TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Nông thôn mới
Họat động UBNDNông nghiệpDịch vụ
Nữ công gia chánh
Tin thời sự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Tập huấn giới thiệu trạm khoa học công nghệ

Hình tập huấn

Nông Thôn Mới

Tiếp Xúc Cử Tri

Lượt truy cập: 295052
  TRỒNG TRỌT

  CÁCH HƯỚNG DẪN CHỌN GIỐNG VÀ SỬ LÝ HOM GIỐNG TRƯỚC KHI TRỒNG
20/10/2020

 

Về việc hướng dẫn biện pháp quản lý hom giống cây Mì

 

Căn cứ Công văn số 19/Trạm BVTV ngày 21/4/2020 của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Xuyên Mộc. Về việc hướng dẫn biện pháp quản lý hom giống cây Mì năm 2020 trên địa bàn xã Hoà Bình.

I. Biện pháp quản lý hom giống

1. Cách lựa chọn và mua hom giống

- Không mua bán, trao đổi sử dụng hom giống mì từ vùng đã bị nhiễm bệnh chổi rồng, bệnh xì mủ thân, rệp sáp bột hồng để làm giống, nhằm ngăn ngừa lây nhiễm và hạn chế tác hại của các đối tượng dịch hại nêu trên.Chỉ mua hom giống từ nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, vườn giống khoẻ, không bị nhiễm bệnh.

- Triệu chứng nhận biết các đối tượng bệnh trên

+ Bệnh chổi rồng: Triệu chứng điển hình bệnh này là trước khi thu hoạch cây mì mọc nhiều chồi ngọn và chồi ở thân. Cây bệnh nặng có nhiều chồi và ngọn bị chết khô. Lá cây bị bệnh nhỏ, thô cứng, các đốt thân sít lại với nhau, trên thân và củ phần tiếp giáp với vỏ chuyển màu thâm đen.

+ Bệnh xì mủ thân: Thân và lá câ bị xì mủ màu trắng sữa sau đó thâm lại, nếu nhiễm bệnh nặng vào giai đoạn này cây non có thể làm chết cây.

+ Bệnh rệp sáp: Rệp sáp tấn công, chích hút dinh dưỡng tại đỉnh sinh trưởng gây ra hiện tượng chùn ngọn, cây bị lùn. Khi bị nhiễm nặng, lá cây khô, có thể bị rụng toàn bộ lá, làm giảm năng xuất.

2. Biện pháp quản lý hom  giống

- Hom giống cây Mì được tồn trữ trong thời gian khá lâu, từ thu hoạch cho đến mùa mưa năm sau (khoảng 2-5 tháng), do vậy để hom giống đạt hiệu tiêu chuẩn trước khi đem trồng cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn cây giống

+ Cây sắn chọn làm giống phải khoẻ mạnh, không nhiễm sâu bệnh, nhặt mắt, loại bỏ những cây bị khô và trầy xước, có từ 8-10 tháng tuổi và đường kính 1,5-2 cm.

+ Sau đó, cắt bỏ toàn bộ phần ngọn non, gốc già. Nếu bị nhiễm rệp sáp phải xử lý bằng thuốc BVTV, rồi bó cây thành từng bó bảo quản;

Một số thuốc BVTV có hoạt chất sau xử lý: Thiamethoxam (Acatra 25WG, Vithoxam 350SC), Imidacloprid (Shahara 25WP, Vicondor 50WP), Dinitenfuran (Safrice 20WP, Oshin 20WP, Cheer 20WP).

+ Tại nơi hom giống, nếu phát hiện có rệp sáp, có thể dùng một trong các loại thuốc sau: thuốc hạt Regent 0,3G, Basudin 10H, Vibasu 10H, Diaphos 10H, rải đều trên mặt đất nơi dựng hom giống, để hạn chế kiến làm lây nhiễm rệp sáp.

Bước 2: Chọn nơi thích hợp, râm mát, có che nắng, dựng bó hom giống để bảo quản. Thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện có nhiễm rệp sáp cần phải sử lý ngay.

 

II. Xử lý hom giống trước khi trồng

Khi đem giống ra trồng phải kiểm tra rệp sáp, vì đây là nguồn lây nhiễm chủ yếu trên đồng ruộng. Nếu kiểm tra hom giống bị bệnh, phải sử lý bằng cách ngâm dung dịch nước thuốc 30 phút trước khi trồng (có thể dung các loại thuốc có tên sau: Thiamethoxam, Imidacloprid, Nitenpiram và Dinitenfuran), có thể kết hợp dung vòi phun cao áp rửa trôi rệp sáp nhiễm trên hom giống trước khi sử lý thuốc.

Trên đây là thông báo của UBND xã Hòa Bình về việc hướng dẫn biện pháp quản lý hom giống Khoai mì trên địa bàn xã Hoà Bình. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc vui lòng liên hệ số điện thoại 0643.874.208 để được hướng dẫn.

 

Minh Tuấn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Hoà Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 872 118 - Fax: (84.064) 3 872 118
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu