TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Bảy, 23/11/2024
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Nông thôn mới
Họat động UBNDNông nghiệpDịch vụ
Nữ công gia chánh
Tin thời sự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Tập huấn giới thiệu trạm khoa học công nghệ

Hình tập huấn

Nông Thôn Mới

Tiếp Xúc Cử Tri

Lượt truy cập: 295791
  HỌAT ĐỘNG UBND

  BÁO CÁO KẾ HOẠCH KT-XH-ANQP 2012-DH 2013
30/12/2012

ỦY BAN NHÂN DÂN                                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    XÃ HÒA BÌNH                                                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 Số:       /BC-BP.NN                             Hòa Bình, ngày  07   tháng  12  năm 2012

 

BÁO CÁO

Tình hình thực hiện Kế hoạch KT-XH-ANQP năm 2012

Phương hướng thực hiện năm 2013

trên địa bàn xã Hòa Bình

 


Thực hiện Công văn số 2297/UBND-VP của UBND huyện ngày 90 tháng 11 năm 2012.

Thực hiện Công văn số 189/UBND-VP của UBND xã Hoà Bình ngày 06 tháng 12 năm 2012 V/v Báo cáo số liệu thực hiện nhiệm vụ năm 2012 và phương hướng năm 2013.

Bô phận Nông nghiệp xã Hòa Bình báo cáo số liệu thực hiện nhiệm vụ năm 2012 và phương hướng năm 2013 như sau:

I/ Hoạt động Nông nghiệp

1/ Về trồng trọt:

* Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 770.42 ha đạt 100 % so với KH. Trong đó:

+ Lúa: 168 ha                       - Sản lượng:  2,5 tấn / ha

+ Bắp: 303.9 ha                    - Sản lượng:  8,5 tấn / ha

+ Mì: 280.52 ha                     - Sản lượng:  17  tấn / ha

+ Rau đậu các loại: 18 ha  - Sản lượng:  đậu 2 tấn/ha; rau 20 tấn/ha.

Nhìn chung diện tích cây hàng năm, diện tích cây lúa và rau, đậu hàng năm không thay đổi, còn diện tích cây mỳ giảm khoảng 20 ha, và diện tích cây bắp tăng khoảng 20 ha. Lý do có sự thay đổi cơ cấu cây trồng là do: năm 2011 cây mỳ bị bị bệnh chuổi rồng, nấm, sáp, rệp làm cho cây mỳ không phát triển được, có phát triển thì cho củ nhỏ hay ít tinh bột nên đem lại hiệu quả kinh tế thấp, nên 1 số hộ đã chuyển đổi từ trồng mỳ sang trồng bắp.

* Diện tích cây lâu năm: 1.130 ha đạt 100 % so với KH. Trong đó:

+ Đều: 787.17 ha giảm 206.83 ha

+ Tiêu:  129.6 ha tăng 73.6 ha.

+ Cao su: 168.3 ha tăng 120.3 ha.

+ Cà phê: 7.3 ha giảm 7.7 ha.

+ Các loại cây trồng khác như: tràm, xoài, mít…: 37.63 ha.

 Nhìn chung diện tích cây lâu năm có sự thay đổi rõ rệch. Lý do có sự thay đổi đó: do người dân chặt phá những diện tích cây điều trồng lâu năm, mang hiệu quả kinh tế thấp chuyển sang trồng giống điều cao sản, cao su, tiêu và các loại cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Nói chung các loại cây trồng như bắp, mì,… phát triển bình thường. Riêng với các ruộng như suối 1, suối 2 do thời gian làm đất gấp nên cần tăng cường bón thêm vôi, lân hoặc xử lý Hydrophos để tránh cho ruộng lúc sau này bị ngộ độc hữu cơ, phèn.

             2/ Về chăn nuôi:

            - Tổng đàn bò 554/818 con, bằng 67 % KH và tăng 13.7 % so cùng kỳ (do đồng cỏ bị thu hẹp, người dân chủ yếu nuôi bò ở trong rẩy là chính vì vậy số lượng, diện tích nuôi hạn chế).

            - Tổng đàn heo 8.966/9.750 bằng 91 % KH  và tăng 1 % so cùng kỳ (do giá cả không ổn định, nhất là khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 giá heo bán ra chỉ còn 31.000đ - 33.000đ/1kg khiến cho các hộ nuôi heo bị lỗ. Nên 3 tháng cuối năm số lượng hộ nuôi heo giảm).

            - Tổng đàn gia cầm 32.051/30.000 con, bằng 106.8 % KH tăng 0.8 % so cùng kỳ.

            3/ Về nuôi trồng thuỷ sản:

            Trên địa bàn xã Hoà Bình không có loại hình nuôi trồng thuỷ sản, chỉ có 1 số hộ nuôi cá trong ao nhỏ lẻ, không tập trung. Với tổng diện tích khoảng 6 ha chủ yếu nuôi cá rô phi, cá chim trắng và cá trê..

4/ Số lượng trang trại và sử dụng lao động trong của trang trại:

Tổng số trang trại trên địa bàn là 8, trong đó:

1 trang trại nuôi heo, số lượng 4.000 con.

7 trang trại nuôi gà, số lượng nuôi từ 2.000 – 5.000 con.

Tổng số lao động sử dụng: 36 người, trong đó:

-          Lao động gia đình: 13 người

-          Lao động thuê thường xuyên: 16 người

-          Lao động thời vụ: 7

5/ Về Phòng chống dịch bệnh:

* Tổ chức tiêu độc, khử trùng:

- 29/3 -> 16/4/2012 tổ chức phun xịt khử trùng tiêu độc cho gia súc:

3 đợt, tổng số hộ 2.904 hộ, tổng diện tích 65.293 m2.

- Đợt I từ 04/6 -> 01/7/2012 tổ chức phun xịt khử trùng tiêu độc cho GS-GC:

            4 đợt, tổng số hộ 5.766 hộ, tổng diện tích 171.559 m2.

- Đợt II từ 12/10 -> 08/11/2012 tổ chức phun xịt khử trùng tiêu độc cho GS-GC:

            4 đợt, tổng số hộ 5.604 hộ, tổng diện tích 162.291 m2.

* Tổ chức tiêm phòng heo tai xanh:

- Từ 10/5 -> 05/6/2012 đợt I / 2012:

Tiêm 1.860 mũi đạt 58.8%

- Từ 24/8 -> 28/8/2012 đợt I bổ sung / 2012:

Tiêm 1.574 mũi đạt 77.27%

- Đợt II/2012.

Tiêm 1.190 mũi đạt 74.47%

* Tổ chức tiêm phòng heo LMLM – DT:

- Đợt I từ ngày 15/3 -> 30/3/2012:

LMLM 2.465 mũi, đạt 95.5%; DT 2.462 mũi, đạt 95.5%

            - Đợt II từ ngày 15/9 -> 30/9/2012:

LMLM 2.784 mũi, đạt 67.9%; DT 2.683 mũi, đạt 65.6%

Trâu, bò    60 mũi, đạt 83.1%; Dê, cừu 12 mũi, đạt 69.7%

            * Tổ chức tiêm cúm cho gia cầm:

            - Đợt I từ ngày 15/3 -> 28/4/2012

                        Tiêm 776 mũi đạt 99.2%

            - Đợt II từ ngày 20/8 -> 25/9/2012

                        Tiêm 165 mũi đạt 89,2%    

II/ Đánh giá tình hình phát Nông nghiệp năm 2012:

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 39.6 tỷ đồng, bằng 122.2 % KH (KH 32,4 tỷ) và tăng 13.2 % so cùng kỳ. Trong đó:

1/ Những kết quả đạt được:

- Kinh tế trang trại đã tác động rất lớn đến ý thức của người dân trong việc phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp nhằm tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho người lao động.

- Việc phát triển loại hình kinh tế trang trại hết sức quan trọng, không những giúp cải thiện đời sống cho nhân dân, mà nó còn giải quyết được cho xã hội 1 số lượng lao động nông nghiệp khá lớn.

- Hiện trên địa bàn xã có 1 trại nuôi heo thịt của công ty CP do ông Đỗ Phước làm chủ nuôi 4.000 con heo thịt, đạt doanh thu 27 tỷ đồng / đợt. Và còn 7 trang trại nuôi gà công nghiệp, gà ta mỗi trại nuôi từ 2.000 – 5.000 con, đạt doanh thu trên 100 triệu đồng / đợt.

2/ Những khó khăn, vướng mắc:

- Về nội lực của trang trại: Do thiếu vốn và diện tích, kiến thức và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trang trại còn thiếu, khả năng điều hành sản xuất của chủ trang trại còn hạn chế. Từ đó dẫn đến việc chưa phát triển trang trại một cách bền vững theo tiềm năng hiện có.

- Sản phẩm chăn nuôi không ổn định trong lúc giá vật tư, thức ăn gia súc tăng cao cho nên người dân không mạnh dạn đầu tư vào trang trại.

III/ Phương hướng nhiệm vụ năm 2013:

1/ Phương pháp và nhiệm vụ:

Cần quy hoạch những vùng sản xuất chuyên canh về trồng trọt , chăn nuôi để phát triển trang trại nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhân dân tại địa bàn và xuất đi các vùng khác cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường. Đồng thời phát triển trang trại mang tính bền vững, lâu dài chứ không được tự phát, manh mún.

2/ Kế hoạch hỗ trợ, phát triển kinh tế trang trại năm 2013:

- Tổ chức các lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi theo mô hình trang trại.

- Hỗ trợ vốn vay ưu đãi khi thành lập trang trại.

IV/ Đề xuất, kiến nghị

1/ Đề xuất:

Cần có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại về miễn giảm thuế, hỗ trợ tài chính tín dụng, cung cấp nhu cầu của thị trường, quang trọng nhất làm sao bình ổn được giá cả trên thị trường.

2/ Kiến nghị:

- Đối với Trung ương: Cần bình ổn giá vật tư, thức ăn gia súc, bảo trợ các mặt hàng nông sản khi giá trị thị trường thế giới giảm.

- Đối với tỉnh: Hỗ trợ tài chính, thông tin kinh tế và dự báo tình hình kinh tế cho người dân.

- Đối với huyện: quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh để định hướng cho người dân phát triển trang trại. Tổ chức tham gia các trang trại làm ăn khá để người dân học tập kinh nghiệm.

Trên đây là báo cáo của bộ phận Nông nghiệp về số liệu thực hiện nhiệm vụ năm 2012 và phương hướng năm 2013 tại địa bàn xã Hoà Bình./.

     Nơi nhận:                                                                      Bộ phận Nông nghiệp

-          UBND xã Hoà Bình (b/c);

-          Lưu: VT

                                                                                      Trần Minh Tuấn

Tuấn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Hoà Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 872 118 - Fax: (84.064) 3 872 118
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu