Tai nạn thương tích có thể dự đoán
trước được và có thể phong tránh được bằng cách cải thiện môi trường trở nên an
toàn hơn. Chúng ta có thể phòng tránh được tai nạn, thương tích cho trẻ em bằng
cách tạo dựng các môi trường an toàn cho trẻ như: an toàn giao thông, an toàn
nơi làm việc, an toàn tại nhà trường, an toàn trong cộng cộng và an toàn tại
gia đình.
Để cải thiện môi trường ở nhà chúng
ta phải tiến hành xây dựng “ ngôi nhà an toàn cho trẻ em”. Một ngôi nhà an toàn
là ngôi nhà mà trong đó con người có khả năng kiểm soát và phòng ngừa được các
loại tan nạn thương tích cũng như các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích
cho trẻ em tai nhà.
Vậy như thế nào là “ ngôi nhà an
toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em”??
Ngày 06/5/2011, Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội đã ban hành Quyết định 548/QĐ-LĐTBXH về việc ban hành tiêu chí
Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. “Ngôi nhà an toàn phòng
tránh tai nạn thương tích cho trẻ em” là ngôi nhà phải đảm bảo 6 nội dung sau:
1. Đảm bảo an toàn
xung quanh ngôi nhà:
- Có cửa, cổng, hàng rào chắc chắn, độ cao phù
hợp với lứa tuổi của trẻ em;
- Đường đi vào nhà và
sân quanh nhà phải phù hợp, không trơn trượt và an toàn cho trẻ em;
- Nền nhà cao phải có
bậc thềm, tay vịn cho trẻ lên xuống phù hợp với lứa tuổi;
- Xung quanh ao, hố
chứa nước, cống thoát nước trong khu vực nhà ở phải có hàng rào chắc chắn đảm
bảo an toàn cho trẻ em;
- Giếng nước, bể nước
hoặc các đồ dùng chứa nước khác phải có nắp đậy an toàn;
- Xung quanh ngôi nhà
phải được phát quang;
- Vật nuôi trong nhà
phải được nuôi giữ đảm bảo an toàn cho trẻ;
- Những dụng cụ, đồ
dùng nguy hiểm hoặc vật chứa chất độc hại nguy hiểm phải để trong kho chứa đồ
an toàn.
2. Đảm bảo an toàn
các phòng trong ngôi nhà:
- Cửa sổ phải có chấn
song, các thanh dọc chắc chắn và khoảng cách đảm bảo trẻ không chui qua được;
- Cửa sổ, cửa đi phải
có móc áp sát vào tường để trẻ khi chạy nhảy không va quệt, vướng mắc;
- Cánh cửa phòng phải
có dụng cụ chặn khe cửa để trẻ em không bị kẹp tay khi đóng, mở cửa;
- Sử dụng các loại
kính lắp an toàn. Công trình cao tầng hoặc nơi có mật độ người qua lại lớn sử
dụng kính chịu lực hoặc kính hai lớp và không có khe hở đề phòng trẻ em thò tay
qua;
- Sử dụng gạch chống
trơn, chống trượt để lát nền phòng tắm. Sàn phòng tắm và khu vệ sinh phải đảm
bảo không đọng nước;
- Khu vực nhà tắm,
đặc biệt là nhà tắm có thiết kế bồn tắm nằm và khu vệ sinh luôn được đóng cửa
an toàn sau khi sử dụng;
- Khu bếp phải riêng
biệt, có cửa ngăn và có khóa để trẻ dưới 06 tuổi không tiếp xúc được với bếp
lửa, bình ga;
- Rào chắn an toàn
xung quanh bếp nếu bếp trên sàn nhà;
3. Đảm bảo an toàn về
điện:
- Dây dẫn điện phải
được đi ngầm trong tường hoặc có vỏ bọc chắc chắm nếu đi bên ngoài;
- Các công tắc điều
khiển, cầu chì, ổ cắm được lắp đặt ngoài tầm với của trẻ dưới 06 tuổi và phải
có hộp hay lưới bảo vệ hoặc có nắp đậy an toàn;
- Phải sử dụng các
loại đèn có phần vỏ ngoài bằng vật liệu cách điện tại các phòng trong ngôi nhà;
- Không đặt ổ cắm
điện trong phòng vệ sinh, nhà tắm, nếu có phải đặt sau cầu chì/aptomat và ở vị
trí an toàn ngoài tầm với của trẻ dưới 06 tuổi;
4. Đảm bảo an toàn cầu thang và lan can:
- Cầu thang phải có
lan can, tay vịn chắc chắn. Bậc cầu thang có chiều cao, bề mặt rộng phù hợp đảm
bảo an toàn cho trẻ em;
- Khoảng cách giữa
các thanh dọc của lan can cầu thang đảm bảo trẻ em dưới 06 tuổi không chui lọt
và không có các thanh ngang để trẻ em sử dụng trèo qua;
- Đối với công trình
thiết kế cầu thang hở, độ hở giữ cac bậc thang phải đảm bảo an toàn trẻ không
chui lọt. Mặt bậc có gờ chống trượt;
- Có cửa chắn ở đầu
hoặc cuối cầu thang nếu ngôi nhà có trẻ dưới 06 tuổi;
- Tay vịn lan can đảm
bảo chiều cao từ 900mm trở lên, tay vịn phải là chỗ tựa chắc chắn và cho phép
nắm chặt được;
- Lan can phải chắc
chắn tại các cạnh của sàn, ban công, lô gia, mái (bao gồm cả giếng trời và các
lỗ mở khác) và các nơi khác có người qua lại;
5. Đảm bảo an toàn
các đồ dùng gia đình:
- Phích nước phải có
hộp đựng hoặc dây đai giữ và để ở vị trí an toàn ngoài tầm với của trẻ dưới 06
tuổi;
- Đèn, diêm và bật
lửa, để nơi ngoài tầm với của trẻ dưới 06 tuổi;
- Tủ treo đựng bát
đĩa và đồ dùng luôn chắc chắn;
- Các loại thuốc được
để trong tủ đựng thuốc và để ở vị trí ngoài tầm với của trẻ em dưới 06 tuổi;
- Dao, kéo và các vật
sắc nhọn dùng để cắt để ngoài tầm với của trẻ dưới 06 tuổi;
5. Một số quy định an
toàn khác:
- Không cho trẻ nhỏ chơi các đồ chơi nhỏ hoặc
các vật nhỏ dễ nuốt;
- Có thiết kế đường
đi nội bộ, nhà vệ sinh phù hợp đảm bảo an toàn cho trẻ em khuyết tật nếu có trẻ
em khuyết tật sống trong ngôi nhà.
- Không đun than tổ ong trong phòng
kín vì dễ gây ngạt.
- Không trồng các loại cây có gai
nhọn, có vỏ, lá, hoa, trài chứa chất độc.
- Có tủ thuốc với các vật dụng y tế
để có thể sơ cứu cho trẻ em khi cần.