TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 2/5/2024
Tổng quan về xã
Hoạt động đoàn thể
Cây cảnh
Hoạt động TDTT
An ninh - Xã hội
Thủ Tục Hành Chính
Hoạt động UBND
Nữ công gia chánh
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Lễ trao nhà đại đoàn kết năm 2011

Hoạt đông lễ hội tháng 3

canh gà lá giang

Hội nghị phổ biến luật phòng, chống mua bán người

tặng quà

Hội nghị phổ biến luật phòng chống mua bán người

Hội thi hoà giải viên giỏi huyện Tân Thành lần III năm 2012

Trường MN Hắc Dịch khai giảng năm học mới 2012-2013

Lượt truy cập: 326118
  HOẠT ĐỘNG UBND

  Truyền thuyết táo quân
08/01/2013

Truyền thuyết về Táo quân.Cúng Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp  người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.Cứ phiên chợ 23 tháng Chạp, mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bằng giấy và 3 con cá chép làm "ngựa" (chuyện cá chép hóa rồng) đế Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông.Theo truyền thuyết Việt Nam, xưa có hai vợ chồng nghèo khổ quá, phải bỏ nhau, mỗi người một nơi tha phương cầu thực. Sau đó, người vợ may mắn lấy được chồng giàu. Một năm sau, vào ngày 23 tháng Chạp, đang đốt vàng mã ngoài sân thì thấy một người ăn xin bước vào, nhận ra chính là chồng cũ nên người vợ động lòng, đem cơm gạo, tiền bạc ra cho. Người chồng mới biết chuyện, nghi ngờ vợ. Người vợ đâm khó xử, uất ức lao vào bếp lửa, tự vẫn. Người chồng cũ đau xót, cũng nhảy vào lửa chết theo. Người chồng mới ân hận, lao vào lửa nốt ! Trời thấy cả ba người đều có nghĩa nên phong cho làm "vua bếp". Trong đó một ông làm Thổ Công trông coi việc bếp, một ông là Thổ Địa coi việc trong nhà, một bà là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Từ tích đó mới có tục thờ cúng “Táo quân” và trong nhân gian có câu: Thế gian một vợ một chồng. Chẳng như vua bếp hai ông một bà.Người ta làm lễ Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp vì cho rằng đây là cái lễ bắt đầu tuần Tết Nguyên đán và quan trọng nhất theo dân gian đây là ngày “ Vua bếp” lên chầu trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Phong tục cho rằng Táo quân sẽ rời nhà vào ngày 23 tháng Chạp và bay lên Trời một tuần lễ để báo cáo mọi việc xảy ra trong gia đình. Các lễ vật để cúng tiễn Táo công tùy từng miền và từng gia cảnh như miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ, chè xôi, đường bát, bánh tráng,…Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn chỉ cúng mũ áo đôi hia bằng giấy, chè xôi, thịt heo, bịt bánh thèo lèo.bông và trái cây

 

|

Nội dung khác

  Quân nhân xã hắc Dịch hoàn thành NVQS trở về địa phương đợt 2 năm 2015(7/10/2015 12:00:00 AM)
  ý nghĩa ngày gia đình(6/29/2015 12:00:00 AM)
  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 898 433 - Fax: (84.064) 3 898 433
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu