TRANG CHỦ Tổng quan về xã Hoạt động địa phương Cải cách hành chính Lịch công tác tuần SƠ ĐỒ WEB Liên hệ Tìm kiếm
Thứ Sáu, 22/11/2024
Hỏi-đáp
Tin hoạt động-KHCN
Dịch vụ
PHÔNG UNICODE
Gương làm kinh tế giỏi
Sản phẩmPhim KH&CN
Tài liệu KHCN
Văn bản pháp quy
Sức Khỏe và Đời Sống
Gương Người tốt việc tốt
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Biển Hồ Cốc

Vườn thanh long xã Bưng Riềng

Mô hình trồng cây hồ tiêu

dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc).

Lượt truy cập: 420942
  TÀI LIỆU KHCN

  Kỹ thuật trồng dưa lê
05/11/2014

I. Đặc tính giống

- Là giống dưa lê F1 xuất xứ Thái Lan, sinh trưởng khoẻ khả năng phân nhánh nhiều, hoa cái tập trung trên nhánh nhiều hơn thân chính, đặc biệt hoa cái xuất hiện ngay đốt đầu tiên trên các nhánh. Hoa cái ở nhánh cấp hai thường cho quả to hơn cả.

- Dưa lê Tam Bảo có màu xanh non khi trái chưa chín, khi trái chín có màu trắng sáng, khi đó cho chất lượng tốt nhất – ngọt nhất.

- Dưa lê Tam Bảo quả to, cùi dày, ít bị thối hơn nhiều loại giống khác khi bi mưa ngập.

 

II. Yêu cầu ngoại cảnh

a. Nhiệt độ và nước

Nhiệt độ thích hợp 17 – 330C, phạm vi tối thích tương đối rộng cho nên có thể gieo trồng ở hầu hết các tháng trong năm trừ những ngày giá rét (<150C). Độ ẩm đất thích hợp 75 – 80%.

b. Ánh sáng

Cũng như các loại dưa lê khác, khi trời âm u, ít ánh sáng, lại có mưa phùn thì cây con ( 2- 3 lá thật) dễ bị mắc bênh thối nhũn, lở cổ rễ. Cây dưa cũng phát triển kém trong điều kiện ánh sáng yếu, nhiệt độ cao, đặc biệt giảm khả năng đậu trái và phẩm chất trái kém.

c. Đất và dinh dưỡng

Dưa lê Tam Bảo ưa đất thịt nhẹ và cát pha nhất là đất phù sa, Đất cát pha và thịt nhẹ vừa thoát nước tốt, giữ được dinh dưỡng vừa điều hoà được nhiệt độ đất, thúc đẩy quá trình phát dục giúp dưa nhanh có quả, màu sắt đẹp và chất lượng ngon.

Dưa lê không cần luân canh triệt để như dưa hấu nhưng trồng liên tục trên một mảnh đất cũng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng vì thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết và bị phá hoại bởi mầm mống sâu bệnh còn lại trong đất, tàn dư thực vật vụ trước.

III. Kỹ thuật trồng

a. Thời vụ

Cây dưa có thể trồng từ tháng 1 – tháng 9 AL, nhưng thích hợp nhất là từ tháng 2 – tháng 3 AL và từ tháng 8 – tháng 9 AL.

· Trồng sớm gặp thời tiết lạnh, trời âm u ánh sáng yếu cây phát triển chậm dễ bị sâu bệnh phá hoại.

· Giai đoạn từ T5 – T7 dưa dễ gặp mưa, nắng nóng ảnh hưởng đến phát triển và quá trình ra hoa kết quả.

b. Làm đất lên luống

- Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, bón 30 – 40 kg vôi bột/ sào BB trước khi lên luống 15 ngày. Luống rộng 1,5 – 1,6 m. cao 30cm, rãnh thoát nước rộng 30cm, hốc trồng dọc theo luống, các hốc cách nhau 80 – 100cm.

c. Bón phân

- Bón lót: 30 -45 tấn/ha; phân đạm 80kg/ ha; phân lân 250kg/ha; phân kali: 80kg/ha

- Bón thúc: chia làm 4 lần:

+ Lần 1:cây có 3 lá thật 20kg đạm + 20kg kali/ha

+ Lần 2: cây có 5 – 7 lá thật (bắt đầu bấm ngọn): 20kg đạm + 20kg kali/ha

+Lần 3: cây có hoa cái: 40kg đạm + 40 kg kali/ha

+Lần 4: khi trái chuyển sang màu trắng, chuẩn bị thu hoạch: 40kg đạm + 40kg kali/ha.

· Phun phân bón kháng sinh Alpha Green định kỳ 5 ngày 1 lần trong suốt quả trình sinh trưởng và phát triển của cây dưa nhằm tăng khả năng kháng bệnh, chịu thời tiết cũng như nâng cao chất lượng trái dưa thương phẩm.

d. Bấm ngọn, ghim nhánh (việc định hình cây dưa lê rất quan trọng quyết định đến năng suất cũng như độ đồng đều của trái)

- Khi thân chính được 5 lá thì bấm ngọn để cho 2 nhánh cấp 1 phát triển, khi nhánh cấp 1 được 5 -6 lá thì bấm ngọn để cho 5 nhánh cấp 2 phát triển, khi nhánh thứ 2 được 5 – 6 lá thì bấm ngọn để 5 nhánh cấp 3 phát triển. Khi bấm ngọn 3 lần một cây dưa có thể có 72 hoa cái có khả năng cho trái.Mỗi cây dưa chỉ nên để 6 – 14 trái tuỳ theo lực của cây.

- Để tránh bị gió lật giây dưa nên dùng đất phủ lên dây dưa từng quảng 50 – 60 cm\, hoặc dùng gim tre để cố đinh dây dưa.

e. Thu hoạch.

- Trong quá trình chăm sóc nên che quả dưa bằng lá để quả dưa không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp làm mất màu tự nhiên và xuất hiện nhiều vân xanh

- Dưa lê khi chín có mùi thơm hấp dẫn con trùng đến phá nên cần phải kê kích quả ngay tu khi quả còn xanh.

- Từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng 60 ngày, từ lúc hoa cái tàn đến khi quả chín khoảng 30 – 35 ngày, lúc này quả dưa có màu trắng sáng (bạch lê).Thời gian cho thu hoạch rộ khoảng 25 – 30 ngày. Thu hoạch dưa xong cần xếp dưa ở nơi thoáng mát khoảng 1 – 2 ngày để tăng phẩm chất và hương vị dưa lê.

 

Bảo Châu
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 878 111 - Fax: (84.064) 3 878 111
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu