TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Chủ Nhật, 24/11/2024
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Nông thôn mới
Họat động UBNDNông nghiệpDịch vụ
Nữ công gia chánh
Tin thời sự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Tập huấn giới thiệu trạm khoa học công nghệ

Hình tập huấn

Nông Thôn Mới

Tiếp Xúc Cử Tri

Lượt truy cập: 295829
  TÀI LIỆU KHCN

  Sâu hại chồi xoài và cây điều
12/11/2013

Sâu đục cành lớn xoài (Penicillaria jocosatrix): Mặc dù không phổ biến nhưng sâu đục cành lớn thuộc bộ Lepidoptera, họ Noctuidae thường ăn chồi non, làm ngừng sinh trưởng của cây non trong vườn ươm, cây non và cả trên quả non, cuống quả. Ngài trưởng thành có cánh dài 25mm, mầu nâu đỏ với những dấu nhạt chạy ngang cánh trước. Cánh sau màu trắng có rìa nâu. Trứng màu chanh và đẻ từng quả một ở cả 2 mặt lá của chồi non. Sau 3-5 ngày trứng nở thành sâu non có màu xanh nhạt đến xám và dài tới 27 mm bắt đầu đục vào các chồi non, chồi hoa, cuống quả để gây hại làm héo chồi, gẫy cành và rụng quả non. Sâu non đẫy sức hoá nhộng trong đất và 16-20 ngày sau ngài xuất hiện. Sâu thường phát sinh, phát triển nhiều lứa trong mùa xuân và mùa hè nóng ẩm, nhất là các vùng khí hậu nhiệt đới. Thực tế thường thấy xuất hiện ở các tỉnh Quảng Bình trở vào, ít khi thấy ở các tỉnh phía Bắc.

Sâu đục cành xoài (Niphonolea albata Niphonolea capito): Chúng cũng thuộc bộ cánh phấn, thường gây hại bằng cách cắn tiện ngang ngọn của các cành non để đẻ trứng vào. Sâu non nở ra đục vào mô gỗ làm cành bị chết khô, thường gây hại nặng trong mùa mưa. Những cành ngọn sắp ra hoa cũng bị chúng gây hại nặng.

Bọ phấn đầu dài hại điều (Alcides sp.): Bọ phấn đầu dài là loại sâu đục chồi nguy hiểm nhất trên cây điều. Sâu trưởng thành dùng mỏ đục lỗ vào mô chồi non để đẻ trứng. Mỗi chồi non thường bị đục từ 8 đến 10 lỗ nhưng chỉ có 1-2 trứng được đẻ vào lỗ thứ 8 kể từ ngọn xuống. Sâu non đục lên ngọn và đục xuống trong lõi chồi non để ăn và làm nơi ẩn náu, hóa nhộng. Lá non trên chồi bị hại héo và rụng đi, chồi teo lại và không phát triển được. Cây có khuynh hướng mọc nhiều chồi nách và hình thành nhiều cành nhánh và sinh trưởng kém. Đặc biệt khi sâu phá hại vào đợt chồi chuẩn bị ra hoa có thể làm giảm năng suất nghiêm trọng.

Một số biện pháp phòng trừ chung cho cả cây xoài và cây điều:

- Khi thấy các cành non mới bị héo đây là lúc các sâu non đang đục ngược ra phía ngọn cành, dùng kéo cắt hoặc bẻ bằng tay rất dễ vì chúng có lỗ đục ngang nên cành dễ gãy, ta sẽ loại bỏ được các con sâu non.

- Với các cành đã héo khô, lúc này sâu non đã đục xuống cành lớn hơn qua khỏi lỗ đục ngang ban đầu, ta có thể cắt sâu xuống một đoạn để loại bỏ sâu non hoặc nhộng đang nằm trong thân cành. Thu gom các cành này lại để đốt nhằm hạn chế lây lan vì khi sâu đã đục vào trong cành thì phun thuốc không có hiệu quả.

- Thường xuyên quan sát, phát hiện sâu, trứng sâu trên các đợt chồi non, lộc non, nhất là trước khi cây chuẩn bị ra lộc, ra hoa để kịp thời phun thuốc diệt trừ các con trưởng thành và trứng mới đẻ. Khi thấy có nhiều trứng hoặc sâu non có thể dùng các loại thuốc trừ sâu sau đây để phun trừ: Selecron 500ND, Supracide 50EC, Fastac 5EC, Padan 95SP v.v… pha nồng độ 0,1% phun kỹ cả 2 mặt lá, trên cành nhỏ, trên quả non để tiêu diệt bọ phấn trưởng thành vào ban đêm khi chúng tiếp cận đẻ trứng và làm cho các lứa trứng mới đẻ bị hỏng, không nở được. Phun liên tiếp 2-3 lần, cách nhau 7 ngày để tiêu diệt triệt để các lứa đẻ gối nhau của bọ phấn. Việc phun thuốc nên làm vào buổi chiều mát có tác dụng hơn các buổi khác trong ngày.

Agriviet
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Hoà Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 872 118 - Fax: (84.064) 3 872 118
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu