TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 2/5/2024
Tổng quan về xã
Hoạt động đoàn thể
Cây cảnh
Hoạt động TDTT
An ninh - Xã hội
Thủ Tục Hành Chính
Hoạt động UBND
Nữ công gia chánh
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Lễ trao nhà đại đoàn kết năm 2011

Hoạt đông lễ hội tháng 3

canh gà lá giang

Hội nghị phổ biến luật phòng, chống mua bán người

tặng quà

Hội nghị phổ biến luật phòng chống mua bán người

Hội thi hoà giải viên giỏi huyện Tân Thành lần III năm 2012

Trường MN Hắc Dịch khai giảng năm học mới 2012-2013

Lượt truy cập: 325835
  HOẠT ĐỘNG UBND

  Tham gia ngày hội gia đình năm 2017 tại huyện Tân Thành
29/06/2017

Đôi nét về bữa cơm của người Việt Nam

 

Không phải vô lý mà người Việt Nam khi nói đến “bữa ăn” thì vẫn quen gọi là “bữa cơm”. Do vậy, một bữa ăn của người Việt Nam ngoài những thức ăn khác thì không thể thiếu cơm, và trong hầu hết các bữa ăn thì có lẽ chỉ có cơm là không thay đổi.

 

Bữa cơm ngoài lúa gạo và lương thực chủ yếu còn có rau quả là thực phẩm dùng chung với cơm. Bữa cơm truyền thống của người Việt Nam gồm có: cơm + canh rau + dưa (cà), … nên có câu “cơm canh rau muống với cà dầm tương” là một bữa ăn đơn giản mà tiêu biểu nhất của cư dân nông nghiệp nước ta

 

Các món ăn của người Việt Nam chuộng thực vật, nên cách ăn dùng bằng đũa và bát (chén), vì nhiều loại thức ăn bằng thực vật phải dùng đũa để gắp. 

 

Nói về “Đôi đũa”, với người Việt Nam, đôi đũa quen thuộc từ khi biết ăn miếng cơm đầu tiên, cho đến khi ra đi, nằm nghỉ trong quan tài, vẫn có đôi đũa với bát cơm trứng tiễn biệt. Đôi đũa đã trở thành vật dụng hàng ngày, thành người bạn suốt đời bất kể đó là ai, giàu sang hay nghèo nàn, ông tiến sĩ hay anh làm thuê gánh mướn, … nó quen thuộc như lũy tre làng, như ngôi đình, như cây đa, như cái chiếu ta nằm, như ngọn đèn liu riu những đem mưa gió.

 

Đôi đũa thực ra chỉ là hai cái que đơn giản. Nhưng khi đã gọi là đũa thì nó lại không đơn giản chút nào. Nhất là ngày nay, thời đại công nghiệp, đã có loại đũa tre, đũa gỗ sản xuất bằng máy, vừa tiện, vừa sạch, dễ dàng gắp thức ăn, không cong, không vênh như câu tục ngữ: “Vợ dại không hại bằng đũa vênh”. Bữa cơm là niềm vui cho cả nhà, nếu mọi người chú ý đến những chi tiết chỉ là nhỏ nhặt, trong đó đôi đũa có vai trò quan trọng suốt từ đầu bữa đến cuối bữa. Nhìn một người cầm đũa có thể đoán được người ấy sinh trưởng trong một gia đình như thế nào, có trình độ văn hóa, giáo dục ra sao, … Như vậy, đôi đũa cũng có tiếng nói riêng của nó trong đời sống gia đình người Việt Nam.

 

Nói về “Chiếc mâm”, người Việt Nam những năm trước đây, mỗi lần ăn cơm thường ngồi trên sập, trên ghế ngựa, trên phản, trên giường, có khi ngay đầu hè, trên nền nhà hoặc trải chiếu ra sân, cả nhà (có khi cả chủ lẫn khách) ngồi quay quần quanh mâm cơm. Vì vậy cái mâm trở thành vật thiết yếu, tuổi của nó có thể tính hàng trăm năm. 

 

Mới đầu có lẽ là cái mâm gỗ để mộc, sau mới sơn son, thời gian đã vẽ lên mình nó những vết loang lở, nó già đi, nó như con người mẻ chiếc răng, bạc cả tấm áo, … nó vẫn gắn bó với con người, những con người lam lũ ruộng đồng trong xóm làng vất vả nghèo khó

 

Cái mâm đồng dần xuất hiện thay cho mâm gỗ, nhà bình dân thì mâm trơn, nhà sang mới có mâm cao ba chân, ba chiếc đầu rồng hoặc đầu hổ, ba cái lưng con cóc, … hoặc ba chiếc chân quì, … chiếc mâm đồng tỏ ra sang trọng, lịch sự hơn.

 

Ngày nay, chiếc mâm nhôm đã thay thế nhiều cho chiếc mâm đồng, những chiếc mâm có chân trở nên hiếm hoi. Trong việc cưới hỏi, chiếc mâm phủ vải đỏ được nhà trai bưng lễ ăn hỏi sang nhà gái là không thể thiếu. Ở nông thôn, nhiều gia đình còn có thói quen cũ, dùng chiếc chiếu mòn phai làm chiếu ăn cơm, đặt cái mâm vào giữa. 

 

Không phải ngẫu nhiên, người cha hoặc người mẹ giục con: “Dọn mâm ra đi con” hoặc “Xong rồi, bưng mâm đi con…” khi bắt đầu hay kết thúc bữa ăn trong cách gọi. Lý do gì mâm mang hình tròn như mặt trăng, mặt trời, như chiếc nia nhỏ, như vành nón, nhiều cách giải thích nhưng có lẽ trước hết vì tròn thì mới hợp lý, gắn kết tất cả mọi người ngồi quanh nó.

 

Những đôi đũa được so đều đặn, đặt trên thành mâm, tỏa đều xung quanh như mâm cho ta mường tượng hình ảnh mặt trống đồng với những đôi đũa biến thành những tia mặt trời tỏa ấm, còn bát đĩa là những hoa văn, hình vẽ, không những sẽ no lòng mà còn đẹp mắt… 

 

Như vậy, bữa cơm không chỉ đơn là ăn cho no, cho khỏi đói, mà còn vươn đến một tiêu chí vừa nghệ thuật chế biến món ăn và phong cách thưởng nếm thức ăn ngon miệng, vừa đạt tới đỉnh cao của những giá trị văn hoá trong đời sống gia đình, thể hiện một nếp sống văn hóa cổ truyền đầy ắp tính triết lý sâu xa. 

Từ những ý ý trên . UBND huyện Tân Thành tổ chức ngày hội gia đình năm 2017

Đơn vị xã Hắc Dịch than gia ngày hội gia đình với 4 thành viên  và kết quả đạt giải nhất môn thể thao , giải KK môn nấu ăn .

 

bùi Văn Trưởng
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 898 433 - Fax: (84.064) 3 898 433
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu