và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của các hoạt động vệ sinh đối với sức khỏe, từ đó, giúp mỗi người dần thay đổi thói quen, tập quán sinh hoạt, nâng cao ý thức trong phòng chống dịch bệnh, ATVSTP, thực hiện các hành vi vệ sinh có lợi cho sức khỏe. Thực hiện ăn sạch, uống sạch, ở sạch; thu gom, xử lí rác thải đúng quy định, tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường….thực hiện nếp sống văn hóa mới theo hướng thân thiện với môi trường. Song song đó, tích cực triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng và nhân rộng các phong trào, cuộc vận động, mô hình hay về thực hành vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Vận động toàn dân thực hiện hiệu quả phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", mô hình "5 không 3 sạch". Tăng cường tổ chức ra quân ngày thứ 7 tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, nhân rộng và nâng cao chất lượng các mô hình tuyến đường tự quản về vệ sinh môi trường của hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên…, đồng thời, tăng cường công tác thanh kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và chấn chỉnh các hoạt động gây suy giảm, ô nhiễm môi trường tại các trang trại chăn nuôi, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn. Yêu cầu các trang trại, cơ sở sản xuất đầu tư xây dựng hệ thống xử lí chất thải đạt chuẩn trước khi xả thải ra môi trường. Tích cực vận động các hộ gia đình trên địa bàn sử dụng đệm lót sinh học, xây dựng hầm bioga trong chăn nuôi, quan tâm cải thiện điều kiện sản xuất, không xả thải trực tiếp ra môi trường, không vứt phế thải, súc vật chết, túi nilon, vỏ thuốc trừ sâu xuống ao hồ, kênh rạch… Tiếp tục áp dụng thực hiện có hiệu quả chương trình "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm", tăng cường sử dụng các loại phân, thuốc vi sinh thay cho các loại phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật độc hại trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích người dân phát triển kinh tế, sản xuất nông sản thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn Vietgap. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi từ chương trình nước sạch vệ sinh môi trường hỗ trợ các hộ dân đặc biệt là các hộ gia đình khó khăn xây dựng các công trình vệ sinh đạt chuẩn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tăng cường tuyên truyền, vận động các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, trang bị bảo hộ lao động, có chế độ bồi dưỡng độc hại cho cán bộ công nhân viên…
Theo ngành y tế huyện Xuyên Mộc cho biết: cùng với việc ra quân đồng loạt chiến dịch diệt lăng quăng vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh trên người trên toàn địa bàn huyện từ 4 đến 5 lần/ năm và duy trì việc thanh kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về VSATTP, vệ sinh thú y và nhiều hoạt động ý nghĩa khác đã góp phần làm giảm đáng kể số trường hợp mắc các dịch bệnh truyền nhiễm như: tiêu chảy, thương hàn, SXH, sốt rét…; các trường hợp ngộ độc thực phẩm và mức độ nghiêm trọng của các bệnh dịch và ngộ độc do thực phẩm mất an toàn gây ra. Đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện phong trào đến nay, toàn huyện đã không có trường hợp nào tử vong vì ngộ độc thực phẩm và các dịch bệnh trên.
Ý thức của người dân về thực hiện vệ sinh cũng từng bước được cải thiện. Qua báo cáo thống kê từ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Xuyên Mộc: đến hết 6 tháng đầu năm nay, toàn huyện có 99% người dân sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, trong đó, tỉ lệ người dân sử dụng nước máy là 50%. Tỉ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh là 92% trong đó, tỉ lệ này ở các hộ gia đình nghèo là 80%. Tính đến thời điểm này, toàn huyện có 94% hộ chăn nuôi hợp vệ sinh, trong đó, số hộ đã đầu tư xây dựng được hầm biogas là 23%.
Công tác thu gom xử lí rác thải được tăng cường. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hiện nay, các hộ dân trên địa bàn đều có hố chôn lấp để xử lí rác tại nhà. Nhiều hộ đã chủ động đăng kí thu gom xử lí rác thải theo mô hình xã hội hóa.
Thực hiện hiệu quả phong trào "vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân", đưa công tác thực hiện vệ sinh, bảo vệ vệ sinh môi trường trở thành công việc thường xuyên, hàng ngày, ở mọi lúc, mọi nơi, thành thói quen, tập quán sinh hoạt không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe, hạn chế các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh, đây còn là hoạt động thiết thực nhằm học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM, chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
|
Hội thảo mô hình nuôi gà Ai Cập đẻ trứng
Ngày 9/10/2015, tại xã Long Tân -huyện Đất Đỏ, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Bà Rịa -Vũng Tàu tổ chức hội thảo mô hình nuôi gà Ai Cập. Tham dự hội thảo có ông Lê Minh Vương- Chủ tịch Hội nông dân xã và các cán bộ kỹ thuật phòng Kỹ thuật, trạm khuyến nông huyện Đất Đỏ, đại diện chủ mô hình và 30 hộ nông dân chăn nuôi gà trên địa bàn xã.
Mô hình này thực hiện trên 2 hộ thuộc 2 xã: xã Long Tân, huyện Đất Đỏ và xã Long Phước, TP Bà Rịa; với quy mô 50 con/hộ. Tại điểm hội thảo hộ bà Lê Thị Xinh - chủ mô hình cho biết: tuy mô hình mới thực hiện trong 06 tháng nhưng hiện tại đàn gà phát triển tốt, tỉ lệ đẻ cao 50 - 56%, trọng lượng trứng bình quân từ 45-47g/trứng, tiêu tốn thức ăn thấp 1.9 – 2.0 kg
|
Giống gà Ai Cập mới đang nuôi thí điểm tại tỉnh BR-VT |
Đây là một trong những mô hình mới mà Trung Tâm xây dựng và thực hiện thí điểm từ 2014trở lại đây, vì vậy mô hình thực hiện trên quy mô nhỏ chưa mở rộng. Tuy nhiên qua hội thảo đã giúp bà con chăn nuôi biết thêm về nguồn giống mới, kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng làm giống. Qua đánh giá của cán bộ kỹ thuật theo dõi mô hình và chủ hộ đầu tư, kết quả cho thấy mô hình này thực hiện rất thuận lợi và hiệu quả cao do giống gà Ai cập rất dễ nuôi, sức đề kháng cao, sản lượng trứng cao180 trứng/mái/72 tuần, trứng gà Ai Cập có màu giống và giá bán như trứng gà ta, giá bán tại thời điểm 3000 – 3500 đồng/trứng nên rất phù hợp với nhu cầu thị trường, tận dụng được lao động nhàn rỗi và phụ phế phẩm.
Nguyễn Thị Tuyết - KNKN
|
VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ ANH HÙNG!
Lê Dung Anh
VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ ANH HÙNG!
Nhiều bạn bè nước ngoài đã từng nói với tôi: Tôi xem rất nhiều phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam và thấy rằng: "Dường như người Việt Nam không sợ chết, họ sẵn sàng xung phong chiến đấu với kẻ thù và sẵn sàng đón nhận cái chết. Đó phải chăng là nguyên nhân người Việt Nam chiến tranh trong 4 cuộc chiến tranh lớn trong thế kỷ XX."
|
Tiếp cận phương thức sản xuất nông nghiệp 4.0
Nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và tăng thu nhập cho người làm nông nghiệp, tỉnh BR-VT đang hướng đến nền nông nghiệp 4.0 (nông nghiệp thông minh).
|
Máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái. |
Ông Mai Thanh Quang, Giám đốc Sở KH-CN cho biết, bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực nông nghiệp là áp dụng thành tựu khoa học -công nghệ, thay đổi phương thức canh tác để tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Đây là vấn đề mà Sở KH-CN quan tâm nghiên cứu nhằm giúp nông dân nâng cao giá trị nông sản, giải phóng sức lao động và tăng thu nhập. Thời gian qua, Sở KH-CN đã tổ chức các hội thảo, giới thiệu mô hình nông nghiệp 4.0 cho nông dân trên địa bàn tỉnh. Mới đây, ngày 17-7, Sở KH-CN đã tổ chức hội nghị báo cáo chuyên đề “Tổng quan nông nghiệp thông minh 4.0 trên thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam” do PGS-TS Lê Quý Kha, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam trình bày. Chuyên đề này nhằm giới thiệu và nâng cao nhận thức của các tổ chức, đơn vị, DN, HTX, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh về xu hướng nông nghiệp thông minh 4.0 đang diễn ra trên thế giới cũng như cả nước trong giai đoạn hiện nay. Từ đó giúp người dân có cách nhìn rõ ràng hơn về ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp. Cũng tại buổi báo cáo chuyên đề này, Ban tổ chức còn giới thiệu một số giải pháp, thiết bị công nghệ được sử dụng trong nông nghiệp hiện nay trên thế giới và khả năng áp dụng ở Việt Nam như: Máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái (do Công ty CP Đại Thành phân phối tại Việt Nam); Giải pháp công nghệ Agricheck (hệ thống kiểm soát và thông tin chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp) giúp chống hàng giả và truy xuất nguồn gốc, theo dõi đường đi của sản phẩm.
Ông Nguyễn Đức Trường, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Thành cho biết, sử dụng máy bay không người lái giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, phù hợp với những diện tích lớn hoặc những địa hình trồng trọt phức tạp. Với 17 lít thuốc, mỗi chiếc máy bay có thể phun kín 2ha cây trồng chỉ trong 10 phút, năng suất cao gấp 50 lần so với các phương pháp truyền thống. Các chỉ số, tọa độ sẽ tự động lưu trên hệ thống, nông dân chỉ cần bấm bút khởi động và theo dõi máy bay qua màn hình điện thoại, không cần phải điều chỉnh. Điểm thuận lợi nữa là những chiếc máy bay này hoạt động bằng pin, có thể nâng được tải trọng lớn kèm theo vòi phun áp lực cao nên chúng có thể phun thuốc ở những nơi địa hình phức tạp như đồi núi dốc hoặc những loại cây trồng có tán cao. Luồng gió mạnh từ cánh quạt của máy bay cũng có tác dụng phân bố đều lượng thuốc trên toàn bộ cây trồng. Tuy nhiên, hiện nay giá bán của máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái khá cao, lên đến 500-600 triệu đồng/chiếc, đồng thời chỉ thích hợp với mô hình cánh đồng lớn, trong khi đa số diện tích sản xuất nông nghiệp của nông dân còn nhỏ lẻ, manh mún.
|
Nông trại Vifarm (phường 12, TP.Vũng Tàu) hiện đang ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng rau sạch. |
Thời gian qua, tại BR-VT cũng đã có một số cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ thông minh 4.0 như: Nông trại Vifarm (phường 12, TP.Vũng Tàu) sử dụng phần mềm trên điện thoại di động thông minh để quản lý chế độ tưới nước, bón phân cho cây trồng; Liên hiệp HTX Cung ứng nông sản và thực phẩm an toàn BR-VT (Co.op BR-VT) sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp; HTX Nông nghiệp – Thương mại – Du lịch Bàu Mây sử dụng phần mềm QR code để truy xuất nguồn gốc sản phẩm… Theo anh Cao Nhật Anh Tú, người sáng lập trang trại Vifarm, hiện nay, Vifarm đang trồng rau bằng công nghệ thủy canh hồi lưu. Với công nghệ này, cây trồng không sử dụng đất mà sử dụng giá thể và nước. Toàn bộ chất dinh dưỡng cho rau được pha theo một quy trình đã được kiểm duyệt, theo hệ thống dẫn nước đi đến các giá thể cung cấp cho cây phát triển. Thông qua hệ thống tự động giám sát, các điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… tại khu vực trồng rau được cập nhật qua ứng dụng trên smartphone. Từ smartphone, người làm vườn ở Vifarm chỉ cần nhấn nút điều khiển theo các thông số để bổ sung các điều kiện thiết yếu cho rau phát triển.
Theo Sở NN-PTNT, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2020, ngành nông nghiệp sẽ phát triển theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao, với mức tăng trưởng 4,5%/năm, trong đó sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 30% giá trị sản xuất nông nghiệp. Để đạt mục tiêu này, tỉnh đang tập trung hỗ trợ các DN, người dân hình thành các vùng nông sản tập trung, những cánh đồng lớn cùng nhiều chính sách ưu đãi trong sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp... nhằm mục tiêu hướng tới nền nông nghiệp 4.0.
Bài, ảnh: QUANG VŨ
|
KỶ NIỆM 89 NĂM NGÀY THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM (28-7-1929 -28-7-2018):
Nhân kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, phóng viên Báo Bà Rịa-Vũng Tàu đã có cuộc phỏng vấn ông Châu Văn Thắng, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh về mục tiêu, giải pháp trong giai đoạn 2018-2023 của tổ chức công đoàn (CĐ) nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm, trở thành chỗ dựa tin cậy cho người lao động (NLĐ).
|
|
|
|
  |
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Thông tin tư vấn
Bảng giá nông sản
|
|